[Bài Học 14] Nắm Rõ Tia Sáng
Ảnh chụp là các tác phẩm nghệ thuật kế hợp sáng và tối. Mọi bức ảnh đều khác biệt tùy vào cách ánh sáng chiếu vào đối tượng. Chúng ta hãy bắt đầu với những điểm cơ bản về hướng của ánh sáng và nó có thể ảnh hưởng thế nào đến ảnh. (Trình bày: Ryosuke Takahashi)
Mối quan hệ giữa hướng ánh sáng và bóng có được đối với đối tượng
Kiểm soát sáng và tối cho phù hợp với hình ảnh của ảnh bạn muốn chụp
Bóng tối xuất hiện trên đối tượng có liên quan trực tiếp với hướng ánh sáng chiếu vào đối tượng. Nếu ánh sáng chiếu vào đối tượng trực tiếp từ phía trước, sẽ không có bóng xuất hiện vì chúng sẽ đổ ra phía sau của đối tượng. Tuy nhiên, khi ánh sáng được chuyển sang hai bên, bóng đổ theo hướng ngược lại của hướng ánh sáng. Bóng mạnh sẽ đổ lên đối tượng. Bóng là cần thiết để tạo ra cảm giác nổi khối cho đối tượng và các hiệu ứng của nó cũng được sử dụng trong chụp ảnh thực tế. Ảnh hoàng hôn là ví dụ hoàn hảo về hiệu ứng này. Những biểu đạt ngoạn mục có thể được tạo ra bằng cách đổ bóng lên đối tượng dùng ánh sáng chiếu xiên từ một vị trí thấp chỉ có ở mặt trời đang lặn. Nếu bạn có thể hiểu được mối quan hệ giữa hướng của ánh sáng và vẻ hoàn thiện, các kỹ năng nhiếp ảnh của bạn chắc chắn sẽ có cải thiện.
Bạn sẽ thấy rằng bóng xuất hiện ở phía đối diện của hướng ánh sáng. Hiểu được hiện tượng này sẽ là rất hữu ích trong chụp ảnh thực tế, vì dạng ánh sáng được sử dụng phụ thuộc vào sở thích của nhiếp ảnh gia.
Những khác biệt giữa ánh sáng trực tiếp và ngược sáng trong chụp ảnh chân dung
Ngay cả với cùng một người, ấn tượng sẽ thay đổi chỉ vì cách bóng tối xuất hiện như thế nào
Hướng ánh sáng và mức bóng tối trong chụp ảnh chân dung có tác dụng làm thay đổi hoàn toàn tâm trạng của người được chụp trong ảnh. Về cơ bản, thay vì quyết định phải sử dụng dạng ánh sáng nào trong ảnh, nhiếp ảnh gia nên chọn điều kiện chiếu sáng phù hợp với hình ảnh trong đầu. Ảnh có vẻ sắc nét hơn nếu bạn sử dụng ánh sáng gần với ánh sáng trực tiếp. Nếu bạn sử dụng ngược sáng, bóng trên khuôn mặt sẽ biến mất và ấn tượng chung sẽ mờ nhạt. Cách thứ hai là thích hợp để chụp phụ nữ trong khi cách thứ nhất có thể được sử dụng để chụp nam giới vì bóng đổ rõ hơn.
Chụp ở ánh sáng trực tiếp
Aperture-Priority AE (1/640 giây, f/5.6, -0,7EV)/ ISO 100/ WB: Daylight
Ảnh chụp với ánh sáng trực tiếp với mặt trời phía sau máy ảnh. Tất cả vật thể được chụp một cách sắc nét và thậm chí các vật thể ở nền sau cũng có thể được thấy rõ nét. Ánh sáng trực tiếp là điều kiện ánh sáng cơ bản thích hợp với mọi tình huống chụp ảnh, đáng chú ý nhất là đối với ảnh phong cảnh. Bằng cách trước tiên nắm vững các điểm cơ bản trong chụp ảnh với ánh nắng trực tiếp trước khi chuyển sang chụp ngược sáng hoặc ánh sáng xiên, kiến thức của bạn về ánh sáng và các hiệu ứng của nó sẽ được cải thiện. Đối tượng không đủ bóng vì mặt trời đang chiếu lên đối tượng ở góc xiên ở phía trước từ trên đỉnh.
Chụp ngược sáng
Aperture-Priority AE (1/320 giây, f/2.8, -0,7EV)/ ISO 400/ WB: Daylight
Ảnh được chụp ở điều kiện ngược sáng khi ánh sáng chiếu theo hướng ngược lại với hướng máy ảnh. Không như các điều kiện ánh sáng khác, điều này có đặc điểm là dễ dàng biến đối tượng thành một cái bóng đen. Ngược sáng là hiệu quả nhất khi sử dụng để chụp các đối tượng trong suốt để có được vẻ hoàn thiện ảnh ấn tượng với độ tương phản cao như minh họa trong ảnh. Mặc dù có thể sử dụng nó đối với tất cả các đối tượng, sẽ là hơi khó xác định mức phơi sáng cần sử dụng. Do đó, bạn có thể cố sử dụng bù phơi sáng để điều chỉnh độ sáng của ảnh.
Chụp ở ánh sáng xiên
Aperture-Priority AE (1/320 giây, f/4.5, -0,3EV)/ ISO 200/ WB: Daylight
Bên trên là ví dụ ảnh chụp với ánh sáng xiên chiếu từ một cửa sổ nhỏ. Do ánh sáng chiếu theo góc, lông ngựa có vẻ mịn và thậm chí da nó có vẻ rắn trong ảnh. Ánh sáng này là thích hợp để chụp những biểu đạt tinh tế và có đặc điểm là có thể tái tạo phong phú biểu đạt của đối tượng. Nó cũng hiệu quả để sử dụng trong chụp ảnh chân dung và phong cảnh, cho phép chụp những biểu đạt với cảm giác khác biệt so với ảnh chụp ở ánh sáng trực tiếp.
Nguồn canon-asia.com