Meyer-Optik Trioplan f2.9/50 Ống kính không thể thiếu cho những bạn chụp Bokeh

Để kỷ niệm 100 năm ngày ra mắt dòng ống kínhTrioplan danh tiếng , Meyer-Optik đã hồi sinh chiếc ống kính huyền thoại Trioplan 50mm F/2.9. Đây là ống kính chuyên cho nhiếp ảnh nghệ thuật với hiệu ứng bokeh đặc biệt giống như “bong bóng xà phòng”. Để có chi phí sản xuất chiếc ống kính này, Meyer đã tạo chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter và nhanh chóng nhận được $130,274 (~3 tỷ đồng) chỉ trong 1 ngày.

Nói sơ qua về Trioplan cho bạn nào chưa biết: Vào năm 1916, xấp xỉ 100 năm, Meyer-Optik ra mắt dòng ống kính huyền thoại TrioPlan và ống kính này nhanh chóng trở thành một trong những ống kính phổ biến thời đó, cạnh tranh với cả Zeiss. Năm ngoái, Meyer cũng đã đưa chiếc ống kính Trioplan 100mm F/2.8 trở lại với thế giới hiện đại, một ống kính chân dung đầu bảng của hệ máy M42 thời đó.

trioplan-50-i.
Trioplan 50mm phiên bản cách đây 100 năm (bên trái) và phiên bản mới sắp được sản xuất (bên phải)

Ống kính mới có tiêu cự 50mm, khẩu độ thay đỏi từ F/2.9 đến F/22. Meyer vẫn giữ cấu trúc của ống kính Trioplan 50mm trước đây với 3 thấu kính chia thành 3 nhóm. Bokeh đặc biẹt của ống kính được tạo ra từ lớp màng khẩu gồm 12 lá khẩu được trang bị lớp chống chói. Tuy nhiên, Meyer đã có một số thay đỏi mà cụ thể là phần thấu kính trước trong 3 thấu kính có thể dịch chuyển được. Sự dịch chuyển này giúp rút ngắn khoảng cách lấy nét từ 80cm trên ống kính cũ xuống chỉ còn 25cm và hệ sống phóng đại cũng tăng từ 1:8 lên 1:4. Điều này cho phép ống kính này co thẻ chinh phục nhiều thể loại nhiếp ảnh khác nhau, từ Macro, chân dung, nhiếp ảnh đường phố hay kể cả ảnh phong cảnh.

Đối với những ống kính này, quan trọng là nhìn hình nói chuỵện. Mời các bạn xem qua một số ảnh chụp bằng ống kính này

1. Nhiếp ảnh Macro

trioplan-50-i.
trioplan-50-i. trioplan-50-i.
2. Nhiếp ảnh Chân dung

trioplan-50-i.
trioplan-50-i. trioplan-50-i.trioplan-50-i. trioplan-50-i.
3. Nhiếp ảnh đường phố

trioplan-50-i.
trioplan-50-i. trioplan-50-i.trioplan-50-i. trioplan-50-i.trioplan-50-i.
4. Nhiếp ảnh thiên nhiên

trioplan-50-i.
trioplan-50-i. trioplan-50-i. trioplan-50-i.

5. Nhiếp ảnh thời trang/ nghệ thuật

trioplan-50-i.
Với trọng lượng rất nhẹ, chỉ 200gr, hiệu ứng quang học đặc biệt và chất lưởng ảnh tốt, đây sẽ là chiếc ống kính mà bạn có thể mang vác theo hằng ngày, dù có phải là “fan cuồng” của Bokeh hay không. Ống kính này sẽ có các phiên bản ngàm Canon EF, Nikon F, Sony E, Fuji X-mount, M43, M42 và Leica M. Thời gian bán ra dự kiến là vào đầu năm 2017 với giá $600 (xấp xỉ 13,5 triệu đồng).

Tóm tắt thông số ống kính Trioplan 50mm F/2.9 mới

  • Loại ống kính: Ống kính fix
  • Cảm biến tương thích: Full Frame 35mm, APS-C
  • Cấu trúc quang học: Cấu trúc cổ điểm của Cooke Triplet, 3 thấu kính chia thành 3 nhóm
  • Khẩu độ: từ 1:2,9 đến 1:22
  • Tiêu cự: 50mm – góc nhìn 21°
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0,25 m
  • Đường kính filter: 35,5mm
  • Kích thước: Ø 62 mm, dài 39 mm
  • Trọng lượng: 200g
  • Số lá khẩu: 12 lá
  • Tỉ lệ phóng lớn: 1:4
  • Sản xuất tại Đức

trioplan-50-i.
Nguyên mẫu bản thiết kế ống kính Trioplan đầu tiên

trioplan-50-i.Và đây là ống kính 50mm mới. Sản xuất tại Đức
trioplan-50-i.
Ống kính mới có sự thay đổi về tíng năng, có thể dịch chuyển thấu kính trước​
Về Meyer-Optik, số phận của hãng quang học này cũng lắm gian truân. Được thành lập cách đây xấp xỉ 100 năm tại Görlitz – một tỉnh Đông Đức nhưng quá khó để vươn lên khỏi cái bóng của Carl Zeiss Jena làm mưa làm gió lúc bấy giờ. Sau thế chiến đệ nhất, Görlitz dụ được tiến sĩ Paul Rudolph của chính đối thủ đại gia Carl Zeiss về làm việc cho mình. Paul Rudolph chính là người đã phát minh ra các công thức quang học nổi tiếng như Protar, Tessar, Planar. Bốn năm sau Paul Rudolph giúp Meyer-Optik cho ra đời ống kính kỷ lục thế giới vào thời điểm đó là ống kính Kino-Plasmat f/1.5 vào năm 1922. Sau thế chiến đệ nhị (1945), Meyer-Optik Görlitz trở nên hãng cung cấp ống kính lớn thứ hai sau Carl Zeiss Jena ở Đông Đức vì các đối thủ cạnh tranh bị chiến tranh tàn phá và dịch chuyển về phía Tây Đức. Rồi bước ngoặc xảy ra vào năm 1968, Meyer-Optik Görlitz bị sát nhập vào Pentacon VEB – hãng sản xuất máy ảnh quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước và mọi ống kính của Meyer-Optik Görlitz đổi tên thành Pentacon. Tưởng là cái tên ấy sẽ bị quên lãng hoàn toàn, bỗng nhiên phong trào chơi máy film với ống kính cũ bùng phát, các ống Meyer-Optik Görlitz được săn lùng. Ở Việt Nam có hẳn một nhóm người khá đông sở hữu và chơi các loại ống kính này. Với sự giúp sức từ cộng đồng và nỗ lực của Meyer-Optik USA, chúng ta sẽ sớm có trong tay những ống kính đặc biệt thú vị mới.

Theo KickStarter

Dịch Gia Tường / tinhte.vn

Visited 2,221 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...