[ứng dụng – Bài học 2] Điều Chỉnh Tốc Độ Cửa Trập để có Hiệu Ứng Sống Động Hơn

Trong bài thứ hai của loạt bài này, chúng ta sẽ trao đổi về tốc độ cửa trập. Bằng việc học cách sử dụng cả tốc độ cửa trập thấp và cao, bạn sẽ có thể thể hiện chuyển động của đối tượng một cách tự do hơn, và trải nghiệm nhiếp ảnh của bạn cũng sẽ thú vị hơn. (Người trình bày: Yutaka Tanekiyo)

Tạo ra những vệt sáng của những chiếc xe đang chạy bằng tốc độ cửa trập thấp

Mặc dù bạn có thể quan tâm quá mức về tốc độ cửa trập khi chụp ở các tình huống bình thường, việc sử dụng một tốc độ cửa trập thấp hoặc cao trên thực tế có thể giúp tạo ra những hiệu ứng tuyệt đẹp như thể thời gian trôi chậm lại, hoặc tạo ra những tấm ảnh sống động chụp một khoảnh khắc thoáng qua của đối tượng. Để cài đặt tốc độ cửa trập theo cách thủ công, hãy căn chỉnh bánh xe điều chỉnh chế độ với [TV] (chế độ Shutter-priority AE), và bạn có thể điều chỉnh tài liệu hướng dẫn bằng cách xoay bánh xe chính (Trong trường hợp máy ảnh EOS DSLR. Đối với EOS M3, điều chỉnh bằng cách sử dụng bánh xe xung quanh nút chụp). Trong nội dung sau đây, chúng ta hãy bắt đầu giải quyết thử thách khi chụp các vệt sáng của xe bằng tốc độ cửa trập thấp.

1. Nhắm vào chiếc xe đang đi qua từ trên cầu

1/2 giây

Chọn thời điểm có lượng xe cộ thấp, và nhắm máy ảnh từ trên cầu. Ở đây, tôi đã tắt đèn flash của máy ảnh, và chụp ảnh này với tốc độ cửa trập được cài đặt thành 1/2 giây. Mặc dù quan sát thấy nhòe chuyển động ở những chiếc xe đang chạy ở tốc độ cao, thiết lập tốc độ cửa trập này là không đủ thấp để tạo ra những vệt sáng ở những chiếc xe đi ngang.

2. Giảm tốc độ cửa trập thêm nữa và chụp

1 giây

Ở tốc độ 1 giây, hình dáng của những chiếc xe đang chạy có thể không còn nhận ra được nữa, và các vệt sáng trở nên dễ nhận ra hơn. Tuy nhiên, chiều dài của các vệt sáng vẫn ngắn ở tốc độ cửa trập này. Tiếp theo, chúng ta hãy thử chụp ở tốc độ 10 giây.

3. Thế là xong! Các vệt sáng dài như mong muốn

10 giây

Với tốc độ cửa trập được cài đặt thành 10 giây, các vệt sáng dài được tạo ra như mong muốn, làm thêm vẻ sống động cho ảnh.

[Thủ thuật] Thận trọng với rung máy ở các ảnh phơi sáng lâu!

  • Sử dụng chân máy khi có thể
  • Tìm một nơi để cố định máy ảnh nếu không thể sử dụng chân máy

Rung máy có khả năng xảy ra khi bạn chụp ảnh ở tốc độ cửa trập thấp, do đó bạn cần phải đảm bảo rằng máy ảnh được cố định chắc hcắn. Cách tốt nhất là sử dụng chân máy, nhưng nếu môi trường xung quanh không cho phép làm như thế, hãy cố định máy ảnh chẳng hạn như bằng cách đặt nó lên một thanh chắn.

Ảnh sẽ bị nhòe nếu bạn chụp cầm tay ở tốc độ cửa trập thấp

Đóng băng đối tượng bằng tốc độ cửa trập cao

Để chụp một đối tượng chuyển động nhanh mà không làm nhòe, bạn cần phải điều chỉnh tốc độ cửa trập theo tốc độ di chuyển của đối tượng. Bên dưới là một số ví dụ về ảnh chụp ở tốc độ cửa trập cao có thể dùng làm tham khảo.

1/250 giây

Con thuyền lướt nhanh ngang vịnh

Ảnh chụp ở tốc độ cửa trập 1/250 giây. Ở đây, tôi cố tình đóng băng chuyển động của con thuyền đang di chuyển nhanh, và thể hiện tốc độ di chuyển của nó bằng vệt sóng dài mà nó tạo ra.

1/500 giây

Sóng vỗ lên đá

Nếu bạn muốn chụp sóng vỗ, hãy sử dụng tốc độ cửa trập 1/500 giây trở lên. Làm như thế cho phép bạn thể hiện chi tiết các con sóng.

1/1600 giây

Máy bay ngay trước khi đáp

Có một chiếc máy bay bay trên đầu tôi. Ở tốc độ cửa trập 1/1600 giây, bạn hoàn toàn có thể đóng băng chuyển động của một chiếc máy bay.

Nguồn canon-asia.com

Visited 1,318 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...