Tìm hiểu & làm chủ máy ảnh – Phần 3: Các chế độ chụp
Tất cả các máy ảnh số đều hỗ trợ nhiều chế độ chụp để người dùng tuỳ chọn. Các chế độ này thường được điều chỉnh bằng vòng xoay, nút bấm hay lựa chọn trong menu. Các máy ảnh số như DSLR chuyên nghiệp ưu tiên nhiều hơn cho các chế độ cho phép sự can thiệp của người chụp. Các máy ảnh số tầm trung hay bán chuyên thì kết hợp đa dạng các chế độ tự động và có thể một phần can thiệp của người dùng. Các máy ảnh du lịch phổ thông, điện thoại … thì ưu tiên cho các chế độ chụp tự động. Bài này tổng hợp lại những kiến thức về các chế độ chụp ảnh để các bạn mới chơi có thể hiểu rõ đặc tính mỗi chế độ, khi nào thì chọn chế độ nào cho phù hợp, chọn chế độ nào để đáp ứng nhu cầu cụ thể tốt nhất…
Chúng ta đã bàn với nhau về:
Phần 1: Tìm hiểu & Làm chủ máy ảnh: Cấu trúc & các thành phần một chiếc máy ảnh
Phần 2: Tìm hiểu & Làm chủ máy ảnh: Nguyên lý hoạt động chụp ảnh
Phần 3, chúng ta sẽ tìm hiểu và trao đổi về các chế độ chụp ảnh:
- Các chế độ chụp có thể can thiệp thông số
- Các chế độ chụp hoàn toàn tự động
- Chọn chế độ chụp: M, A (AV), S (Tv), hay P?
Mình dùng các ký hiệu thông dụng trong bài viết. Nếu có hãng máy dùng ký hiệu, ký tự chữ cái khác, thì chức năng tính chất tương đương. Bài này không viết riêng cho thiết bị hãng nào.
A. CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP CÓ THỂ CAN THIỆP
Các chế độ chụp có chung mục đích là để người dùng kiểm soát các thông số sao cho đảm bảo bức ảnh đúng sáng theo ý muốn. Có ba thông số: Khẩu độ, Tốc độ, Độ nhạy ISO. Tuỳ theo mỗi chế độ chụp khác nhau, ba thông số này được điều chỉnh tự động hoặc do người chụp điều khiển khác nhau. Ba thông số này được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để cho ra cùng một lượng sáng. Ví dụ: giảm khẩu độ một nấc nhưng tăng tốc độ hay độ nhạy ISO một nấc đề bù trừ.
1. Phối hợp ba thông số ISO, khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập:
Chẳng hạn giữ nguyên độ nhạy ISO100, ta có Tốc độ và khẩu độ sẽ được phối hợp với nhau để điều chỉnh lượng sáng tác dụng vào bộ cảm biến. Để dễ hình dung, ta ví dụ cái ly hứng nước ở cái vòi. Vòi mở lớn, ly nhanh đầy. Vặn vòi nhỏ cho rỉ từng giọt, cái ly đầy nước sau một khoảng thời gian dài. Tốc độ và khẩu độ làm việc với nhau gần như vậy.
Với lượng sáng lớn (khẩu lớn – chỉ số F nhỏ) thì cảm biến chỉ cần khoảng thời gian lộ sáng ngắn (tốc độ trập nhanh) là nhận đủ lượng sáng cần thiết (đủ sáng). Với cùng một cường độ sáng, cặp thông số 1/500 – f/4, 1/125 – f/5.6, 1/60 – f/8 hay 1/30 – f/11 … có cùng lượng sáng vào bộ cảm biến như nhau.
Như vậy, với cùng một cường độ sáng, ta có thể dùng nhiều cặp tốc độ khẩu độ khác nhau để cho cùng một lượng sáng như nhau đi vào cảm biến ảnh. Nói cách khác, với một giá trị lộ sáng (exposure value – EV), ta có nhiều tuỳ chọn thời chụp (tốc độ phối hợp với khẩu độ) khác nhau tuỳ ý đồ riêng. Chẳng hạn muốn lấy vùng ảnh rõ (dof) thật sâu thì dùng tốc độ chậm – khẩu độ nhỏ, muốn bắt dính chuyển động thì dùng tốc độ nhanh – khẩu độ lớn.
Tương tự như vậy, bạn tăng giảm độ nhạy ISO để phối hợp với hai thông số kia. Nhưng thường thì ISO được cân nhắc riêng theo cường độ của nguồn sáng. Chẳng hạn ngoài trời ban ngày thì thường dùng ISO thấp (50-200…); trong nhà hay ban đêm dùng ISO cao hơn. Và khi quyết định mức ISO thì tiếp theo là xác định khẩu độ và tốc độ mà thôi.
2. Bốn chế độ chụp chính người dùng có thể can thiệp các thông số: PSAM:
- P / Program
- A / Av Aperture Priority
- S / Tv / Shutter Priority
- M (Manual)
3. Giá trị lộ sáng – Ev (Exposure value)
Các chế độ chụp P, S và A còn có thể tinh chỉnh thêm nữa bằng cách tăng giảm các giá trị EV. Đây là thang độ chia thành nhiều nấc, mỗi nấc tương ứng với một tỷ lệ lộ sáng. Giá trị EV thường được điều chỉnh bằng vòng xoay hoặc nút bấm.
Với cùng một cường độ sáng, có thể dụng nhiều chế độ chụp khác nhau. Chẳng hạn tốc độ 1/500 với khẩu f/4 tương đương 1/125 – f/5.6, 1/60 – f/8, 1/30 – f/11 .v.v… có cùng lượng sáng đi vào bề mặt film hay cảm biến ảnh. Như vậy, với một gia trị lộ sáng (exposure value) hay gọi tắt là EV (nhiều người còn gọi là thời chụp hay giá trị phơi sáng), ta có nhiều EV khác nhau tuỳ theo ý đồ chụp khác nhau.
Chẳng hạn muốn vùng ảnh rõ thật sâu thì dùng tốc độ màn trập chậm, khẩu độ nhỏ; muốn bắt dính nét một chuyển động thì dùng tốc độ màn trập nhanh, khẩu độ lớn… Các máy ảnh thường được thuật toán tính sẵn theo thang EV (từ EV -8 đến EV +21) và thang độ EV cũng được dùng để xác định độ nhạy của khả năng lấy nét tự động (autofocus).
Ví dụ dưới, mình để chế độ chụp A, tức là tuỳ chỉnh khẩu độ, còn lại tốc độ và ISO tự động máy chỉnh. Chúng ta thấy tấm đầu tiên khẩu rất lớn: F/1.4 nên cuộn phim Kodak màu vàng mờ nhoè; tấm tiếp theo khẩu độ f/8 thì khoảng rõ từ cuộn phim xanh Fuji đến cuộn phim vàng Kodak rõ hơn; và tiếp theo tấm thứ ba…
B. CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP TỰ ĐỘNG
Chế độ chụp tự động là máy ảnh xác định các thông số về ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính… tự động chọn cách kết hợp tương ứng với bối cảnh ánh sáng cụ thể. Trong các máy ảnh bán chuyên hoặc phổ thông, kể cả điện thoại đều có rất nhiều chế độ chụp tự động này.
Nhiều khi chính nhà sản xuất cũng không giải thích rõ ràng về cách ứng dụng, nên người dùng phải thử nghiệm để làm chủ các chế độ này hầu có chọn lựa đúng tình huống. Chẳng hạn, nếu chọn chế độ chụp phong cảnh, máy sẽ tự động khép khẩu nhỏ để có trường ảnh sâu, từ đó phải cân đối ISO và tốc độ cho tương ứng để đủ sáng; hoặc nếu chọn chế độ chụp cận cảnh tự động, máy sẽ mở khẩu lớn để làm mờ nhoè hậu cảnh cho chủ thể nổi bật hơn, nên lại có cách cân đối ISO và tốc độ tương ứng.
- Auto
- Hành động / Thể thao
- Phong cảnh
- Chân dung
- Chụp đêm
- Pháo hoa
- Macro / Close-up
- Bãi biển / tuyết
- Burst
- Các chế độ lấy nét tự động (phân biệt)
- AF-S / Single: Chọn dùng khi chụp các chủ đề tĩnh, khi máy ảnh lấy được nét thì vùng nét được giữ cố định.
- AF-C / Continuous: dùng khi chụp các chủ đề động, máy ảnh liên tục điều chỉnh vùng lấy nét theo chuyển động của chủ đề.
- MF / Manual Focus: Chế độ lấy nét thủ công, người dùng tự lấy nét và máy tắt hết chế độ lấy nét tự động.
- Các chế độ đèn flash
- Auto flash: Máy ảnh tự động nháy sáng đèn flash khi nhận thấy điều kiện ánh sáng yếu, lúc đó máy ảnh hiểu là đèn flash là nguồn sáng chính.
- OFF flash: Không cho đèn flash hoạt động nháy sáng. Máy ảnh sẽ nâng độ nhạy ISO lên cao, chọn khẩu độ lớn nhất để có thể ghi nhận hình ảnh trong điều kiện nguồn sáng yếu.
- Fill flash: Máy ảnh tự điều chỉnh để cân bằng nguồn sáng tự nhiên và lượng sáng phát ra từ đèn flash.
- Red-eye reduction: Máy ảnh sẽ nháy sáng đèn flash một lần trước khi nháy sáng đèn lần thứ hai để chụp ảnh. Lần nháy sáng đầu tiên nhằm làm cho đồng tử trong mắt người được chụp co lại, giảm hiệu ứng mắt đỏ.
- Night scene flash: Một số máy có chế độ chụp này, là chế độ chụp ban đêm, máy chọn tốc độ màn trập chậm, kéo dài để ghi nhận chi tiết ảnh hậu cảnh và đèn flash tự động nháy sáng để soi sáng các đối tượng gần.
- ON flash: Đèn Flash sẽ nháy sáng khi chụp, bất kể là điều kiện ánh sáng thế nào.
C. CHỌN CHẾ ĐỘ NÀO: A (Av), S (Tv) P hay M ?
Người cầm máy có thể tự điều chỉnh (manual) theo thông số báo của hệ thống đo sáng trong máy, hoặc theo kinh nghiệm. Nếu ta chọn ưu tiên khẩu độ (A – aperture priority) thì máy ảnh sẽ tự động chọ tốc độ màn trập. Nếu chọn ưu tiên tốc độ (S – shutter priority) thì máy sẽ tự động chọn khẩu độ. Nếu ta để cho máy tự động chọn lựa cả tốc độ lẫn khẩu độ theo chương trình lập trình sẵn (P – program). Chọn chế độ nào & tại sao?
Có hai chế độ được gọi là “bán tự động”: A (Av) và S (Tv). Bạn phải quyết định một trong hai thông số và máy ảnh sẽ chọn lựa thông số còn lại. Vì cả hai cùng một hệ thống đo sáng, cùng cho một giá trị lộ sáng (EV) như nhau trong cùng bối cảnh ánh sáng. Chọn chế độ nào là do ý độ hay nhu cầu của người chụp.
- Aperture priority – ký hiệu là A (aperture) hay Av (Aperture value)
Khép khẩu f/8 – 16 để có khoảng ảnh rõ dày, độ nét sâu, nhất là cảnh có nhiều lớp ảnh sẽ tạo cảm giác nhìn ảnh có chiều sâu.
- Shutter priority – ký hiệu là S (shutter) hay Tv (time value)
Trừ khi có ý đồ chụp mờ nhoè các chuyển động, thao tác hay dịch chuyển nào đó, mà có chủ ý chụp ở tốc độ trung bình hoặc chậm một chút để mờ nhoè theo ý muốn. Người J’rai dệt những tấm khăn nhiều màu sắc, tay họ thoăn thoắt.
- Program – ký hiệu là P
- Manual – ký hiệu M
Như vậy, tuỳ theo ý đồ chụp, tuỳ nhu cầu hay bối cảnh chụp mà chọn chế độ chụp phù hợp với bản thân và với ý muốn cho bức ảnh của mình. Không có chế độ nào là chuyên nghiệp hay chế độ nào là của nghiệp dư cả. Nhanh nhạy thành thạo làm chủ cái máy ảnh của mình, linh hoạt sử dụng đúng chế độ chụp vào đúng lúc sẽ hiệu quả hơn là chọn sai mà cứ nghĩ đó mới là chuyên nghiệp.
Và,
máy ảnh chúng có khả năng thu nhận hình ảnh nhưng nó không hề có khả năng quyết định, dù công nghệ ngày càng phát triển đến chóng mặt, thì máy ảnh số thực chất cũng như một cái máy tính có ống kính cho ánh sáng đi vào. Quá nhiều tuỳ chỉnh phức tạp được tích hợp và thuật toán định sẵn. Nhưng dẫu thế nào, không nên để những điều đó làm ta quên rằng đằng sau cái máy ảnh là những gì không thể lập trình hay thuật toán định sẵn.
Cảm ơn các bạn đọc bài.
Tác giả: tuanlionsg / nguồn: tinhte.vn