Danh sách các lens góc rộng hoạt động tốt nhất trên Nikon D800E

“Bộ não” của Nikon D800E chính là cảm biến kích thước lớn CMOS Full Frame 36.3MP cùng “quả tim nóng” Expeed 3 cho ảnh đẹp tuyệt vời bất kể tình huống nào và màu sắc chủ đạo ra sao. Hệ thống lấy nét 51 điểm tự động hoàn toàn mới với 15 điểm cross-type cho phép lấy nét cực nhanh và chính xác.

Các lens góc rộng hoạt động tốt nhất trên Nikon D800E. Bạn đã sở hữu những lens nào rồi?

 

Dưới đây là danh sách các lens – ống kính tốt nhất dành cho Nikon D800E ở từng khoảng cách và nhu cầu, được đánh giá bởi site danh tiếng DxOMark

Giá được tham khảo từ Amazone, ở Việt Nam các bạn có thể đánh từ khóa trên ống kính và search để tìm được (thường sẽ rẻ hơn 1 chút và có nhiều hàng dùng rồi).

1. Các lens góc rộng chụp phong cảnh tốt nhất trên Nikon D800E

Đứng đầu là lens Sigma 35 mm f1.4. Đây thực sự là một lens quá xuất sắc trong dòng Art của Sigma. Tuy nhiên, với những bạn dư giả về tài chính và muốn góc chụp rộng hơn nữa thì có thể tham khảo đến các lens tiêp theo như Carl Zeiss 25mm ZF 2 hay Nikon 24mm f1.4.

Danh sách các lens góc rộng hoạt động tốt nhất trên Nikon D800E

So sánh các lens góc rộng hoạt động tốt nhất trên NIkon D800E

 

Góc 24mm là một góc chụp khá thông dụng khi chụp phong cảnh, dưới đây sẽ là phần review về lens Nikon 24mm f1.4.

Cảm giác cầm trên tay Nikon 24mm f1.4 là rất chắc chắn, vòng lấy nét đặt ở vị trí rất thuận tiện cho việc lấy nét bằng tay. Trong điều kiện thiếu sáng, tốc độ lấy nét của lens không thực sự nhanh như mong đợi so với giá với tiền. Lens có tốc độ ngang bằng với Nikon 50mm f1.4 G và chỉ bằng một nửa so với lens zoom huyền thoại Nikon 14-24mm f2.8. Khi lấy nét, motor hoạt động cực kì êm ái, không hề có tiệng động nào phát ra ngay cả khi mở khẩu ở 1.4.

Ảnh được chụp bằng Nikon 24mm f1.4 tại ISO 200, f1.4, 1/80 s

Vùng nét nhất của lens là vùng chính giữa, ở hai bên cạnh có độ nét chấp nhận được (nét nhất trong các lens có khẩu 1.4) và nét nhất ở khẩu 2.8. Màu sắc và độ tương phản của lens là quá ấn tượng, thuộc top đầu bảng.

Ảnh được chụp bằng lens Nikon 24mm f1.4. Ảnh: photographylife

Vì đây là lens góc rộng nên chắc chắn bokeh của lens không thể đẹp bằng các lens chân dung của Nikon. Tuy nhiên, bokeh của lens thực sự vẫn rất mềm mại.

Nhờ công nghệ Nano nổi tiếng của Nikon mà lens đã loại bỏ được hiện tượng flare khi chụp ngược sáng.

Ảnh được chụp bằng lens Nikon 24mm f1.4. Ảnh: photographylife

2. Các lens zoom góc rộng hoạt động tốt nhất trên Nikon D800E

Đứng đầu là lens huyền thoại của Nikon: 14-24mm f2.8. Đây là lens có độ nét cao, góc rộng rất thuận tiện trong chụp phong cảnh và những nơi không gian hẹp. Với công nghệ nano nổi tiếng của Nikon lens cho hình ảnh với màu sắc và độ tương phẩn rất ấn tượng.

So sánh các lens zoom góc rộng đầu bảng trên Nikon D800E

Vậy, Nikon 14-24mm tuyệt vời như nào? Mời các bạn xem phần review nhanh dưới đây:

Motor lấy nét của lens hoạt động rất chuẩn và êm ái. Ngay cả trong điều kiện thiếu sáng, lens cũng hoạt động tốt và lấy nét chính xác.

Ảnh được chụp bằng lens Nikon 14-24mm f1.4. Ảnh: photographylife

Lens cho hình ảnh rất nét ở vùng trung tâm tại mọi khẩu độ, tại f2.8 vùng 2 bên hơi bị mờ và nét nhất khi để khẩu ở f4.0. Vì đây là lens góc rộng nên khi chụp cận cảnh có thể dẫn tới hiện tượng méo hình. Màu sắc, độ nét và độ tương phản của lens thì chắc chắn là thuộc top đầu bảng, không có gì ngạc nhiên.

Ảnh được chụp bằng lens Nikon 14-24mm f1.4. Ảnh: photographylife

Đối với các lens góc rộng thì việc có bokeh đẹp là điều rất khó. Để có background mờ để chủ thể nổi bật các bạn cần chụp ở tiêu cự 24mm và chụp sát vào vật. Vấn đề tối góc của lens là không đáng kể khi chụp ở tiêu cự 14mm.

Ảnh được chụp bằng lens Nikon 14-24mm f1.4. Ảnh: photographylife

Có một điều đặc biệt ở lens là khi bạn chụp ngược sáng ở khẩu 14mm mặt trời không hề xuất hiện trong khung hình của bạn.

Ảnh được chụp bằng lens Nikon 14-24mm f1.4. Ảnh: photographylife

Hiện tượng méo hình chỉ xảy ra khi bạn chụp ở tiêu cự 14mm và mất dần khi tiêu cự ở ngoài khoảng 20mm. Thực ra thì điều này cũng không quan trọng lắm vì các bạn có thể dễ dàng sửa với lightroom hay photoshop.

Bên trái: ảnh gốc, Bên phải: sau khi sửa với lightroom.

Nguồn: kenhcongnghe.vn

Visited 1,161 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...