Trải nghiệm Canon EOS M5: Lấy nét rất nhanh, được tích hợp các công nghệ mới nhất của Canon
Có thể xếp chiếc máy ảnh mirroless EOS M5 cùng phân khúc với Sony a6000, a6300, Panasonic GX80 hay GX8. Đó là một bước tiến lớn của Canon cho dòng máy nhỏ gọn nhẹ này. Canon tham gia thị trường không gương lật 2012, sau Panasonic và Olympus 4 năm. Nhỏ gọn đẹp nhưng chậm chạp là điểm yếu như hầu hết các mirrorless khác, và Canon cũng tương tự với các phiên bản đầu tiên. Thừa hưởng công nghệ Pixel AF đầu tiên khởi từ chiếc DSLR 70D, EOS M bắt đầu có hệ thống AF live view hiệu quả nhất của Canon với phiên bản M5 này.
Mình mượn cảm nhận nhanh là M5 lấy nét rất nhanh, bao gồm cả thao tác lấy nét bằng touch vào màn hình, thay đổi điểm nét. Rất thú vị khi ngắm bằng Viewfinder và chạm / dịch chuyển điểm nét trên LCD, chỉ có điều hơi khó thao tác, hoặc tình huống đặc biệt nào đó mà mình chưa đủ thời gian trải nghiệm. Sẽ mượn lại review chi tiết sau cho anh em quan tâm.
Thông số kỹ thuật chính:
- Cảm biến ảnh APS-C CMOS 24MP Dual Pixel
- Bộ xử lý Digic 7
- 2.36M-dot OLED electronic viewfinder
- 1.62M-dot tilting rear touchscreen
- Chống rung 5 trục khi quay video
- Chụp liên tiếp 7 fps (9 fps khi lock nét và đo sáng)
- Kết nối Wi-Fi & Bluetooth
EOS M5 không nhỏ gọn hơn các phiên bản cùng cấp, nhưng nó gần như là chiếc 80D thu nhỏ, điểm mạnh đáng lưu ý là hệ thống lấy nét Dual Pixel có thể giúp M5 thành công. Chụp liên tiếp 7fps khi live view. Chỉ tiếc một điều là đến phiên bản M5 thì Canon vẫn chưa cho khả năng quay video 4K.
Cũng như Panasonic, M5 cho phép sử dụng màn hình cảm ứng để lấy nét, và hơn nữa là có thể dùng như touchpad để dịch chuyển điểm lấy nét khi đang ngắm qua viewfinder. Đây là điểm khá lạ và hay, có thể giúp chụp ảnh tĩnh đạt độ nét tốt hơn và cả khi quay video.
Dual Pixel AF – Cảm biến của M5 được thiết kế dual pixel AF xuất hiện lần đầu tiên ở chiếc DSLR 70D. Dual Pixel AF phủ 80% chu vi cảm biến. Đó là tính năng tách cặp photodiodes tại mỗi vị trí điểm ảnh. Khi đó máy ảnh nhận được sự khác biệt giữa ánh sáng đi vào từ bên trái và phải ống kính, kích hoạt thuật toán đo khoảng cách chính xác đến đối tượng và cơ chế lấy nét hoạt động.
Về thiết kế, các nút điều khiển máy bên ngoài phục vụ điều chỉnh nhanh. Vòng Func Dial cho phép tuỳ chọn các chế độ chụp, ISO, WB, đo sáng, lấy nét.
Câu chuyện mua một chiếc mirrorless được thảo luận rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Thật sự tất cả là đều phát sinh từ nhu cầu khác biệt của từng người. Có lẽ đến thời điểm này, còn tồn tại khá nhiều nhu cầu chụp ảnh chuyên nghiệp cần hiệu suất làm việc phức tạp và cao thì vẫn phải dùng DSLR, nhưng mirrorless các hãng đã có bước tiến khá mạnh mẽ. Mua thêm một chiếc để backup hoặc cho người chỉ chụp những chủ đề ở mức độ sử dụng phổ thông thì M5 xứng đáng để quan tâm. Chỉ còn vấn đề Canon định giá nó thế nào để người có nhu cầu có thể ngó nghiêng đến nữa thôi.
Về hệ thống ống kính, ngàm M cũng có một số ống, tuy chưa phong phú và đáp ứng cho người dùng đòi hỏi cao, Canon kèm theo ngàm chuyển có thể gắn ống ngàm EF/EFS nếu họ đang có sẵn hệ thống ống. Cũng là một giải pháp cho ai đang dùng DSLR của Canon.
Nhìn chung, M5 không thật sự nhỏ hoặc có đột phá công nghệ, nhưng từ cải tiến thiết kế, tích hợp những công nghệ mới nhất của họ cho M5 – lần đầu tiên Canon đưa công nghệ mới nhất của họ cho dòng không gương lật – cho thấy Canon thực hiện nghiêm túc việc tham gia vào thị trường này, với M-series.
Một số ảnh chụp thử nhanh bằng ống Kit 15-45mm
Album ảnh nguyên bản gốc: Bấm vào link hình dưới đây:
bởi tuanlionsg
Tác giả: Tuanlionsg / tinhte.vn