10 quy tắc của bố cục trong nhiếp ảnh và cách hoạt động của chúng
Bất cứ ai cũng phải tìm hiểu xem quy tắc của bố cục trong nhiếp ảnh là gì, đối với người có kinh nghiệm sẽ giúp củng cố lại xem họ đã từng sai lầm hay chưa, còn đối với người mới, đây sẽ là 1 lời khuyên rất đáng giá
Trong nhiếp ảnh, không phải cứ căn cứ vào số lượng ảnh đã chụp mà đánh giá kĩ năng của 1 nguoừi – quan trọng nhất là cách chụp của nhiếp ảnh gia. Bố cục không phù hợp sẽ biến chủ đề dù hay cũng thành dở, nhưng bạn cũng có thể dàn dựng 1 cảnh đơn giản để trở thành 1 bức ảnh lung linh với tình huống được sáng tạo bởi nhiếp ảnh gia.
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn “10 quy tắc sắp xếp bố cục” trong nhiếp ảnh để bạn có thể thỏa sức sáng tạo các bức ảnh của mình, ngoài ra cũng sẽ kèm theo các lời khuyên để bạn có thể chụp được các bức ảnh tốt nhất – lời khuyến đều từ các chuyên gia làm nhiếp ảnh và họ đã sử dụng các quy tắc này hằng ngày
Đừng cố bắt ép mình nhớ hết toàn bộ các quy tắc này. Thay vào đó, hãy dành 1 chút thời gian ra luyện tập từng quy tắc và nó sẽ tự động trở thành 1 kĩ năng phản xạ của bạn. Dàn dà theo thời gian, bạn sẽ tự nhận thức được các tình huống phù hợp với các quy tắc khác nhau.
Cách để có bố cục đẹp trong ảnh không phức tạp . Nhưng hãy luôn nhớ, đừng quá chú ý và áp đặt mình vào các kĩ thuật, các bức ảnh của bạn sẽ trở nên khô cứng và mất đi vẻ tự nhiên nếu quá chú ý vào kĩ thuật.
Quan trọng nhất là phải biết bạn sẽ làm gì để có thể sử dụng các chủ thể để tạo hiệu ứng cho bức ảnh và hiệu ứng đó phải tác động đến cảm nhận của người xem một cách mạnh mẽ.
Muốn chụp 1 tấm ảnh, bạn phải chọn tiêu cự hoặc vị trí phù hợp để tạo ra sự khác biệt so với góc nhìn của các nhiếp ảnh gia khác – nhất là khi bạn muốn chụp 1 khung cảnh hoặc chủ đề đã được chụp bởi 1 nhiếp ảnh gia khác trước đó.
Để tạo ra được 1 bức ảnh đẹp và khai thác hết các khía cạnh trong 1 bức ảnh, tất nhiên bạn phải có 1 kĩ thuật. Nhưng để tạo được 1 bức ảnh tuyệt vời, bạn sẽ cần những cảm nhận và kiến thức trực quan. Dưới đây là 10 điều quan trọng dành cho bạn khi đọc bài viết này
.
Ki thuật 1: Đơn giản hóa các thành phần trong các cảnh.
Khi nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ chú ý đến 1 đối tượng bạn quan tâm làm trọng tâm. Nhưng camera trên các máy ảnh sẽ không chọn ai làm trọng tâm cả, chính vì thế nếu sắp xếp không hợp lí, bức ảnh sẽ trở nên lộn xộn, bố cục không rõ ràng.
Trước tiên hãy chọn chủ đề của mình, sau đó sử dụng vật thể có chiều dài hoặc sử dụng tiêu cự trên camera để tạo sự chú ý trong khung ảnh. Không nhất thiết phải đưa toàn bộ các vật thể khác ngoài chủ thể vào tấm ảnh, có thể giữ chúng làm nền hoặc 1 sử dụng 1 phần cũng là 1 cách sáng tạo mới.
Tổng kết lại, sử dụng các kết cấu và hình khối của những vật khác là các đơn giản nhất để làm cho bức ảnh trở nên đơn giản và nổi bật chủ thể.
(1) Di chuyển camera lại gần các vật thể khác, chỉ lấy 1 phần, không lấy toàn bộ.
(2) Đường kẻ tạo thành vòng tròn và các đường thẳng làm cho chủ thể trở nên nổi bật ( tạo sự mạnh mẽ đối với bức ảnh này )
(3) Những đường kẻ trên khinh khí cầu hội tụ tại 1 điểm, tạo điểm nhấn và gây chú ý đến chủ thể.
Kĩ thuật 2: Lấp đầy khung ảnh.
Image copyright Jure Kravanja
Khi chụp 1 bức ảnh với những chủ đề rộng lớn (cảnh, thiên nhiên, đồi núi….), bạn sẽ khó có thể đo lường được mình phải zoom (phóng to) ở điểm nào để có thể khắc họa chủ đề 1 cách tốt nhất. Trong thực tế, để lại quá nhiều khoảng trống trong bức ảnh là 1 sai lầm về bố cục phổ biến nhất. Một bố cục sai lầm sẽ làm cho người xem không cảm nhận được mức độ quy mô của bức ảnh, nhất là khi chụp thiên nhiên, núi rừng hoặc các thác nước.
Để giải quyết vấn đề này, hãy chụp các mức ảnh, đừng chừa bất cứ khoảng trống nào trong khung ảnh. Đầu tiên là sử dụng phương pháp tìm 1 địa điểm có thể nhìn được bao quát chủ đề bạn dự định chụp – Nó sẽ khiến bạn dễ dàng điều khiển tất cả mọi thứ trong khung ảnh của mình, bao gồm cả việc zoom 1 điểm để có thể lấp đầy khung ảnh, kèm theo đó là di chuyển để có thể tìm được góc phù hợp nhất.
(1) Lấp đầy khung ảnh sẽ khiến chủ đề (hoặc chủ thể) to lớn hơn và làm giảm độ hỗn tạp
(2) Đưa vào bức ảnh những điểm trung tâm cao hoặc thấp sẽ làm bức ảnh trở nên thú vị hơn
(3) Các đường cong của ngọn đồi thu hút người xem vào bức ảnh.
Kĩ thuật 3: Tỉ lệ hợp với khung cảnh.
Đa số người dùng máy ảnh đều có thói quen chụp ảnh khi đặt máy ngang – Hãy thử chụp ảnh đứng. bức ảnh phía trên đều có thể sử chụp đứng hoặc ngang với cách crop phù hợp.
Nếu tất cả khung cảnh đều được chụp chỉ cách chụp ngang, thì còn gì là thú vị ? Ngoài ra hãy thử bỏ qua tỉ lệ 16:9 mà chúng ta thường dùng, thay vào đó là sử dụng các tỉ lệ khung ảnh khác nhau.
(1) Bạn có thể chụp trước, sau đó crop khung ảnh nếu cảm thấy các chi tiết quá dài hoặc quá cao
(2) Khi chụp, hãy thử chụp khung ảnh đứng.
(3) Luôn nhớ rằng tỉ lệ trên khung ảnh sẽ không giống với tỉ lệ khi in ảnh
Kĩ thuật 4: Đừng đem trọng tâm ảnh vào giữa khung ảnh.
Đa số người bắt đầu chụp ảnh đều sẽ vướng phải lỗi này, bức ảnh khi chụp sẽ khá nhàm chán. Để tránh điều này, hãy thử sử dụng quy tắc 1/3 – Quy tắc căn bản nhất trong nhiếp ảnh. Chia khung ảnh làm 3 phần cả chiều ngang lẫn chiều dọc, đặt chủ thể của mình vào 1 trong các đường giao nhau trong 9 ô được chia. Đây là 1 cách căn bản nhất và cũng hiệu quả nhất đối với người mới tập chụp.
Tiếp đến là ở điểm trung tâm, hãy sử dụng các đối tượng nổi bật về màu sắc hoặc ánh sáng. Đây là cách đơn giản nhất để người mới tập chụp có thể làm quen với nhiếp ảnh 1 cách nhanh chóng
(1) Đừng qua bó buộc mình vào quy tắc 1/3, chỉ cần đừng đem chủ thể của bức ảnh vào trung tâm
(2) Hãy sắp xếp các yếu tố trong khung hình để chúng cân bằng nhắc , ví dụ trong ảnh là sử dụng cửa vào hang.
(3) Trong tấm ảnh trên, bạn có thể thấy khoảng trống ở phía bên phải như thế nào (dựa theo hướng nhìn của người leo núi), việc này sẽ làm cho bức ảnh không bị rối.
Kĩ thuật 5. Tạo “đường” dẫn đến chủ thể.
Bức ảnh không có tính sáng tạo sẽ khiến người xem không thể nào xác định được đâu là chủ thể chính trong bức ảnh, nó khiến người xem khá mơ hồ và họ thường không có hứng nếu gặp những bức ảnh như vậy. Tuy nhiên có thể sử dụng 1 “đường” dẫn để khiến mắt của người xem đi trên “đường” đó và dắt họ đến chủ thể chính trong tấm ảnh,
Sử dụng dòng để hội tụ sẽ tạo cho bức ảnh trở nên thu hút tại 1 điểm và ảnh sẽ có độ sâu. “Đường” có khả năng dẫn mắt của người xem đi theo những gì chúng ta muốn trong bức ảnh và hãy sử dụng chúng để khiến người xem đưa mắt đến chủ thể chính.
“Đường” có rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, trên các bức tường, hàng rào, đường đi, các toàn nhà và đường dây điện thoại.
(1) Khi 1 bức ảnh có “đường” dẫn mạnh mẽ, hầu như tất cả mọi người đều sẽ nhìn theo nó
(2) Để bức ảnh nhìn được xa hơn, bức ảnh trên đã sử dụng “đường” hướng đến người đi bộ
(3) Hàng rào trong bức ảnh đã dẫn mắt của bạn thẳng đến tiêu điểm – Người đang đi.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 kĩ thuật phá vỡ quy tắc giúp tạo ảnh lung linh
- Xiaomi sẽ sớm có thiết bị tích hợp 3D Touch
- Thử nghiệm hiệu năng của các smartphone cao cấp khi được ngâm vào nước
- LG G Flex 2 giảm giá cực mạnh chỉ còn 250$ – Nhanh tay mua trước khi hết hàng !
- Sony nên đề phòng Leica
Kĩ thuật 6: Sử dụng các đường chéo.
Một đường ngang sẽ tạo độ tĩnh cho bức ảnh, trong khi đó đường dọc thường tạo độ ổn định. Còn khi chụp 1 tấm ảnh giới thiệu 1 vở kịch hoặc chụp ảnh các chuyển động chúng ta lại hay sử dụng đường chéo.
Không nhất thiết phải thay đổi vị trí của ngừoi chụp hoặc tiêu cự trên máy ảnh – Hãy sử dụng góc chụp rộng, lợi dụng đường chéo: Với ống kính có góc rộng, có thể chụp nghiêng camera lên hoặc xuống để có được nhiều cảnh hơn trong 1 khung hình.
Ngoải a còn có thể sử dụng đường chéo giả bằng cách nghiêng máy ảnh, đơn giản là chỉ cần nghiêng máy ảnh khi chụp. Nhưng đừng nên quá lạm dụng việc tạo đường chéo ảo, vì có 1 số trường hợp không phù hợp, tốt nhất là nên sử dụng ít.
(1) Khi sử dụng 1 ống kính có góc chụp rộng, tự động bạn sẽ tạo được đường chéo.
(2) Hạ thấp camera khi chụp và nghiêng lên phúa trên sẽ tạo 1 đường chéo mạnh.
(3) Ở bức ảnh trên, nhiếp ảnh gia đã tạo 1 khoảng trống phía bên tay trái để tạo cảm giác 2 chú ngựa sẽ di chuyển đến đó
Kĩ thuật 7: Khoảng trống trong ảnh
Mặc dù cảnh chụp trong các bức ảnh đều là cảnh vật tĩnh, chúng ta vẫn có thể sử dụng kĩ thuật để tạo 1 bức ảnh có cảm giác vật thể đang di chuyển. Khi bạn nhìn vào 1 bức ảnh, chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy rả trong bức ảnh và nhìn vào phía trước của đối tượng chính trong bức ảnh – Chính việc này sẽ tạo cho người xem có cảm giác chủ thể như sắp sửa bước ra khỏi tấm ảnh.
Không phải chỉ chụp các vật thể có khả năng di chuyển thì chúng ta mới có thể áp dụng hiệu ứng này vào bức ảnh. Ví dụ: Khi nhìn vào 1 bức ảnh chân dung, bạn sẽ có xu hướng nhìn theo ánh mắt của người trong bức ảnh và họ sẽ dẫn bạn đến 1 vùng khác trong bức ảnh dựa theo ý đồ của nhiếp ảnh gia.
Đối với cả 2 kiểu chụp để, lưu ý rằng phải có khoảng trống ở phía trước và phía sau của chủ thể, ngoài ra khoảng trống phía trước phải nhiều hơn khoảng trống ở phía sau.
(1) Chiếc xe trong ảnh cần khoảng trống để di chuyển, nếu không có khoảng không sẽ hỏng hiệu ứng di chuyển của chiếc xe
(2) Hãy chú ý đến 2 đường trong bức ảnh, chính 2 đường này đang làm rõ sự di chuyển của chiếc xe.
(3) Nhiếp ảnh gia đã sử dụng góc nghiêng để nhấn mạnh 2 đường chéo trong bức ảnh.
Kĩ thuật 8: Xử lí ảnh nền.
Đừng chỉ quá tập trung vào chủ thể của bạn trong bức ảnh – Hãy chú ý đến cả các vật thể được sử dụng làm nền phía sau, đây cũng là 1 yếu tố rất nhiều người bỏ qua. Sử dụng các vật thể làm nền cho chủ thể sẽ làm cho bức ảnh đơn giản hóa hoặc lấp đầy khung ảnh – Tùy thuộc vào chủ ý nhiếp ảnh gia. Đừng xóa bỏ phông nền phía sau chủ thể, hãy kiểm soát nó.
Theo như cách thông thường, bạn sẽ nhận thấy việc thay đổi vị trí góc chụp hoặc của chủ thể trong bức ảnh có thể sẽ xóa bỏ được 1 phông nền lộn xộn và nó sẽ làm cho chủ đề của bức ảnh trở nên độc đáo theo cách riêng của mình. Ngoài ra cũng có 1 cách khác hiệu quả hơn trong trường hợp này, hãy sử dụng 1 ống kính góc rộng có khẩu độ và tiêu cự chiều dài lớn để có thể đưa phông nền bật ra khỏi hoàn toàn chủ thể và làm mờ nhạt phông nền đi.
Quyết định việc xử lí phông nền sẽ tùy thuộc vào bạn, chẳng hạn như trong bức ảnh trên, phông nền đã bị đánh bật ra khỏi chủ thể và chủ thể trở thành trung tâm của bức ảnh.
(1) Sử dụng 1 ống kinh có tiêu điểm dài và rộng sẽ giúp đánh bật phông nền khỏi chủ thể
(2) Lấp đầy khung ảnh – Việc chừa lại ít khoảng trống trong khung ảnh sẽ giúp làm cho phông nền (ở đây người chụp không muốn thấy phông nền) mờ nhạt và chủ thể được thể hiện rõ hơn
(3) Hãy chọn vị trí chụp ảnh cẩn trọng, việc này cũng có thể ảnh hưởng đến phông nền phía sau.
Kĩ thuật 9: Sáng tạo với các màu sắc.
Những màu cơ bản rất thu hút ánh mắt, đặt biệt khi đang tương phản với các màu bổ sung. Có nhiều cách khác nhau để tạo tương phản cho các màu sắc – chẳng hạn sử dụng 1 màu nổi giữa khung nền đơn sắc và không nhất thiết phải sử dụng màu sắc nổi bật giữa các màu khác để tạo tương phản.
Hãy thử việc chụp 1 bức ảnh với toàn bộ 1 màu duy nhất trong khung ảnh. Khi chụp 1 phong cảnh nhẹ nhàng, hãy thử tìm những màu sắc hài hòa, việc này sẽ làm cho bức ảnh trở nên rất tuyệt vời.
Việc quan trọng nhất trong kĩ thuật này là kĩ thuật để làm cô lập màu sắc bạn muốn ở khung ảnh giữa các màu khác.
(1) Xanh dương và cam hoặc vàng sẽ là những màu bổ sung cho nhau, đem lại độ tương phản trong bức ảnh,
(2) Khung ảnh sẽ rất quan trọng khi bạn muốn điều khiển các màu sắc trong 1 tấm ảnh.
(3) Với khoảng trống ở phía trên của bức ảnh đuọc cắt bớt đi, bức tường màu cam sẽ ôm trọn lấy khung ảnh và nổi bật chủ đề.
Kĩ thuật 10: Phá vỡ các nguyên tắc khác
Bố cục trong 1 bức ảnh sẽ cũng là 1 thông điệp gởi đến người xem – Sử dụng ảnh để truyền tải 1 nội dung cụ thể theo ý định của người chụp ảnh. Khi viết chữ, bạn có thể sử dụng nhiều kiểu chữ để viết, không theo nguyên tắc của các phông chữ thông thường – Chụp ảnh cũng giống như thế, việc sắp xếp các bố cục không theo các nguyên tắc sẽ tạo 1 cảm giác mới mẽ.
Nhưng trước hét, phải nắm vững các quy tắc của bố cục trong nhiếp ảnh, kế tiếp hãy thử phá vỡ nó theo cách riêng của bạn, từ đây chúng ta sẽ tạo được những bức ảnh mang tính thú vị riêng của nó. Tốt nhất là chỉ nên phá vỡ 1 nguyên tắc mỗi lần, chẳng hạn như John Powell trong ảnh trên.
Xin hãy nhớ lấy điều này: Với các nguyên tắc theo lời khuyên của chúng tôi, bạn không cần quá phụ thuộc vào nó, đâu đó vẫn có những nhiếp ảnh gia có thể chụp những bức ảnh rất đẹp mà không cần tuân theo các nguyên tắc này.
(1) Người phụ nữ trong ảnh có hướng nhìn ra ngoài khung ảnh – Đây là 1 sự sáng tạo.
(2) Người đàn ông đang nhìn chăm chú làm cho chúng ta tưởng tượng 1 đường nối giữa 2 người.
(3) Việc người phù nữ không nằm ở trung tâm bức ảnh được thể hiện rất tốt và nhiếp ảnh gia đã dùng người đàn ông phía sau người phụ nữ để tạo cân bằng cho bức ảnh.
Nguồn: DIGITALCAMERAWORLD