Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao một hãng máy ảnh lâu năm và giàu kinh nghiệm như Fujifilm lại chọn máy ảnh Mirrorless cảm biến APS-C thay cho DSLR Full Frame như các đồng hương Canon hay Nikon? Trong cuộc chuyển giao giữa kỹ nguyên máy film và thời đại kỹ thuật số (Digital), không nhiều hãng máy ảnh có thể trụ được và duy trì cho đến hôm nay và Fujifilm đã kịp đưa ra các quyết định của riêng mình để tìm ra bản sắc riêng cho dòng máy ảnh X-series ngày nay. Những chia sẻ dưới đây của giám đốc Fujifilm, ông Takashi Ueno sẽ làm sáng tỏ các thắc mắc này:
ueno-san.
Takashi Ueno là giám đốc mảng Nhiếp ảnh Film chuyên nghiệp từ 1996 đến 2011 cũng như một người luôn cố gắng truyền đạt cho mọi người nguồn cảm hứng và niềm vui khi nhiếp ảnh bằng máy film. Hiện tại ông đang giữ vị trí Giám đốc sản phẩm cho dòng máy ảnh kỹ thuật số X-Camera. Ông đã bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh từ những năm 7 tuổi và đạt được chứng nhận là chuyên gia về nhiếp ảnh.
Bấm để mở rộng…

1. Khi nhắc đến cụm từ “chất lượng ảnh cao”, chúng ta thường liên tưởng ngay đến các máy DSLR Full Frame. Vậy tại sao Fujifilm lại cho cho mình cảm biến APS-C?

_ Ông Ueno cho biết khi Fujifilm sản xuất hệ thống máy ảnh thay được ống kính cho riêng mình, họ không đem theo bất kỳ thứ gì sót lại từ thời máy ảnh film. Các nhà sản xuất máy ảnh có gương lật SLR thường tái sử dụng loại ngàm của họ từ thời máy ảnh film để tận dụng dụng hệ thống ống kính có sẵn. Fujifilm đã rút khỏi thị trường máy ảnh SLR 35mm từ những thập niên 80, vì thế họ không bị ràng buộc bởi những thứ có sẵn. Xây dựng một hệ thống máy ảnh hoán đổi ống kính lại từ đầu đồng nghĩa với việc Fujifilm có thể chọn bất kỳ kích thước cảm biến nào mà họ muốn, từ Full Frame, APS-C đến M43. Cuối cùng Fujifilm kết luận rằng APS-C là định dạng tốt nhất của cảm biến, cho sự cân đối hoàn hảo giữa kích thước thân máy và chất lượng ảnh.

2. Cảm biến lớn hơn đồng nghĩa với khả năng hấp thụ nhiều ánh sáng hơn và có chất lượng ảnh cao hơn. Vậy tại sao Fujifilm lại chọn APS-C? Và vì sao lại là Mirrorless chứ không phải DSLR?

Bạn có thể đạt chất lượng ảnh cao hơn với cảm biến Full Frame, nhưng để tận dụng hết sức mạnh của cảm biến, ống kính đi kèm sẽ vô cùng cồng kềnh và nặng nề. Kích thước chính xác của cảm biến Full Frame là 24x36mm, bằng đúng khổ phim analog 35mm. Nhưng cách hấp thụ ánh sáng của chúng thì hoàn toàn khác nhau .

Đầu tiên là góc ánh sáng mà film và cảm biến ảnh có thể nhận được là hoàn toàn khác nhau. Film có thể nhận ánh sáng ở góc tối đa 45° mà không gặp khó khăn gì, nhưng đối với máy ảnh kỹ thuật số, ánh sáng cần được chuyển về càng vuông góc với cảm biến càng tốt. Ánh sáng nghiêng là sự pha tạp nhiều ánh sáng, màu sắc khác nhau và đôi khi không thể tái tạo lại chính xác màu đó được. Để ánh sáng đi vào vuông góc với cảm biến, thấu kính ở cuối ống kính phải lớn nhất có thể để đưa ánh sáng đi từ vùng rìa vào trong cảm biến. Cuối cùng là khoản cách giữa ống kính và cảm biến phải giảm xuống càng gần càng tốt để giảm thiểu sự suy giảm chất lượng hình ảnh. Khoảng cách này được gọi là “back focus”

x-mount.Mô phỏng ngàm X-mount của Fujifilm​

Đối với máy SLR, bên trong nó có một không gian cho gương lật và điều này khiến cho việc sản xuất một ống kính tối ưu rất khó, đặc biệt là ống kính góc rộng. Về mặt vật lý, giải pháp rút ngắn thêm khoảng cách “back focus” này trên máy SLR là không thể. Chính vì điều này, các ống kính cho máy SLR thường cố gắng làm phần thấu kính ngoài cùng thật lớn, làm tăng đường kính của ống kính. Đây là lý do Fujifilm đã theo đuổi hệ thống máy ảnh không gương lật Mirrorless thay cho DSLR.

Nếu bạn sử dụng ống kính nặng và lớn trên máy ảnh Full Frame, bạn sẽ có chất lượng ảnh tốt hơn. Sự kết hợp này sẽ khai thác tối đa sức mạnh của cảm biến Full Frame. Tuy nhiên nếu bạn phải đem một đống thiết bị cồng kềnh để đạt được chất lượng ảnh cao, đây không phải là điều Fujifilm đang hướng tới.

Với dòng X-series, Fujifilm muốn tạo ra hệ thống máy ảnh giống như thời máy máy phim 35mm, kết hợp được chất lượng ảnh cao, sự di động khả năng truyền tải hình ảnh và đó sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho cả thể loại chụp snapshot, chụp chân dung, chụp sự kiện ở mức độ chuyên nghiệp

dslr vs mrl.

3. Fujifilm muốn tạo ra một hệ thống nhỏ gọn, nhưng cảm biến lại nhỏ hơn DSLR Full Frame. Làm sao để đảm bảo chất lượng ảnh “tương đương” ?

Ông Ueno nhấn mạnh vào công nghệ ống kính của Fujinon và cho biết họ đủ sức để làm việc này. Với sức mạnh của ống kính Fujinon, máy ảnh Fujifilm có thể đạt được chất lượng ảnh như Full Frame chỉ với cảm biến APS-C. Ông cho biết Fujinon hiện hữu ở mọi nơi trong nền công nghiệp này như ống kính truyền hình, ống kính cho điện ảnh và thậm chí là được sử dụng trên các vệ tinh. Những ống kính đó đã được khẳng định về chất lượng trên nhiều nhu cầu khác nhau. APS-C nhỏ hơn Full Frame, Fujifilm biết sự bất lợi đó và tin rằng có thể khắc phục được với ống kính chất lượng cao

Ông Ueno nêu ra một ví dụ: Phần lớn đều tin rằng ống kính sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu giảm từ 1 đến 2 khẩu từ khẩu độ lớn nhất. Chúng tôi đã thử tìm cách phá vỡ điều này. Bởi vì nếu bạn tin như vậy, bạn sẽ khiến cho ống kính không hoạt động hết khả năng ở tiêu cự rộng vì sợ quang sai vùng góc ống kính. Nhưng chúng tôi có thể phá vỡ quan niệm này và thu được bokeh đẹp, độ nét tương đương với ống kính cho máy Full Frame đã giảm 1 hoặc 2 stop.

Bạn sẽ chọn phương án nào?

  • Một ống kính Full Frame F/1.4 giảm 1 stop về 1.8 để giảm thiểu quang sai vùng góc?
  • Một ống kính F/1.4 gắn trên cảm biến APS-C và không gặp vấn đề gì về chất lượng ở mọi vị trí trên ảnh với tiêu cự lớn nhất?

Người dùng sẽ rất khó nhận ra sự khác biệt giữa Bokeh trên APS-C và Bokeh đã bị giảm 1 khẩu trên cảm biến Full Frame. Tuy nhiên, nếu máy APS-C dùng ống kính ở độ mở khẩu độ lớn nhất, bạn sẽ tận dụng được tốc độ màn trập cao hơn, ảnh sẽ khó bị nhoè hơn và bạn sẽ có những bức ảnh chụp thiếu sáng tốt hơn. Nếu chụp mà ảnh bị nhoè thì chất lượng ảnh cao cũng trở nên vô nghĩa

Ông nhấn mạnh rằng Fujifilm chỉ có thể làm điều này với công nghệ từ Fujinon. Vài người có thể nghĩ rằng hệ thống này rất “nửa vời” nhưng Fujifilm tin rằng đây là sự cân bằng hoàn hảo về mọi yếu tố. Đây là lý do họ chọn định dạng APS-C. Tất nhiên, điều này không chỉ đạt được bởi riêng công nghệ của Fujinon. Ngoài ống kính công ty Nhật Bản còn tính toán nhiều về cảm biến và vi xử lý ảnh tích hợp.

Theo Fujifilm Blog ​/ Nguồn tin: Tinh tế