Đánh giá ống kính Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS
Những ai yêu thích máy ảnh hiệu fuji có thể tham khảo ống kính kit 16-55mm của fuji sau, một loại ống kính đa dụng và khá chất lượng
Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS là dạng ống kính được thiết kế sảm xuất thay cho dòng ống 18-55mm f/3.5-5.6 kit đi kèm theo máy. Với một mức giá là 400EUR/US$, đây có thể coi là mức giá khá cao so với các loại ống bán kèm theo máy. Đây có thể coi là sự chênh lệch hơi lớn một chút, vậy chúng ta hãy cùng xem xét qua về ống kính này để tìm ra sự khác biệt, và lý do tại sao nó được bán với mức giá đó nhé.
Trước đây, chúng tôi đã đánh giá một ống kính có thể thay đổi tiêu cự, đó là ống Fujinon XR 18-55mm f/2.8-4 OIS. Đây là dòng ống kính khá nhỏ gọn nhưng chất lượng lại tương đối cao, đi kèm với một mức giá thấp đã mở ra cho người dùng thêm nhiều sự lựa chọn hấp dẫn. Đến nay, 1 sảm phẩm cùng loại với dòng ống kính kể trên, đó chính là ống kính Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS. Đây là dạng ống kính được thiết kế sảm xuất thay cho dòng ống 18-55mm f/3.5-5.6 kit đi kèm theo máy. Với một mức giá là 400EUR/US$, đây có thể coi là mức giá khá cao so với các loại ống bán kèm theo máy. Đây có thể coi là sự chênh lệch hơi lớn một chút, vậy chúng ta hãy cùng xem xét qua về ống kính này để tìm ra sự khác biệt, và lý do tại sao nó được bán với mức giá đó nhé.
Xét về thiết kế bên ngoài, thì ống kính Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS là một dạng ống KIT khá điển hình. Với thiết kế bằng nhựa, nhưng nó thuộc dạng ống Fujinon nên thiết kế của nó rất chắc chắn và bền bỉ. Các vòng điều chỉnh rất trơn tru, dễ dàng xoay để thao tác. Không giống như các dòng ống thuộc loại “XR”, đây là dạng ống thuộc loại “XC” là dạng ống thấp hơn. Chính vì thế mà nó không được trang bị một vòng lấy khẩu độ chuyên dụng. Nếu bạn muốn điều chỉnh chỉ số khẩu độ, thì bạn phải sử dụng các phím chức năng có trên máy ảnh. Đây là điều bạn khá quen thuộc trên dòng máy không gương lật.
Các dòng ống kính mới của Fuji đã được chỉnh sửa lại các bánh răng quay bên trong ống kính. Chính vì thế, tiếng ồn phát ra khi chụp ảnh tại chế độ lấy nét AF là khá nhỏ, và không đáng kể. Tốc độ lấy nét AF là khá nhanh và cũng tương đối ổn định. Nói về OIS ( Chống rung quang học) thì Fuji tuyên bố rằng, chiếc ống kính này khi chụp dưới điều kiện cho phép thì sẽ đạt mức nhanh hơn 4 mức khẩu. Nhưng theo chúng tôi, đây chỉ là kết quả thủ được nếu thử nghiệm trong phòng LAP (phòng thí nghiệm). Và con số thực tế mà chúng tôi cho rằng chiếc ống kính này có thể đạt được ở mức 2-3 f-stop . Thành thật mà nói, đối với cá nhân tôi, tôi lại không hề thích sử dụng chế độ chống rung OIS trong các lần đi chụp ảnh thực tế hay đi du lịch. Đơn giản là vì tôi muốn hình ảnh được tự nhiên một cách toàn diện nhất có thể. Đó chỉ là ý kiến cá nhân, nhưng cũng có thể coi là một gợi ý cho bạn tham khảo.
Độ dài tiêu cự | 16-50mm tương đương 24-75mm” trên ống Full Frame |
Chỉ số khẩu độ | f/3.5-f/5.6 tương ứng “f/5.2-f/8.4” trên ống Full Frame |
Số nấc hiệu chỉnh | 7 nấc (vòng xoay) |
Kích thước | 62.6×65.2mm |
Trọng lượng | 195g |
Kích thước kính lọc | 58mm |
Hood Lens | 3 loại : petal-shaped, bayonet mount, supplied |
Chức năng khác | Chống rung quang học |
Độ méo
Các dòng ống kính của Fuji đều được trang bị khả năng tự động hiệu chỉnh thống số, và điều này cũng được áp dụng trên ống kính này một cách tối đa. Khi chụp ảnh với chế độ ảnh JPEG hoặc RAW sau đó chỉnh sửa thì bạn sẽ không cần phải lo lắng nhiều về độ méo của ảnh nữa. Với mức tiêu cự ngắn 16mm thì mức độ méo chỉ dứoi 1% mà thôi, khi đẩy mức tiêu cự ra xa tầm 23mm thì thực sự chỉ số này khá bé và không cần lưu tâm nữa. Tuy nhiên, tại kiểu chụp RAW thông thường thì tại mức tiêu cự ngắn 16mm thì độ méo của ảnh đạt mức7%, một con số khá cao và làm cong méo hình khá lớn. Tại mức tiêu cự 23mm thì đã giảm xuống còn2.3% , với chi số này cũng có thể coi là tạm chấp nhận.
16mm 23mm
35mm 50mm
Tối góc (Điểm thiếu sáng ở 4 góc của bức ảnh – Vignetting)
Khả năng điều chỉnh thông số tự động đã cải thiện khá nhiều các điểm thiếu sáng. Các ảnh sáng tối falloff đạt mức dứoi 0.5EV, đây là mức an toàn và không đáng lưu tâm.
Với khoảng tiêu cự ngắn 16mm với góc mở khẩu độ là f/3.5 thì độ thiếu sáng đạt mức đỉnh điểm là 1.6EV, và đạt mức 1EV tại khoảng tiêu cự 50mm. Chính vì thế , bạn nên xem xét khi chụp ở chế độ RAW và nên để mức khẩu độ từ f/5.6 đến f/8 để đạt mức hiểu quả cao nhất.
MTF ( Độ phân giải – độ nét)
Hầu hết các ống kính Fujinon đều cho kết quả rất tốt tại phòng thí nghiệm. Ở phần trung tâm của bức ảnh, chất lượng độ phân giải ở đây được coi là khá tốt, kể cả ở mức khẩu độ lớn và mức trung bình. Từ f/11 trở đi, hình ảnh bắt đầu xuất hiện các điểm nhòe, điều này sẽ làm giảm chất lượng của bức ảnh. Ở phần viền và góc, chất lượng cũng được đánh giá khá cao. Nhìn chung, chất lượng thử nghiệm có thể coi là tạm ổn.
Viền tím (CAs)
Các bóng màu, độ lệch màu ở phần viền ảnh xảy ra tương đối rõ ràng, mặc dù nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của bức ảnh. Kết quả đo được ở mức 16mm @ f/3.5 là một con số khá lớn, ngoài khoảng 2px. Tuy nhiên, mức độ có phần giảm xuống khi ta khép khẩu lại, kết hợp với việc zoom gần hơn.
Hình ảnh minh họa được chụp bằng ống Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS.
Model X-E1. ISO 200 , Khẩu f/8, Màn trập 1/420s
Model X-E1. ISO 200 , Khẩu f/9, Màn trập 1/180s
Model X-E1. ISO 200, Khẩu f/7.1, Màn trập 1/680s
Model X-E1. ISO 200, Khẩu f/7.1, Màn trập 1/420s
Đánh giá – Tổng Kết Chung.
Ống kính Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS với một khoảng tiêu cự tiêu chuẩn khá tốt, mặc dù nó vẫn còn tồn tại một vài điểm yếu. Xét về độ nét, độ phân giải, thì ở phần trung tâm bức ảnh cho một kết quả rất tốt, ở phần viền và các góc cũng thu được kết quả tương tự. Độ biến dạng của ảnh không gây quá nhiều phiền toái, vì các ống kính fujinon đều được trang bị chế độ tự động điều chỉnh thông số. Tuy nhiên, nếu bạn chụp với chế độ ảnh RAW với khoảng tiêu cự ngắn 16mmthì hình ảnh sẽ bị biến dạng khá cao. Phần lớn người dùng sẽ không cảm nhận được điều này, vì khi ảnh được đưa vào công cụ chuyển đổi định dạng thì nó sẽ tự động được khắc phục. Về độ lệch màu sắc, hình ảnh sẽ bị lệch màu tương đối lớn tại mức khẩu lớn và khoảng tiêu cự ngắn.
Về phần thiết kế bên ngoài của ống kính này, thì chúng ta sẽ không có gì phải phàn nàn. Với công nghệ sảm xuất các ống Fujinon như nhau, thì độ chắc chắn và bền bỉ của các ống kính do Fuji sảm xuất đều rất tốt. Mặc dù, chiếc ống kính XC 16-50mm này được làm hoàn toàn bằng nhựa, nhưng nó khá chắn chắn. Tốc độ lấy nét AF cũng khá nhanh, âm thanh phát ra khi hoạt động khá bé và không đáng kể. Kết hợp với việc được bổ sung chế độ OIS chống rung quang học đã tăng thêm phần giá trị cho ống kính.
Nếu chúng tôi phải chọn lựa giữa việc chọn mua ống kính kính Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS và người anh em với nó là ống kính XR 18-55mm f/2.8-4 OIS. Thì chúng tôi sẽ chọn lựa ống kính XR 18-55mm f/2.8-4 OIS hơn là ống kính kia. Ống kính XC 16-500mm được bán với một mức giá khá đắt, chính vì thế chúng tôi sẽ lựa chọn việc bỏ thêm tiền để mua 1 ống kính có tiêu cự hơn 2mm, với 2mm sẽ tăng phần hữu ích cho các cuộc đi dã ngoại hay đi du lịch.
Nguồn : Photozone