Bộ tứ máy ảnh lừng danh Rangefinder 40mm 1.7

Bộ tứ lừng danh Rangefinder 40mm 1.7

Trải qua từng thời kỳ, nhân loại có từng loại thông minh khác nhau. Hãy thử quay lại quá khứ, cách đây mấy nghìn năm người Ai cập đã xây được Kim Tự Tháp, một kỳ quan của thế giới mà cho đến tận bây giờ khoa học vẫn không thể giải mã được. Hay nói gần hơn, Trống Đồng Việt Nam, bây giờ thử hỏi có ai có thể làm lại được không?

Điều này chứng tỏ, mỗi một thời kỳ, có một loại tinh hoa nào đó của nhân loại, mà cho dù khoa học, văn minh của các thế hệ sau phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hay làm lại được.

Nếu như nói rằng, thế kỷ 21 là thuộc về thời kỳ kỹ thuật số, internet. Thế kỷ 19, là của các phát minh khoa học thuộc các lĩnh vực như Toán, Vật Lý, Y Học… Thì thế kỷ 20, chính là thời kỳ cực thịnh của các sản phẩm cơ học, mà cho dù trải qua cả trăm năm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Máy ảnh cơ, chính là một trong những tinh hoa của nhân loại trong thế kỷ 20 mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị sử dụng cho dù máy ảnh số phát triễn như nấm mọc sau mưa.

Những sản phẩm cơ học của Leica, Rollei, Canon, Nikon, Minolta, Olympus, Yashica… không những cho những tác phẩm nhiếp ảnh để đời, mà chúng còn được xem như những tác phẩm trưng bày với những thiết kế tinh xảo, duyên dáng, quyến rũ đến từng chi tiết nhỏ. Khi xem những bức ảnh được chụp từ những chiếc máy cơ, tôi như thấy được cả chiều thời gian trong đó, điều mà tôi chưa từng thấy qua những chiếc máy số.

Với người yêu máy ảnh cơ, thuộc dòng Rangefinder, có 4 chiếc máy không thể bỏ qua được trong bộ sưu tập của mình, đó là bộ tứ compact 40mm f1.7.

1. Canon QL17 GIII – Sản xuất từ 1972-1982, hầu hết lắp ráp ở Taiwan, khoảng 1% lắp ráp ở Nhật dành cho hàng trưng bày và quà tặng. Có hai màu đen và bạc. Đây là chiếc máy nổi tiếng nhất trong bộ tứ 40 1.7.

2. Olympus 35 RD – Sản xuất vào những năm 1975, hoạt động gần giống như QL17 GIII, nhưng bé hơn nhiều, bé hơn cả Leica CL, và đặc biệt tiếng kêu của shutter khe khẽ như lời thỏ thẻ của cô bé 16 tuổi nhận lời tỏ tình của mối tình đầu. Nếu để chọn một chiếc máy nhỏ gọn, bỏ túi, rangefinder, chất lượng tốt, giá tiền phải chăng… thì Olympus 35 RD là chọn lựa số 1. Nếu bạn chấp nhận bỏ ra 1000usd, hãy đến với Leica CL. Dòng Olympus 35 RD chỉ có một màu bạc.

3. Minolta hi-matic 7s II. Đây là chiếc máy đỉnh cao của hãng Minolta với những cải tiến vượt bậc. Em này cũng bé nhỏ, dịu dàng, đáng yêu như Olympus RD. Thật một em mỗi vẻ mười phân vẹn mười. Dòng máy này được các tín đồ tin rằng, cấu trúc của ống kính 40 1.7 Rokkor giống y hệt lens 40/2 mà Minolta sản xuất cho Leica CL. 7s II cũng có hai màu đen bạc, rất khó kiếm, và màu đen đắt chả kém Leica CL.

4. Yashica 35 electro GX – Cuối cùng, là em này. Đây là 1 trong 2 chiếc máy của dòng Yashica G có lens 40 1.7, chiếc kia là GL to béo hơn. Em này được thèm muốn hơn. Tôi cũng đang tương tư với em, hi vọng có ngày được cưới em về cho thỏa khát khao… nhớ em mấy thủa bạc đầu.

Đặt gạch thế đã, em sẽ viết về từng máy và có minh họa cụ thể bằng hình ảnh sau. Hẹn ngày tái nạm với các bác. Nhớ đón xem hồi sau…

——

I. Canon QL17 GIII – Leica cho người nghèo.

Có lẽ, tôi không cần phải nói nhiều về chiếc máy này, sự nổi tiếng cũng như sự săn lùng của người sử dụng và người sưu tập cũng đủ nói lên danh tiếng của nó. Và dưới đây là một số ưu và nhược điểm của chiếc máy này do chính kinh nghiệm của tôi trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm:
– Máy được chế tạo bằng kim loại, bọc da, cảm giác cầm chắc chắn.
– Các vòng khẩu, focus… sắp xếp hợp lý, dễ sử dụng. Vòng focus có cái “chốt” và viewfinder, rangefinder sáng giúp dễ dàng canh nét.
– Hệ thống quick load film đặc biệt nhất trong các dòng máy film.
– Máy có chế độ ưu tiên tốc độ, tức là nếu bạn set một tốc độ cố định, chỉnh vòng khẩu ở A, thì máy sẽ tự động đo sáng và suy ra khẩu độ tương ứng. Bên cạnh đó, khi thiếu hoặc thừa sáng, thì máy sẽ khóa trigger. Khi trigger nhảy, thì chắc chắn bạn có bức ảnh đủ sáng.
– …

Nhược điểm:
– Lightmeter của Ql17 GIII không phải loại tốt, hơn nữa qua thời gian nó cũng hao mòn, nên rất ít máy có lightmeter chính xác. Việc pin PX 625 1.35v bị cấm sử dụng, phải thay thế bằng các loại pin khác cũng ảnh hưởng đến hệ thống này. Vì vậy, trước khi sử dụng máy cần kiểm tra thật kỹ. Tốt nhất so sánh với một máy đo sáng tốt, để suy ra sự chính xác của lightmeter của chiếc máy của bạn.
Có thể tham khảo bài viết dưới đây để tự chỉnh đo sáng của mình. Nếu không tự tin thì hãy mang đến thợ.

– Dòng máy compact, ống kính không thay thế được.
– Range 40mm hơi lỡ cỡ.
– Gắn hood vào sẽ che bớt một phần viewfinder.

Giá trị sưu tập:
– Vì đây là dòng máy đã ngưng sử dụng từ năm 1982, chất lượng thuộc vào loại nhất nhì trong dòng máy thời đó có cùng tính năng, nên nó dần được liệt vào hàng sách đỏ.
– Có lẽ Canon muốn ám chỉ đến cuộc đời nên họ đã sản xuất hai màu : đen và bạc. Tương ứng với cuộc đời đen bạc
– Có lẽ, chiếc Canon Ql17 GIII quý hiếm nhất là chiếc màu đen, sản xuất tại Nhật, chỉ dành cho trưng bày và quà tặng.

Nó đây:

Và đây là một vài tấm hình được chụp từ chiếc máy màu đen trên.
Film Ilford HP5 Plus400.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Olympus 35 RD (phần hai)

Olympus 35 RD

Olympus 35 RD được cho là đối thủ đáng gờm của Leica for poor Canon QL17. Nếu nói về danh tiếng, thì RD không lừng lẫy trên chốn giang hồ như QL, một phần vì nó được sản xuất bởi Olympus, lý do thứ hai là nó khá hiếm nên có ít người sở hữu hơn QL, điều này cũng dẫn đến ít tài liệu nói về nó. Tuy không phổ biến như QL, nhưng nó là một máy không thể thiếu được trong bộ sưu tập dòng Compact 35’s và cả những tay máy thực thụ.

Olympus 35 RD được lắp lens Zuiko 40mm f1.7, dòng lens Zuiko nổi tiếng sắc nét một thời. Ví như bức ảnh dưới đây tôi chụp với đo nét bằng niềm tin, trong một buổi chiều âm u, mưa phùn của chiều Đông Tây Âu trong lễ hội Canaval. Độ nét, tương phản, cả chi tiết trong đôi mắt của cụ già và dãi đen trắng… bức ảnh đã làm cho tôi thật sự ngỡ ngàng về chất lượng của ống kính Zuiko.

Dòng Olympus được sản xuất vào những năm 197x. Nó khác với nhưng máy cùng tính năng cùng thời vì chỉ có một màu chrome duy nhất chứ không có màu đen.

Về kích thước thì nhỏ nhất trong tất cả các máy Compact 35’s RF, thông số kỹ thuật 11,5x7x7cm, và nặng 470g, có thể cho vào túi áo khoác dễ dàng. Máy thường đi kèm với túi da, có thể tháo phần vỏ chỉ để lại phần da bọc thân máy khi chụp để bảo vệ máy.

Mọi hoạt động của RD giống hệt QL 17, tức là ngoài chế độ manual, nó còn có chế độ auto. Khi bạn set máy ở chế độ này, thì shutter chỉ nhảy khi máy đủ sáng. Nếu bạn lắp pin chuẩn PX625 1.35v, thì mỗi khi bạn bấm được shutter, đảm bảo có ảnh đủ sáng. Nó có khác 1 chút so với Ql17, ở QL 17 nếu chọn chế độ manual, thì kim đo sáng không hoạt động, trong khi ở Olympus RD vẫn hoạt động ở chế độ này. Máy có đầy đủ các tính năng khác như chụp hẹn giờ… tốc độ từ B-1/4-1/500, Iso từ 25-800.

Nhược điểm của máy là dùng pin PX525 1.35v đã ngưng sản xuất, thay vào đấy có thể dùng pin V625PX 1.5v, nhưng trường hợp thay thế này sẽ gây trở ngại làm đo sáng không chính xác. Đề nghị dùng pin PR44 1.4v vẫn có bán trên thị trường, chèn thêm bằng miếng giấy bạc trong bao thuốc lá là oki. Vòng chỉnh khẩu nằm quá sát thân máy, hơi khó chỉnh. Vòng xoay focus không có cái chốt như QL, 7sII… nên không thể xoay bằng 1 ngón tay.

Đánh giá cá nhân: Máy không đẹp bằng QL17, 7sII, nhưng tiện lợi hơn do nhỏ hơn rất nhiều và đặc biệt tiếng cửa chập rất khẽ, phù hợp chụp lén hay trong môi trường cần giữ im lặng.

Càng lúc càng bất ngờ hơn với em Olympus RD này, chất ảnh quá ổn, chả kém cạnh ai.

1.

2.

3.

4.

Olympus 35 RD

Bài và ảnh TinhTang / vnphoto.net
Visited 1,981 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...