Khám phá hiệu ứng ảnh khi chụp với ống kính góc rộng

Khám phá hiệu ứng ảnh khi chụp với ống kính góc rộng

Các ống kính góc cực rộng được xem là một trong những ống kính hoán đổi khó sử dụng nhất. Mặc dù các ống kính này có thể chụp được phạm vi rộng hơn so với các ống kính tiêu chuẩn, chúng có những đặc điểm khá độc đáo tạo ra hiện tượng méo phối cảnh bằng việc phóng đại phối cảnh. Trong Phần 1 của loạt bài này, tôi sẽ giải thích về các đặc điểm của ống kính góc cực rộng và bạn có thể sử dụng chúng bằng cách nào.  (Biên tập bởi studio9)

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f13/ 1/80/ ISO 640

 

Ống kính góc rộng là gì?

Một sự phàn nàn thường gặp của các nhiếp ảnh gia là khó sử dụng ống kính góc rộng.

Ống kính góc rộng nói chung có độ dài tiêu cự tương đương (full frame) trong tầm 35mm trở xuống. Ống kính góc rộng có độ dài tiêu cự tương đương 24mm trở xuống đôi khi được gọi là ống kính góc cực rộng. Trên máy ảnh DSLR APS-C, các ống kính có độ dài tiêu cự khoảng 24mm trở xuống được xem là góc rộng, và 16mm trở xuống là góc cực rộng.

Đối với những ai thấy góc rộng là khó sử dụng, bạn thường nghe họ nói rằng khó khăn nằm ở bố cục do có số lớn vật thể được bao gồm trong thị trường. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều này là vì họ đã đánh đồng một ống kính góc rộng với một ống kính chụp diện rộng. Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh của ống kính góc rộng.

Một đặc điểm khác của ống kính góc rộng là hiệu ứng méo phối cảnh riêng có của nó, trong đó kích thước và khoảng cách tương đối giữa các vật thể và máy ảnh được phóng đại, làm cho những vật thể ở gần trông gần hơn nhiều và những vật thể lớn hơn và ở xa trông nhỏ hơn và xa hơn nữa. Một khi bạn có thể nắm vững đặc điểm phóng đại phối cảnh này, bạn sẽ có khả năng thích thú với sự hấp dẫn của ống kính góc rộng.

 

Đối với ống kính góc rộng, tất cả các đường thẳng sẽ hội tụ ở chỗ nào đó

Để hiểu hơn về hiệu ứng phóng đại phối cảnh, bạn sẽ cần phải tìm hiểu về phối cảnh trực quan. Tuy nhiên, khi sử dụng một ống kính góc rộng để chụp ảnh, bạn không cần phải hiểu ống kính một cách chi tiết ngay từ đầu. Mà, điều đầu tiên bạn nên nhận thức là nơi hội tụ của các đường thẳng trong ảnh. Ví dụ, trong ảnh bên dưới, tôi chụp ảnh một hành lang đơn giản bằng ống kính góc cực rộng (FL: 16mm). Bạn có thể thấy rằng các đường thẳng hội tụ theo cách làm cho phần cuối của hành lang biến vào điểm giữa.

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/4.5/ 1/20/ ISO 1600

Mặc dù có thể thấy dạng hội tụ này bằng các ống kính tiêu chuẩn, không phải góc rộng, góc càng rộng, hiệu ứng hội tụ càng hấp dẫn. Nắm vững hiệu ứng hội tụ này là bước đầu tiên để nắm vững ống kính góc rộng.

 

2 quy tắc để sử dụng thoải mái các đặc điểm của ống kính góc rộng

Vậy, các đường thẳng hội tụ ở đâu khi sử dụng một ống kính góc rộng?

Điểm hội tụ này đôi khi được gọi là “điểm ảo”. Điểm này xuất hiện trong ảnh chụp hành lang, trong đó các đường thẳng hội tụ ở một điểm duy nhất ở giữa.

Tuy nhiên, điểm hội tụ (hay điểm ảo) không giới hạn ở điểm giữa. Nó cũng có thể nằm ở bên trái hay bên phải của ảnh, hoặc thậm chí ở bên ngoài ảnh. Ngay cả khi đó, không cần phải nghĩ nó là một thứ gì đó phức tạp. Hai hướng dẫn sau đây là tất cả những gì bạn cần cân nhắc khi bạn bắt đầu chụp ảnh!

– Các đường thẳng của đối tượng hội tụ từ rìa ảnh về phía nhau.
– Hiện tượng hội tụ làm cho các vật thể ở rìa ảnh có vẻ lớn hơn, trong khi các vật thể ở giữa có vẻ nhỏ hơn.

Chúng ta hãy xem các ví dụ cụ thể về từng trường hợp để hiểu được các đặc điểm của góc rộng.

 

Cảm nhận các đặc điểm của góc rộng

Ngay cả khi bạn không có sẵn một ống kính góc cực rộng, đầu góc rộng của một chiếc ống kính zoom tiêu chuẩn là đủ cho phép bạn cảm nhận những đặc điểm của góc rộng. Đầu góc rộng của một chiếc ống kính zoom tiêu chuẩn nói chung tương đương với 24 đến 28mm, đủ rộng để bạn giải trí với nó vào lúc đầu. Dĩ nhiên, hiệu ứng méo phối cảnh ở 24mm và ở tầm góc cực rộng 16mm là hoàn toàn khác nhau. Để có lợi hơn nữa từ các đặc điểm của góc rộng, tôi đề nghị sử dụng một ống kính góc cực rộng.

 

1. Các đường thẳng của đối tượng hội tự từ rìa ảnh về phía nhau

Đây là điểm quan trọng nhất cần lưu ý. Khi bạn sử dụng một ống kính góc rộng, các đường thẳng của đối tượng hội tụ từ rìa ảnh về phía nhau. (Hiện tượng hội tụ cũng xuất hiện với các ống kính tiêu chuẩn, nhưng ở mức độ thấp hơn)

 

Các đường thẳng hội tụ từ rìa ảnh về phía nhau

Khi đối tượng xuất hiện từ phía dưới

 

Khi đối tượng xuất hiện từ bên trái

 

Khi đối tượng xuất hiện từ một góc

 

Đối tương xuất hiện từ phía dưới của ảnh sẽ hội tụ lên trên. Nếu xuất hiện từ bên trái, hiện tượng hội tụ xuất hiện về bên phải, và tương tự đối với các đối tượng xuất hiện từ một trong các góc.

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ f/8/ 1/800/ ISO 200

Dùng ảnh này làm ví dụ, tòa tháp “vươn” lên từ phía dưới, do đó nó hội tụ lên trên. Vài người trong các bạn có thể nghĩ rằng, “Rõ ràng rồi!”, nhưng điều này không phải là điều chúng ta thường nghĩ đến khi nhìn qua khung ngắm. Khi chỉ quan sát thấy đối tượng hội tụ khi bạn nhìn qua khung ngắm, sẽ không tốt hơn nếu bạn nghĩ đến việc đặt đối tượng theo một cách nhất định để làm cho nó hội tụ theo đó hay sao?

Tiếp theo, chiếc xe lửa trong ảnh bên dưới xuất hiện từ bên trái của ảnh, do đó các đường thẳng hội tụ về bên phải.

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/5.6/ 1/320/ ISO 3200

A: Các góc trên và dưới của ảnh (ở đầu gần)
Nếu bạn chụp trong khi nghĩ đến bố cục, bạn nên lưu ý rằng các đường thẳng của các vật thể xuất hiện từ các góc ảnh sẽ hội tụ về phía nhau.

 

2. Hiện tượng hội tụ làm cho các vật thể ở rìa ảnh có vẻ lớn hơn, trong khi các vật thể ở giữa có vẻ nhỏ hơn

Tôi cho rằng hầu hết mọi người trải nghiệm hướng dẫn đầu tiên mà không nhận ra, nhưng còn hướng dẫn tiếp theo thì sao? Khi sử dụng một chiếc ống kính góc rộng, những vật thể ở rìa ảnh có vẻ lớn hơn do hiệu ứng phóng đại phối cảnh, trong khi các vật thể ở giữa không bị ảnh hưởng nhiều.

Các vật thể ở rìa ảnh hội tụ nhiều hơn, trong khi các vật thể ở giữa hội tụ ít hơn

Các vật thể ở rìa hội tụ nhiều hơn

 

Các vật thể ở giữa hội tụ ít hơn

 

Ví dụ, đây là ảnh chụp giữa các tòa nhà cao tầng ở Manhattan. Vì tôi chụp ảnh này khi nhìn lên từ bên cạnh, các tòa nhà xuất hiện từ bên dưới của ảnh. Do đó, nhìn từ dưới lên trên tạo ra một hiệu ứng phóng đại phối cảnh mạnh. Ảnh này chắc chắn là ảnh “góc rộng!”.

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/16/ 1/125/ ISO 500

 

Ngược lại, ảnh tiếp theo là ảnh chụp Manhattan từ một khoảng cách trên mặt nước. Mặc dù chúng cũng là những tòa nhà đó, hiệu ứng phóng đại phối cảnh không mạnh bằng vì chúng ở gần tâm ảnh.

Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kỹ hơn, mặt biển và bầu trời ở tiền ảnh là ở rìa trên và rìa dưới của ảnh, và chúng có hiệu ứng phóng đại phối cảnh mạnh.

Trên quan điểm của một người có kiến thức sâu về phối cảnh trực quan, đây có thể giống như một hướng dẫn có nhiều ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu bạn có thể lập bố cục ảnh với sự hiểu biết về hai hướng dẫn này vào lúc này, bạn không phải lo gì về các đặc điểm của ống kính góc rộng.

Ống kính tôi thường sử dụng là EF16-35mm f/2.8L II USM. Tôi thực sự thích ống kính này vì nó có thể tạo ra những tia sáng đẹp từ mặt trời hoặc đèn đường cảnh đêm khi tôi khép khẩu. Vì ống kính này sáng ngay cả ở khẩu độ tối đa, nó có thể được sử dụng để chụp sao.

Khám phá hiệu ứng ảnh khi chụp với ống kính góc rộng

Theo canon-asia

Visited 1,645 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...