Tìm hiểu về dòng máy Sigma DP Quattro cho người yêu thích màu sắc

Tôi là người rất thích sự trung thực của các gam màu , vì thế tôi thường rất quan tâm đến những dòng máy ảnh khi chụp ra cho màu sắc tốt, độ chi tiết tốt, cân bằng trắng tốt … bỏ qua các yếu tố về tốc độ chụp, tốc độ lưu và xử lý file, thì mời bạn tham khảo bài viết về dòng máy ảnh compact Sigma DP2 Quatro sau đây của tác giả Habitat , từ diễn đàn vnphoto.net

 

Trải nghiệm với Sigma DP2 Quattro

Tiếp theo sự thành công nhất định của dòng DP Merrill trước đó, dòng máy được dân chơi foveon đánh giá rất cao, Sigma giới thiệu thế hệ kế tiếp và được đặt tên là Quattro. Khi những hình ảnh của DP Quattro đầu tiên xuất hiện nhiều người đã buộc miệng: “Cái quái gì thế này!”. Quattro ra đời trong hình hài rất lạ và kỳ quái, nó không thật sự giống với bất cứ một chiếc máy ảnh nào trước đây.

Hình được lấy từ internet

Tổng quan:

1. Thiết kế:
Khi mà sự sáng tạo trong thiết kế gần như đạt đến độ bão hòa, các hãng máy ảnh tìm về quá khứ với retro kinh điển thì Sigma mang đến một thiết kế hoàn toàn mới lạ – mới lạ đến cực đoan – vượt ra ngoài khuôn khổ định kiến của lối tư duy thiết kế truyền thống. Sigma gọi đó là thiết kế trực quan. Body được kéo dài ra và phần grip quay ngược về phía sau trông rất lạ mắt. Theo Sigma, thiết kế này giúp cho người chụp dễ dàng nắm giữ máy bằng hai tay trong khi chụp, giúp cho những lần bấm máy được ổn định hơn. Ngoài ra, với body dài đã cho phép Sigma mang cụm nguồn bao gồm PIN và các bo mạch nguồn ra xa sensor và bộ xử lý để giảm thiểu tối đa nhiễu do nhiệt của cụm nguồn này sinh ra.

Về chi tiết, khác với các đời DP trước Quattrokhoác lên mình một chiếc áo mới với lớp sơn nhám cầm rất cảm giác. Hai bánh xe điều khiển rất thuận tiện cho các thao tác nhanh. Nút focus dùng để chuyển nhanh chế độ AF/MF. Chín điểm focus được bố trí dàn trải trên hình vuông theo tỉ lệ vàng rất hữu dụng. Một điểm mới nữa là Sigma quyết định thêm đèn hỗ trợ lấy nét cho môi trường ánh sáng yếu, điều mà Sigma lẽ ra nên làm ít nhất là từ Merrill. Tuy nhiên muộn còn hơn không, ghi nhận!

2. Lens:
Vẫn theo truyền thống, DP2 đi với lens fix 30mm f/2.8 được đánh giá rất cao từ các đời DP trước. Với đường kính filter 58mm, đây là chiếc lens fix to nhất trên các đời DP từ trước đến nay, thiết kế mang hơi hướng dòng Art trông rất bắt mắt và hầm hố, tiếc là mình chưa có cái hood zin để gắn vào xem nó thế nào. Xin nói thêm là lens fix DP2 luôn được đánh giá cao hơn DP1 (fix 19mm) và DP3 (fix 50mm), chiếc lens này rất nổi tiếng về độ nét đến độ người chơi DP2 quên luôn khái niệm wide-open đối với nó.

3. Sensor:
Sigma vốn rất tự hào về dòng cảm biến Foveon và có lẻ đây là điểm mấu chốt níu giữ và gây nghiện với những người chơi Sigma. Có lẻ không cần nói nhiều về liều thuốc độc này, foveon đơn giản được phát triển trên ý tưởng của film màu với ba lớp cảm biến RGB thu nhận ánh sáng và màu sắc riêng biệt –Sigma gọi đó là cảm biến trực tiếp. Mỗi pixel sẽ thu nhận đầy đủ cả ba màu RGB thay vì chỉ một trong ba theo như cảm biến Bayer thông thường. Chính vì điều này mà ảnh của foveon luôn cho độ sắc nét cực cao, độ no màu, độ sâu màu cực tốt. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, chính vì nó là cảm biến trực tiếp, mỗi pixel thu nhận tất tần tật ánh sáng, màu sắc thực nên khối lượng dữ liệu mà nó thu về cực lớn, bộ xử lý luôn trong tình trạng quá tải, ảnh noise, thời gian ghi vào thẻ nhớ luôn làm những người khó tính bực bội và Sigma gặp nhiều khó khăn khi muốn nâng độ phân giải của cảm biến lên.


Hình được lấy từ internet

Quattro ra đời mang theo sứ mệnh làm sao vẫn giữ được những tinh túy của foveon vừa giải quyết được những hạn chế mà nó đang gặp phải. Sigma đã nghiên cứu và quyết định đi một bước đột phá trên nền foveon truyền thống, họ vẫn giữ cảm biến 3 lớp RGB nhưng độ phân giải thì phân theo tỉ lệ 1-1-4=RGB, với lớp trên cùng Blue giữ nhiệm vụ nắm bắt thông tin ánh sáng và màu sắc đồng thời quyết định luôn độ phân giải còn hai lớp Red và Green chỉ có nhiệm vụ nắm bắt thông tin màu sắc. Theo Sigma, với cách sắp xếp này cho phép Sigma tăng độ phân giải lên 30%, cải thiện được tốc độ xử lý, tốc độ ghi thẻ và tăng khả năng khử nhiễu lên đáng kể, một điểm yếu cố hữu của các dòng DP trước đây nói riêng và các dòng máy ảnh Sigma nói chung.


Hình được lấy từ internet

Cũng vì thay đổi này mà đã có nhiều cuộc tranh cãi của dân chơi foveon trên các diễn đàn, người thì cho rằng việc cắt giảm hai lớp RG sẽ làm mất đi những tinh túy vốn có của foveon, người khác cho rằng Sigma đang Bayer hóa foveon. Tuy nhiên cũng không thiếu những người kiên nhẫn chờ đợi những hứa hẹn từ Sigma và muốn tận tay, day tận mắt thế hệ mới của foveon nó thế nào. Mình là một trong số đó và hôm nay mình mở topic này để trải nghiệm và chia sẻ ảnh từ Quattro – Dòng DP mới nhất của Sigma.

4. Thông số kỷ thuật chi tiết:
Các bạn có thể tham khảo thông tin ở đường link bên dưới.
https://www.sigmaphoto.com/product/d…digital-camera

Cơ bản:
– Là dòng máy compact không thay ống kính được
– Tiêu cự lens: 30mm, khẩu độ mở lớn nhất có thể f2.8, 9 lá khẩu, khoảng lấy nét gần nhất 28cm đạt độ phóng đại 1:7.6
– Cảm biến: Foveon 3 lớp, crop 1.5x
– Độ phân giải: Sigma tính loạn xạ cả lên nhưng thực tế file RAW có kính thước lớn nhất là 5,424×3,616 tương đương với 20MP.
– ISO 100-6400
– LCD: 3 inches, 920K pixel
– Kích thước: 161.4mm (W)x67mm (H)x81.6mm (D)
– Trọng lượng: 395g không pin không thẻ nhớ

5. Những cải tiến so với Merrill
– AF nhanh và êm hơn rất nhiều so với Merrill, đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu hoạt động hiệu quả
– Khử noise tốt hơn
– AWB chính xác và tốt hơn nhiều so với Merrill, tình trạng ám xanh lá giảm đi rất đáng kể
– Thời gian xử lý và lưu vào thẻ nhớ cải thiện đáng kể, trung bình mất khoảng 5-6s so với khoảng 12s của Merrill. Lưu ý là DP có bộ nhớ đệm rất tốt nên trong quá trình máy xử lý và lưu ảnh vẫn cho phép chụp bình thường
– LCD: Vẫn 3 inches, 920k pixels nhưng màu sắc trung thực và tốt hơn rất nhiều so với Merrill trước đây.
– PIN: Tăng lên gấp đôi cả về dung lượng lẫn khối lượng, kích thước. Chụp trung bình khoảng được 170-180 tấm. Sigma vẫn hào phóng như mọi khi khi đóng gói hai pin đi kèm, lần này còn kèm theo một túi nhỏ đựng pin dự phòng được cài vào dây máy rất tiện.
– Lens khử viền xanh lá cây phía background tốt hơn rất nhiều so với Merrill
– Dung lượng file: Mặc dù Sigma bù lu bù loa loạn cả lên nào là 29MP, 39MP nhưng thực tế file RAW max là 20MP. File JPEG only thì có thể lên đến 39MP nhưng dân chơi foveon gần như không mấy khi đụng đến file JPEG và ngay cả khi mở hộp sản phẩm ra Sigma cũng trang trọng gởi đến một lời khuyến cáo là nên dùng file RAW với phần mềm Sigma Photo Pro để đạt được chất lượng ảnh tốt nhất.

6. Tản mạn về Sigma FF

Trước hết chúng ta phải thừa nhận một điều hiển nhiên là cùng một công nghệ, cùng đời thì bao giờ cảm biến có kích thước lớn hơn cũng cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Còn khác công nghệ, khác đời thì phải xem lại mà foveon là một minh chứng cho điều đó, ngay từ khi mới ra đời nó đã chứng minh rằng với một cảm biến có kích thước nhỏ (Crop 1.7x), số megapixel đủ lớn vẫn mang lại chất lượng ảnh đủ làm thỏa mãn những người khó tính. Merrill ra đời cùng với chất lượng ảnh đáng kinh ngạc trên nền cảm biến crop 1.5x – 48MP càng khẳng định triết lý trên của Sigma. Không lâu sau khi SD1 được giới thiệu, một cuộc cách mạng của Sigma về kích cở cảm biến và độ phân giải (nâng từ crop 1.7x lên 1.5x và độ phân giải từ 12MP lên 48MP), người ta đã đem so sánh SD1 với Medium Format mà bỏ qua luôn cả FF tại thời điểm đó vì chất lượng hình ảnh vượt trội của nó. Dĩ nhiên người ta chỉ đi so sánh trên những khía cạnh có thể so sánh được như về tái tạo màu sắc, độ chi tiết,…

Thế thì nếu Sigma cho ra đời FF thì thế nào? Chắc chắn chất lượng hình ảnh sẽ còn vượt trội hơn nữa so với Merrill. Vậy vì sao cho tới bây giờ Sigma không làm FF? Không khó hiểu với dân chơi foveon nhưng nó mơ hồ với người chưa hiểu tường tận về foveon.

Hai mặt! Đó là điều mà Sigma đang phải đối diện với foveon. Không ai phủ nhận tính siêu việt của cảm biến foveon với ba lớp màu trong việc tái tại màu sắc và chi tiết nhưng đằng sau nó là cả một bài toán dữ liệu nan giải. Sở dĩ foveon luôn cho hình ảnh giàu màu sắc và chi tiết đến kinh ngạc là vì nó là loại cảm biến trực tiếp, thu nhận toàn bộ ánh sáng thực, một pixel thu nhận đầy đủ ba màu cơ bản của một tia sáng là RGB thay vì chỉ một trong ba như cảm biến Bayer thông thường. Chính vì thu nhận dữ liệu đầy đủ như vậy nên cảm biến foveon luôn mang về cho bộ xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ sau mỗi cú bấm máy. Sigma camera làm việc chậm chạp là nằm ở đây chứ không phải là do Sigma yếu kém, người am hiểu foveon luôn hiểu rằng họ chờ đợi/ chấp nhận sự chậm chạp để được gì còn những người không đủ sự kiên nhẫn họ…không chơi foveon.

Crop đã là thế, nếu Sigma tiến thêm một bước lên FF chắc chắn khối lượng dữ liệu còn khủng khiếp hơn nữa và bài toán về xử lý dữ liệu đang níu chân Sigma dừng lại với Crop 1.5x, theo mình nghĩ là thế.

Dĩ nhiên Sigma không muốn dậm chân tại chỗ, vì không tiến có nghĩa là bạn sẽ lùi so với đối thủ. Hơn ai hết Sigma hiểu rõ điều này và họ đã/đang nỗ lực thoát khỏi bài toán dữ liệu trong khi vẫn phải đảm bảo tính ưu việt của foveon truyền thống. Thế hệ foveon mới nhất ra đời trên Quattro với việc bố trích lệch độ phân giải trên từng lớp màu đã phần nào giải quyết được những hạn chế nhất định của foveon truyền thống và bước đầu tạo được ấn tượng tốt đẹp. Đây có thể là một hướng đi mới để Sigma hướng đến FF và khi đó không biết người ta sẽ còn đem Sigma FF đi so sánh với chuẩn mực nào của máy ảnh số nữa. Không ai biết nhưng có lẻ người ta sẽ không so sánh với các FF của các hãng khác.

7. Phần mềm Sigma Photo Pro (SPP)

Nhiều người không hiểu hết chức năng của nó nên vẫn cay cú, nguyền rủa nó là một phần mềm chậm chạp, cũ kỳ, khó dùng và thậm chí còn xem như là rác rưởi nhưng mấy ai biết rằng nếu không có SPP thì foveon cũng vứt đi vì sản phẩm của nó lấy ra từ Camera chưa hoàn thiện. Nếu các bạn tự tin về những cú bấm máy của mình chuẩn rồi thì hãy xem SPP là một thiết bị đầu cuối của Sigma Camera, mở nó ra đặt tất cả thông số mặc định để convert sang JPEG thế là xong. Còn nếu muốn một không gian xử lý mạnh mẽ và nhiều công cụ hỗ trợ quen thuộc hơn thì hãy convert sang TIF và tìm đến với các ông kẹ PS, LR. Quá đơn giản, thế mà cũng không ít người dùng cái công cụ này để ném một ánh mắt không thiện cảm về foveon dù họ không chơi.

Còn thật sự nghiêm túc thì SPP rất hữu dụng trong không gian dữ liệu bao la của foveon, khi đấy nó cho phép bạn “vùng vẫy” với highlight, shadow, fringe correction, color adjustment, noise reduction,… đủ cả và có lẻ cũng không quên nhắc đến một công cụ gây nghiện cho dân foveon là B&W.

SPP mặc định hiển thị ảnh tầm 25% mà không load fullsize là vì dữ liệu quá lớn (mặt trái đây!), load fullsize lên sẽ làm cho các tác vụ chỉnh ảnh đáp ứng chậm, điều này là cực kỳ tối kỵ và phiền phức cho người chỉnh sửa ảnh. Tuy nhiên những ai muốn xem fullsize thì SPP cũng có cách chứ không phải không, bạn nhìn lên thanh bar phía trên có cái nút tròn, bên trong có biểu tượng hình vuông, nhấp vào để load fullsize sau đó dùng “kính lúp” 100% để soi những điểm nào bạn muốn.

Những hình ảnh đầu tiên

Bạn nào muốn thử cảm giác foveon fullzise thì vào link nhé

Detail of detail…

f2.8 l ISO 100 l 1/60

habitat by Centerlight, on Flickr

Quattro[/url] by Centerlight, on Flickr

f5.0 l ISO 100 l 1/80

habitat by Centerlight, on Flickr

Color of colors

habitat by Centerlight, on Flickr

Tấm này mình đứng cách xa bụi xương rồng tầm 10mm-12mm, khép khẩu f6.3. Các bạn vào flickr xem file fullsize, độ chi tiết quá ấn tượng từ tâm ra rìa. Viền tím cũng không thấy xuất hiện vùng biên giữa ngọn xương rồng và bầu trời.

habitat by Centerlight, on Flickr

habitat by Centerlight, on Flickr

Crop từ hình trên

habitat by Centerlight, on Flickr

habitat by Centerlight, on Flickr

Mình post thêm một tấm hình, với crop các tử huyệt để các bác soi nhé. Vẫn như mọi khi, nếu muốn xem fullsize thì vào flickr ạ.


_SDI0043
by Centerlight, on FlickrTrung tâm
_SDI0043-center
by Centerlight, on Flickr

Rìa


_SDI0043-ria
by Centerlight, on Flickr

Shadow + rìa


_SDI0043-sha
by Centerlight, on Flickr

Những tấm hình như thế này khi xem ở size nhỏ, trông khá thường nhưng khi xem ở file lớn thì cảm giác khác hẳn. Nó thật sự khác biệt

_SDI0033 by Centerlight, on Flickr

Với ánh sáng âm

_SDI0031 by Centerlight, on Flickr

Một thế mạnh của foveon

_SDI0038 by Centerlight, on Flickr

habitat by Centerlight, on Flickr

Sắc màu ma quái của foveon

Magic color of foveon by habitat’s, on Flickr

Quattro đi chợ

habitat by Centerlight, on Flickr

habitat by Centerlight, on Flickr

Mực tươi

habitat by Centerlight, on Flickr

habitat by Centerlight, on Flickr

Magic color of foveon by habitat’s, on Flickr

Ray l Vivid mode

Ray of light by habitat’s, on Flickr

Và chốt lại Sigma cảm biến foveron rất lợi hại trong khoản chụp sương gió , sau đây là 2 ảnh mà tác giả MAX HỒ chụp tại đà lạt
FB_IMG_1461026690175FB_IMG_1461026729050FB_IMG_1461026708577
Visited 942 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...