Nghĩ đến loài của hoa Tây Nguyên, tôi nghĩ đến hoa dã quỳ. Tuy nhiên, hoa dã quỳ không phải loài hoa bản địa, mà mới chỉ xuất hiện ở Tây Nguyên hơn một thế kỷ. Câu chuyện sự tích hoa dã quỳ mà các hướng dẫn viên kể về chuyện tình chàng K’lang với nàng H’linh nào đó có lẽ do chính dân làm du lịch chế ra, chứ không phải của người Tây Nguyên.
Hoa dã quỳ còn có tên là cúc quỳ, quỳ dại, sơn quỳ, là loài hoa thuộc họ cúc, phân bổ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Danh pháp hai phần là Tithonia diversifolia. Hoa dã quỳ được xem là hoa bản địa của Trung Mỹ, đặc biệt là Mexico.
Hoa dã quỳ được người Pháp đưa vào Việt Nam, trồng tại các đồn điền ở Lâm Đồng , để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân cây chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ mọc, sức sống mạnh mẽ và hợp với đất Tây Nguyên nên loài hoa này nhanh chóng lan ra, chiếm lĩnh các nơi hoang dại khắp Tây Nguyên. Người Pháp cũng đưa hoa dã quỳ trồng tại một số nơi Bắc Trung Bộ, vùng núi và trung du phía Bắc.
Cũng giống như nhiều loài hoa thuộc họ cúc, dã quỳ có một số dược tính. Chế phẩm được dùng trong chữa bệnh về gan, cũng như bàng quang. Khi dùng ngoài da, có tác dụng chữa nấm, ghẻ.
Khi những mùa mưa đã ngớt, cái nắng đầu đông về trên phố núi là hoa dã quỳ bắt đầu nở rộ, báo hiệu mùa đông đến, mùa khô bắt đầu. Đầu tháng 11 hàng năm, khi đến tiết Lập đông chính là mùa đẹp nhất của hoa dã quỳ.
Hoa dã quỳ rất phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên, nhưng ở Lâm Đồng là nhiều nhất. Trong Lễ hội hoa đầu tiên của Đà Lạt vào năm 2005, hoa dã quỳ được chọn là hoa biểu tượng của lễ hội.
Một số điểm ngắm hoa dã quỳ tại Lâm Đồng:
– Đường đi thác Đamb’ri (Bảo Lộc)
– Đường đi hồ Đa Mi (Bảo Lộc)
– Khu vực đèo Phú Hiệp và phụ cận (Di Linh)
– Núi Voi (Đức Trọng)
– Phi Nôm (Đức Trọng)
– Dải hoa sân bay Liên Khương (Đức Trọng) rất rộng và đẹp, tuy nhiên hiện nay không còn cho phép tự do ra vào để chụp ảnh.
– Khu vực Tu Tra – Bồng Lai (Đơn Dương – Đức Trọng)
– Dran và Châu Sơn (Đơn Dương)
– Khu vực sân bay Cam Ly (Đà Lạt), tuy nhiên dải hoa rất rộng ở phi đạo đã bị chặt bỏ, chỉ còn lại vài cụm.
– Khu vực đồi Du Sinh (Đà Lạt)
– Đường đi Vạn Thành (Đà Lạt)
Nghĩ đến loài của hoa Tây Nguyên, tôi nghĩ đến hoa dã quỳ. Tuy nhiên, hoa dã quỳ không phải loài hoa bản địa, mà mới chỉ xuất hiện ở Tây Nguyên hơn một thế kỷ. Câu chuyện sự tích hoa dã quỳ mà các hướng dẫn viên kể về chuyện tình chàng K’lang với nàng H’linh nào đó có lẽ do chính dân làm du lịch chế ra, chứ không phải của người Tây Nguyên.
Hoa dã quỳ còn có tên là cúc quỳ, quỳ dại, sơn quỳ, là loài hoa thuộc họ cúc, phân bổ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Danh pháp hai phần là Tithonia diversifolia. Hoa dã quỳ được xem là hoa bản địa của Trung Mỹ, đặc biệt là Mexico.
Hoa dã quỳ được người Pháp đưa vào Việt Nam, trồng tại các đồn điền ở Lâm Đồng , để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân cây chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ mọc, sức sống mạnh mẽ và hợp với đất Tây Nguyên nên loài hoa này nhanh chóng lan ra, chiếm lĩnh các nơi hoang dại khắp Tây Nguyên. Người Pháp cũng đưa hoa dã quỳ trồng tại một số nơi Bắc Trung Bộ, vùng núi và trung du phía Bắc.
Cũng giống như nhiều loài hoa thuộc họ cúc, dã quỳ có một số dược tính. Chế phẩm được dùng trong chữa bệnh về gan, cũng như bàng quang. Khi dùng ngoài da, có tác dụng chữa nấm, ghẻ.
Khi những mùa mưa đã ngớt, cái nắng đầu đông về trên phố núi là hoa dã quỳ bắt đầu nở rộ, báo hiệu mùa đông đến, mùa khô bắt đầu. Đầu tháng 11 hàng năm, khi đến tiết Lập đông chính là mùa đẹp nhất của hoa dã quỳ.
Hoa dã quỳ rất phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên, nhưng ở Lâm Đồng là nhiều nhất. Trong Lễ hội hoa đầu tiên của Đà Lạt vào năm 2005, hoa dã quỳ được chọn là hoa biểu tượng của lễ hội.
Một số điểm ngắm hoa dã quỳ tại Lâm Đồng:
– Đường đi thác Đamb’ri (Bảo Lộc)
– Đường đi hồ Đa Mi (Bảo Lộc)
– Khu vực đèo Phú Hiệp và phụ cận (Di Linh)
– Núi Voi (Đức Trọng)
– Phi Nôm (Đức Trọng)
– Dải hoa sân bay Liên Khương (Đức Trọng) rất rộng và đẹp, tuy nhiên hiện nay không còn cho phép tự do ra vào để chụp ảnh.
– Khu vực Tu Tra – Bồng Lai (Đơn Dương – Đức Trọng)
– Dran và Châu Sơn (Đơn Dương)
– Khu vực sân bay Cam Ly (Đà Lạt), tuy nhiên dải hoa rất rộng ở phi đạo đã bị chặt bỏ, chỉ còn lại vài cụm.
– Khu vực đồi Du Sinh (Đà Lạt)
– Đường đi Vạn Thành (Đà Lạt)