8 điều bất ngờ mà chiếc máy ảnh của bạn có thể làm được

Bài viết này nói về 8 điều mà chiếc máy ảnh của bạn làm được mà có thể bạn không biết. Vuanhiepanh.vn xin gửi đến bạn bài viết cùng đầy đủ văn phong của tác giả trước bản dịch này.

Giống như khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường, với mỗi môn học, chúng ta thường được tiếp cận với một khối lượng thông tin rất lớn ngay từ những tiết đầu tiên. Sau đó, việc tiếp thu của chúng ta đạt ngưỡng mà não bộ bắt đầu bão hòa, ngưng tiếp nhận thông tin. Đó là tình trạng mà đa số các bạn nhiếp ảnh gặp phải.
Các bạn còn nhớ cảm giác dành từng phút, từng giây mày mò từng nút bấm, thông số, cài đặt vào ngày đầu tiên được cầm chiếc máy ảnh trong tay? Và ít lâu sau, chúng ta gần như mất đi niềm say mê này. Nhưng nếu bạn ngừng việc khám phá chiếc máy ảnh quá sớm, tôi tin chắc rằng bạn sẽ bỏ qua một số chức năng vô cùng thú vị của chiếc máy ảnh DSLR, tuy nhiên không hẳn các chức năng đều được thiết lập ở tất cả dòng máy nhé!

Bài viết này sẽ mách nước cho bạn một số chức năng, mà hầu hết nhiếp ảnh gia vẫn chưa nhận ra ở máy ảnh của mình.

1. TÙY CHỈNH HÌNH ẢNH HIỂN THỊ

Trước tiên, một số điều căn bản. Về tên gọi, Picture Controls (theo cách đặt tên của Nikon) hay Picture Styles (dành cho các tín đồ Canon) nó là một loạt các tùy chỉnh được áp dụng trên mỗi bức ảnh bạn chụp. Những bức ảnh định dạng RAW thường sẽ bị thiếu độ tương phản, độ nét cũng như phơi sáng… chúng thường rất xấu! Tôi bắt buộc cài đặt Picture Controls bởi vì tôi luôn luôn chụp hình ở định dạng RAW.

picture-control

Tôi thường đi chụp ngoại cảnh, nên đã cài đặt một số thông số để hình ảnh trên LCD gần giống với hình ảnh lúc hậu kỳ. Điều này sẽ giúp tôi nhận diện, hình dung ra được hình ảnh cuối cùng sau khi chỉnh sửa. Và việc cài đặt này không làm ảnh hưởng đến hình ảnh khi xuất ra máy tính, nó chỉ hỗ trợ tốt hơn cho việc xem lại hình ảnh khi chụp mà thôi. Để cài đặt bạn có thể vào menu và tìm chức năng custom picture control setting, đây là một số thông số tôi ưa dùng (ảnh bên). Nếu bạn chụp ở định dạng RAW thay vì JPEG, hình ảnh vẫn chân thực vì máy ảnh của bạn sẽ xuất ra một phiên bản JPEG thu nhỏ để xem lại trên màn hình LCD.
Ảnh bên là một số thông số tôi thường sử dụng để đảm bảo hình ảnh thể hiện trên LCD giống với hình ảnh sau hậu kỳ nhất.

2. Chức năng MUTIPLE EXPOSURE

Mutiple exposure sẽ giúp bạn sáng tạo nhiều hiệu ứng hình ảnh mới lạ, chức năng này thường bị bỏ qua trên hầu hết các máy DSLR. Mutiple exposure đơn giản là việc cài đặt máy ảnh cùng lúc chụp 2 hoặc 3 (hoặc nhiều hơn) hình ảnh trên cùng một mặt phẳng và sau đó phối trộn lại với nhau để tạo nên một hình ảnh duy nhất. Ví dụ, bạn chụp ảnh một vận động viên chạy nước rút trên đường chạy. Để tạo nên hiệu ứng này, bạn chỉ cần cài đặt máy ảnh ở chế độ Mutiple exposure và bạn nên sử dụng tripod để đảm bảo hình ảnh không thay đổi vị trí. Sau đó chụp liên tiếp 3 ảnh và máy ảnh của bạn sẽ tự động liên kết chúng theo đúng trình tự thời gian. Bạn cũng có thể tạo hiệu ứng Mutiple exposure trong Photoshop.

 

3. Chức năng TIME LAPSE

Khá là tiếc cho các fan Canon, bởi vì hầu hết các máy DSLR của nhãn hàng này không có chức năng này. Tuy nhiên, Nikon thì gần như hỗ trợ cho mọi dòng máy. Time lapse là việc cài đặt máy ảnh chụp ảnh ở mỗi giây hoặc lâu hơn. Sau đó, từng khung hình riêng lẻ (thường được chụp trong 30 phút hoặc hơn) được tổng hợp và tạo ra video. Trên máy Nikon, bạn có thể tìm thấy chức năng này trong menu với tên gọi “Interval timer shooting”.

4. TÙY CHỈNH THỜI GIAN TỰ ĐỘNG TẮT MÀN HÌNH

Không gì khó chịu hơn việc đang “tác nghiệp” và màn hình LCD của bạn tự động tắt. Tôi thích việc xem xét mỗi bức ảnh đã chụp, phóng to, thu nhỏ từng khung hình một cách tỉ mỉ và chi tiết. Tôi rất hay làm thế, đặc biệt là khi chụp phong cảnh. Tất cả máy ảnh DSLR đều cho phép nhiếp ảnh gia tùy chỉnh thời gian chờ màn hình trước khi tự động tắt. Tôi thường đặt 10 giây. Nếu lưu lượng pin của bạn không dài, đây không phải là một ý tưởng tốt, nhưng tôi luôn luôn đem kèm pin dự phòng hoặc sử dụng battery grip, do đó tôi không lo lắng về việc hết pin bằng việc dành nhiều thời gian để xem lại hình ảnh mình đã chụp.
Gần đây, tôi đã thử nghiệm việc tương tác với iPad khi chụp ảnh, hình ảnh gần như được thể hiện ngay lập tức trên iPad (qua kết nối wireless)  do đó tôi có được cái nhìn tổng thể hơn với màn hình to hơn.Tôi cực kì thích việc kết hợp này khi chụp phong cảnh bởi vì như đã nói ở trên, tôi thích xem xét từng góc nhỏ một cách chậm rãi và thoải mái về thời gian, nhưng điều này lại không phù hợp cho chụp chân dung, thể thao, thiên nhiên hoang dã hoặc các chủ thể chuyển động nhanh.

 

5. BÙ ĐÈN FLASH

Không phải bù sáng đâu các bạn nhé! Bù sáng là khi nhiếp ảnh gia nói về máy ảnh với độ phơi sáng phù hợp, như sáng hơn hay tối hơn tùy thuộc vào việc điều chỉnh độ phơi sáng.
Bù đèn flash cũng tương tự như thế. Máy ảnh sẽ nhận diện được độ sáng của đèn flash đánh ra lúc chụp với cường độ bao nhiêu là cần thiết, thấp hay cao, và điều đó sẽ được cài đặt theo mong muốn của nhiếp ảnh gia.
Vậy khi nào bạn có thể làm được như thế? Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ đặt câu hỏi thế này. Nếu bạn đang sử dụng flash phổ thông như YN-560 hoặc eTTL hay iTTL, thì tất cả các dòng flash này đều độc lập với máy ảnh, nói cách khác, bạn có thể thay đổi độ bù đèn flash trực tiếp từ menu của đèn thay vì thao tác thông qua menu của máy ảnh.

Một trường hợp thiết thực cho việc cài đặt này là khi bạn rơi vào tình huống bắt buộc phải sử dụng pop-up flash. Đa số các nhiếp ảnh gia không thích loại flash này vì chúng trông khá buồn cười và không đẹp mắt, vì nguồn sáng nằm chung một góc so với máy ảnh và do đó nó không thể định hướng được. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng độ bù đèn flash, bạn vẫn có thể điều khiển độ sáng của đèn để đạt được những hình ảnh đẹp nhất.

6. ĐỘ SÂU HIỂN THỊ TRÊN ỐNG NHẮM

Chức năng này đã được nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp biết đến, nhưng vẫn còn phần đông nhiếp ảnh gia không chú ý tới cho đến khi họ đã trải nghiệm sau nhiều năm. Hầu hết DSLR đều có một nút nhỏ màu đen ở phần trước thân máy, nằm ngay bên trái của ống kính (so với thân máy). Nếu bạn nhìn qua ống nhắm và nhấn giữ nút này, màn hình sẽ tối đi một chút và sẽ cho bạn thấy độ sâu của hình ảnh khi chụp.

Nút này khá là hữu ích, vì ngược lại với những suy luận thông thường, việc thay đổi các thiết lập khẩu độ trên máy ảnh không ảnh hưởng ngay tức thì lên ống kính. Khẩu độ bắt đúng vị trí chỉ ngay trước khi ảnh được chụp. Điều này cho phép máy ảnh tập trung nhiều ánh sáng nhất có thể cho việc lấy nét trước khi chụp. Do đó, khi bạn nhìn qua ống nhắm, bạn sẽ biết được rằng độ sâu của bức ảnh chính xác sẽ như thế nào. Đừng lo lắng vì trên thực tế, ống nhắm sẽ tối hơn chỉ vì khẩu độ khi ấy sẽ khép kín hơn nhằm làm giảm lượng sáng đi qua.

7. CHẾ ĐỘ INSTAGRAM

Những thế hệ máy sau này của Canon và Nikon đã được tích hợp thêm “Instagram mode”, nhưng chế độ này lại cần được kích hoạt. Sau khi được kích hoạt, bạn sẽ có một thư viện hiệu ứng nhuộm màu ảnh vừa chụp theo nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.

8. LẤY NÉT BẰNG NÚT BACK BUTTON

Rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng DSLRs (đặc biệt nhiếp ảnh gia thiên nhiên và thể thao) ưa chuộng việc tách chức năng lấy nét ra khỏi nút chụp ảnh. Tại sao ư? Vì rất dễ xảy ra sự cố bắt nét lại lúc chụp ảnh khi tất cả bạn cần  là cố định nét và chụp. Bằng việc tách ra như vậy, bạn sẽ đảm bảo khóa độ nét cho chủ thể trước khi nhất nút chụp và sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy nét lần nữa.
Bạn có xem thêm gợi ý cách sử dụng nút back button tại đây : https://vuanhiepanh.vn/2016/04/kham-pha-sony-a6300-voi-25-tinh-nang-vuot-troi/

 

Visited 1,387 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...