Đánh giá nhanh Fujifilm X100S

Fujifim FinePix X100 là một chiếc máy ảnh mang nhiều đột phá và đã nhận được giải thưởng camera cao cấp tốt nhất 2011 từ tổ chức nhiếp ảnh TIPA vào năm 2011. Vậy, người kế thừa của X100 có thể mang lại những bất ngờ thú vị như người anh của mình hay không?

Các biên tập viên của CNET đánh giá chi tiết X100S để mang lại câu trả lời chính xác nhất cho bạn đọc.

1

Mặc dù có giao diện gần như giống hoàn toàn so với người tiền nhiệm X100, Fujifilm X100S được cải tiến đủ nhiều để tạo ra một trải nghiệm chụp hình “mượt mà” hơn bên cạnh chất lượng ảnh chụp đã được tăng lên đáng kể. Mặt khác, X100S vẫn mắc phải một số vấn đề hiếm gặp ở các camera cao cấp, bao gồm việc tự động lấy nét không ổn định, ống kính hoạt động không được xuất sắc ở khẩu độ f2 và bánh xe chế độ khá khó chịu. Dù sao, X100S vẫn là một chiếc máy ảnh có chất lượng cao và tốt hơn X100.

Cấu hình

  • Cảm biến 16.3 megapixel APS-C X-Trans CMOS II
  • EXR Processor II
  • Ống ngắm High Definition Hybrid (OVF / EVF)
  • Ống kính FUJINON 23mm f/2
  • Màn hình LCD 2.8-inch (460K chấm)
  • Đèn flash thông minh (Super Intelligent Flash)

Chất lượng hình ảnh

2 năm trước, chất lượng hình ảnh của X100 là thuộc hàng “top” của các mẫu máy cao cấp. Các ảnh chụp của X100S hoàn toàn kế thừa được điểm mạnh đó của người tiền nhiệm, thậm chí còn được cải tiến rõ rệt nhờ vào phần cứng tốt hơn. Phiên bản mới của cảm biến X-Trans và việc xử lý hình ảnh được cải thiện giúp cho chất lượng JPEG trở nên tốt hơn rất nhiều. Thậm chí, kể cả ở những mức ISO cao như 1600, hình ảnh vẫn không có nhiễu. Ở mức ISO 6400, độ nhiễu vẫn là chấp nhận được, và các bức ảnh trông rất tuyệt khi được in ra khổ 13×19 inch. Tuy vậy, lời khuyên của CNET là bạn không nên chỉnh ISO quá cao, ngoại trừ trên các bức ảnh nhỏ. Ngoài ra, X100S không hỗ trợ định dạng RAW cho ISO 12800 và ISO 25600.

2

Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh chụp của X100S là ống kính. Trên chiếc X100, một số người đã than phiền rằng ảnh chụp với khẩu độ f/2 trong vòng 3 mét đổ lại là gần như không thể sử dụng được. Vấn đề tương tự xảy ra với X100S: ảnh bị mờ ở phần giữa và bị méo rõ rệt ở bốn góc. Khi được chỉnh sang khẩu độ f/2.8, X100S như được thay đổi một ống kính mới, ảnh được lấy nét rất rõ ở phần trọng tâm, và nếu như chỉnh sang khẩu độ f/4 tất cả các cạnh của ảnh trông đều tương đối sắc nét. Tất cả các khẩu độ từ f/4 tới f/16 đều cho ảnh nét ở phần giữa và 4 cạnh. Ngoài ra, X100S không bị mắc phải vấn đề lá khẩu không thể đóng được của X100. Đáng tiếc là ảnh chụp có phần hơi lóa so với thông thường.

4

Ảnh ở f/2

Các bức ảnh của X100S có màu rất dễ chịu, cho dù để chụp được ảnh có màu chính xác là khá khó, do X100S không hỗ trợ giả lập màu thực tế. Các tùy chỉnh có sẵn kéo độ tương phản lên tới mức bạn sẽ thấy rất nhiều chi tiết trong vùng tối.

2

5

Chất lượng video cũng được cải thiện đáng kể so với X100. Với X100S, người dùng có thể nâng độ phân giải của video lên 1080p. Tuy vậy, ở phần rìa video có rất nhiều răng cưa và nhiễu – do chức năng lọc hình của X100S đã bị giảm xuống so với X100. Các đoạn video quay trong điều kiện thiếu sáng trông tốt hơn các đoạn video quay ban ngày, có thể do tốc độ cửa trập được giảm xuống, giúp giảm hiện tượng răng cưa và nhiễu (bạn không thể điều chỉnh tốc độ cửa trập trên X100S mà chỉ có thể điều chỉnh khẩu độ). Tuy vậy, video quay ban đêm có màu đen không được tốt lắm, cho dù tông màu nói chung là khá ổn.

Hiệu năng

7

Từ trên xuống: thời gian từ lúc khởi động tới lần chụp đầu tiên, thời gian giữa 2 bức RAW, thời gian giữa 2 bức JPEG, thời gian từ lúc đóng cửa trập tới lúc lưu ảnh (tối), thời gian từ lúc đóng cửa trập tới lúc lưu ảnh (sáng)

Cho dù X100S không phá các kỉ lục về tốc độ, chiếc camera này vẫn là một sự cải thiện đáng kể so với “con rùa” X100 – nhờ hiệu năng tự động lấy nét đã được cải thiện. Fujifilm đã đưa tính năng tự động lấy nét theo pha lên một hệ máy tự động lấy nét tự động lai giữa theo pha và theo độ tương phản. Tuy vậy, tính năng tự động lấy nét của X100S không thực sự ổn định: ngay cả khi máy (cũng như cảnh vật) không hề bị di chuyển, X100S vẫn tự động nhả nét sau lần khóa nét đầu tiên. Điều này khiến cho các thử nghiệm về việc chụp tự động lấy nét không đồng đều. Do đó, ở đây chúng ta sẽ chỉ nhắc tới điểm số trung bình của 3 kết quả tốt nhất trong thử nghiệm của CNET.

Thời gian bật máy, lấy nét và chụp là 1,5 giây. Thời gian lấy nét và chụp trong điều kiện sáng là 0,6 giây; trong điều kiện tối là 0,7 giây. Hai bức ảnh JPEG hoặc RAW liên tiếp cách nhau 1 giây, song cũng có thể lên tới 1,4 giây. Nếu có flash thì thời gian trên tăng lên 1,5 giây. Trong chế độ liên tiếp, máy chụp được 5,5 hình/giây khi bạn chưa hết bộ nhớ đệm. Máy bị đầy bộ nhớ đệm sau 8 khung hình RAW và 36 khung hình JPEG. Tuy vậy, chế độ chụp liên tục chỉ hoạt động khi khung hình đầu tiên được khóa sáng và khóa nét.

Ống ngắm của X100S khá tốt; khi lấy nét bằng tay ống ngắm có thể chia màn hình: vùng lấy nét sẽ được chia làm 4 dải màu đen trắng đứng, khi 4 dải này xếp lại thành hình chữ nhật thì máy đã lấy được nét. Tuy vậy, cả 2 tính năng này không hoạt động khi quay video. Do màn hình LCD trở nên mờ và khó nhìn trong ánh nắng, việc sở hữu một ống ngắm tốt như X100S thực sự là một lợi thế.

Thiết kế và tính năng

8

14

11

X100S có phần thân giống hệt X100, máy không hề nhẹ và chỉ có thể coi là nhỏ nếu so với một chiếc SLR số thông thường. Tuy vậy, trọng lượng của máy – vốn được thiết kế khá chắc chắn – giúp tạo cảm giác cầm đầm tay và dễ chịu cho người dùng. Hơn thế nữa, X100S có thiết kế mang phong cách cổ điển giúp người dùng trông sành điệu hơn rất nhiều. Điểm khác biệt duy nhất so với X100 là nút RAW đã bị thay thế bởi nút menu nhanh (quick menu). Do đó, X100S giờ có giao diện gần giống với toàn bộ các dòng sản phẩm khác của Fujifilm hiện thời. Tuy vậy, sự thay đổi nhỏ nói trên cộng với việc ống ngắm cho chế độ lấy nét bằng tay được thay đổi đã khiến cho trải nghiệm chụp hình X100S trở nên tốt hơn rất nhiều.

10

Bạn vẫn có thể chỉnh khẩu độ trên vòng xoay xung quanh ngàm ống kính, bên cạnh các nút xoay tốc độ cửa trập và nút xoay mức độ bù phơi sáng. Theo mặc định, nút Fn mở ra các lựa chọn chỉnh ISO. Cho dù mặt trước và mặt trên có thiết kế hoài cổ, mặt sau của X100S có thiết kế tương tự với các máy ảnh số. Phía bên trái là nút chọn giữa lấy nét bằng tay, lấy nét tự động cho một bức ảnh và lấy nét tự động cho chụp liên tiếp. Nút AE mở ra các lựa chọn về cách lấy độ phơi sáng của máy, trong khi nút AF cho phép bạn chọn điểm tự động lấy nét (khi đang ở chế độ AF mặc định).

12

Việc chụp ảnh trên X100S không còn đòi hỏi người dùng phải di chuyển quá nhiều trên các menu khác nhau. Chế độ hẹn giờ chụp (self-timer) không nằm trong menu các chế độ chụp (drive modes) mà nằm trong mục Quick Menu – tiện lợi hơn rất nhiều. Chế độ quay video vẫn thuộc menu các chế độ chụp và vẫn chưa có một nút riêng cho việc quay video.

Bạn có thể khóa các điều chỉnh ở phía sau lại bằng cách giữ nút menu trong một vài giây. Đó là một lựa chọn khá tốt, song màn hình ở chế độ khóa lẽ ra nên thông báo cách để ngừng khóa. Nếu như bạn vô tình khóa các nút điều chỉnh này, bạn sẽ phải đọc hướng dẫn sử dụng để tìm ra cách ngừng khóa.

Một trong những điểm bất hợp lý ở X100 tiếp tục xuất hiện trên X100S: phần lắp pin (có hình chữ nhật) không chỉ rõ bạn sẽ phải đưa phần nào của pin vào trước. Bạn sẽ phải nhớ rằng phần có dán mác là phần bên ngoài.

14

X100S không có quá nhiều tính năng phụ trợ, bạn sẽ chỉ có những tính năng rất căn bản như đầu lọc mật độ trung tính được tích hợp sẵn, khả năng thay đổi tông màu, độ sắc, tông vùng tối và giảm nhiễu. Các tính năng khác được kế thừa từ X100 bao gồm Motion Panorama (hoạt động giống như Sweep Panorama của Sony): khi bạn xoay máy, máy sẽ thu được một bức panorama có góc độ 120 – 180 độ theo chiều ngang hoặc chiều dọc.

Kết luận

Từ X100 lên X100S là một bước tiến đủ lớn, xứng đáng với khoảng cách giá thành giữa 2 sản phẩm này. X100S có hiệu năng tốt hơn, chất lượng hình tốt hơn và dễ sử dụng hơn. Trong khi chất lượng hình và chất lượng ống kính không thể bằng Sony RX1, đây vẫn là một chiếc máy tốt ở mức giá dưới 1000 USD.

Theo: Gia Cường – vnreview.vn

Visited 837 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...