Bộ ảnh: Một bóng tối đang bao trùm…

Những bức hình đầy tình cảm, nổi bật và mạnh mẽ của nhiếp ảnh gia Nick Brandt, một cái nhìn thoáng qua với ý nghĩa sâu sắc về một thế giới đang chịu đựng những vây hãm hiểm nguy. Từ hình ảnh một người bảo vệ rừng đau buồn giữ cặp ngà voi bị săn trộm, một quả trứng đà điểu bị bỏ lại trên dải đất khô cằn hay một đàn voi bao quanh một hộp sọ của đồng loại.

“Người bảo vệ rừng với cặp ngà voi bị săn trộm” (Ranger with turks of killed elephant)

“Quả trứng đà điểu bị bỏ rơi” (Abandoned Ostrich Egg)

“Hộp so voi” (Elephant skull)

Brandt đã bắt đầu chụp ảnh về cuộc sống thiên nhiên hoang dã đang bị đe dọa tại 2 vùng đất ở Kenya và Tanzania trong hơn một thập niên và ông tách những tác phẩm của mình trong 2 tập sách On the Earth 2005A Shadow Falls 2009. Hiện nay ông đã đi được một nửa quãng đường trong việc chụp hình cho phần thứ hai và một tập hợp những tác phẩm chọn lọc đang trưng bày tại bảo tàng Fotografiska – Stockholm vào ngày mồng 6 tháng 10.

Trong suốt những năm làm dự án, những bức hình của ông được thực hiện với một tông màu tối đầy chủ ý nhằm phản ánh những áp lực ngày càng tăng trong việc bảo vệ thế giới hoang dã ở Châu Phi trước những yêu cầu lớn từ những thị trường đen ở khu vực Châu Á. Ngà voi nguyên chất hiện nay được bán với giá 800$/kg và sừng tê giác còn đắt giá hơn cả bụi vàng, theo Tổ chức Thế giới Động vật Hoang Dã phản ảnh. Tất cả những con voi được Nhiếp ảnh gia Brandt chụp hình chỉ trong vài năm trước đây đều đã bị giết hại dã man.

Sẽ còn khó và khó hơn nữa cho việc chụp hình lại những loài động vật này vì mỗi năm chúng lại ít hơn đi”. Brandt nói “Thực tế tôi đang cố gắng kéo dài hơn nữa công việc của mình cho việc chụp những tấm hình nhưng nhiệm vụ chính của tôi vẫn là cố gắng làm sao miêu tả chúng như những loài vật đầy tình cảm”.

Cuốn sách đầu tiên của ông là một ảo cảnh về thiên đường Edenic với những cảnh tượng cây cối um tùm và những khoảnh khắc tuyệt vời như một đám mây bụi bùng nổ trên đầu một con voi trong khi những bức hình trong cuốn sách thứ hai của ông tăng lên số lượng những khuôn hình của sự khô cằn và trống rỗng, kết cục cây cối biến mất và nguồn nước không còn. Bạn sẽ không tìm thấy những khuôn hình động hay những bức hình chụp tele những tiêu chuẩn hay được sử dụng cho nhiếp ảnh hoang dã, trong những tác phẩm của Brandt luôn là sự căng thẳng và sự cô độc với sắc màu sephia hay đen trắng, tất cả tạo nên một cảm giác dĩ vãng từ một kỉ nguyên không còn nữa.

“Chú voi đang uống nước” (Elephant drinking)

Tôi luôn đợi những khoảng khắc mà ở đó loài vật dường như giống với những gì chúng hoàn toàn thuộc về với khung cảnh…” Brandt có thể ở nhiều tuần với một loài vật mà không chụp một bức ảnh nào. Như trong tấm hình chụp một con sư tử tại Kenya, ông đã quan sát nó nằm nghỉ dưới bầu trời đầy nắng và trong xanh suốt 17 ngày và rồi khoảnh khắc cho sự đền đáp cuối cùng đã đến khi một cơn gió mạnh thổi qua và con sư tử nhổm dậy. Brandt làm việc với sự trợ giúp của những nhân viên bảo vệ bản địa và luôn chụp từ trong một chiếc xe với máy ảnh medium-format Pentax 67II, mỗi năm ông đều dùng 3 tháng để đi khắp khu vực phía Đông Châu Phi chụp hình.

Những gì tôi làm có vẻ hơi điên khùng không thực tế, đặc biệt đến từ một đạo diễn, ở nơi này bạn chỉ là một người kì quặc với những con vật, bạn chẳng có bất kì sự kiểm soát nào trong tâm trí….” Brandt giới thiệu sự nghiệp trước đây của ông là một đạo diễn video âm nhạc. Năm 1995, ông đến Tanzania để thực hiện hình ảnh cho bài hát Earth Song của Michael Jackson và đã mê mẩn với những khung cảnh ông được thấy.

Nó là sự dịch chuyển, tôi đã rất thích thú khi được nhìn những loài vật tuyệt vời di chuyển băng qua những khung cảnh trước mắt…” Brandt đã rời bỏ sự thành công trong sự nghiệp thương mại âm nhạc để đến với nhiếp ảnh. Brandt đã hối tiếc rằng không thể ghi lại những hình ảnh tương tư như thế một lần nữa với chất liệu video. Sau này ông cũng đã giải thích trong một cuộc đối thoại về dự án phi lợi nhuận của mình Big Lìfe Foundation, dự án tập trung vào cuộc sống hoang dã với hệ thống hình thái sinh học ở Kenya và Tanzana.

Với những cống hiến và sự hỗ trợ của nhiếp ảnh gia Brandt, một tổ chức mới hình thành có 120 người bảo vệ, tất cả những người dân địa phương, những người đóng góp, những đoàn thể tổ chức đã chung tay cho việc giảm thiểu nạn săn bán trộm, giải quyết những tranh chấp giữa cuộc sống những người nông dân và cuộc sống hoang dã.

Tôi là một người bi quan nhưng không có nghĩa rằng tôi từ bỏ những cố gắng để hạn chế những gì đang diễn ra” Nhiếp ảnh gia Brandt nói “Đôi lúc bạn phải nhận ra rằng nếu tất cả những con voi biến mất sẽ thật sự là một điều kinh khủng”. Nhiếp ảnh gia Brandt đang lên kế hoạch cho việc thực hiện cuốn sách thứ ba của mình vào tháng 9 năm 2013 và ông nói tiêu đề của cuốn sách sẽ hoàn thiện trong một câu nói với sự bắt đầu từ tên của hai cuốn sách đầu tiên On the earth a shadow falls….

“Chim chuột chết khô” (Calcified mousebird)

“Chim hồng hạc bị chết khô” (Calcified reflected flamingo)

“Con dơi chết khô” (Calcified bat)

“Bồ câu chết khô”(Calcified caped dove)

 

“Chú voi với nửa vành tai”(Elephant with half ear)

 

“Đàn voi băng qua đồng cỏ” (Elephants walking through grass). Con voi đầu đàn đã bị thợ săn giết chết.

“Hai người giữ rừng khuân ngà voi” (Two rangers supporting tusks)

“Hai con hươu và cột lốc xoáy” (Girraffes and dust devil)

“Sọ hươu” (Giraffe skull)

“Con khỉ Gorilla trên đá” (Gorilla on rock)

“Con linh cẩu trên mặt nước” (Hyena in water)

“Hàng người bảo vệ rừng với những cặp ngà voi bị săn trộm” (Line of ranger with turks of killed elephants)

“Hai con tê giác trong hồ nước” (Rhinos on lake)

“Hai con ngựa vằn ngoái đầu” (Zebras turning heads)

“Sư tử nằm dưới cái cây sắp đổ” (Lion under leaning tree)

“Sọ bò rừng” (Wildebeest Skull)

*

(Dịch nội dung từ lens.blogs.nytimes.com – ảnh Nick Brandt)

Visited 436 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...