Kỹ thuật bố cục phần 3: TIỀN CẢNH – 13 ĐƯỜNG DẪN + 5 TIÊU CHUẨN THU HÚT

Sau khi bạn đã biết cách:

Thì trong phần 3 này, bạn sẽ biết cách tìm, chọn và canh tiền cảnh để tạo không gian và tăng sự thu hút vào trong bức ảnh của bạn.

KHÔNG GIAN TRONG ẢNH PHONG CẢNH

Ảnh phong cảnh khi đầy đủ, có thể phân chia ra gồm có:

  • Tiền cảnh, phần gần nhất, cho người xem chi tiết rõ nhất và vì thế có sức ảnh hưởng lớn nhất với thị giác.
  • Trung cảnh là phần sau tiền cảnh đó, do ở xa nên hình dạng ít chi tiết hơn rất nhiều và phần lớn chỉ là một khối hình thể với chi tiết mờ hơn và ít ảnh hưởng đến thị giác hơn.
  • Hậu cảnh là phần xa nhất, đó là cái phông căn bản nhất của ảnh, thường là bầu trời, biển hay chân trời xa, phần này tuy xa nhưng có diện tích lớn nhất trong ảnh và khi có nhiều mây nó cũng chiếm phần rất quan trọng trong ảnh. Hậu cảnh sẽ được nói đến trong bài về khoảnh khắc và thời tiết.

bocuc3-space

TIỀN CẢNH – TẠO CẢM GIÁC CHIỀU SÂU CHO TRUNG VÀ HẬU CẢNH

Vì ảnh (với công nghệ hiện tại) vốn là không gian 2 chiều (2D), để tạo cảm giác chiều sâu (không gian 3 chiểu hay 3D) thì bạn cần có tiền cảnh, phần ở trước trung cảnh để tạo một sự so sánh gần xa. Có như thế thì ảnh của bạn sẽ có chiều sâu hơn, và điều đó sẽ làm cho ảnh bạn thực hơn và tăng sự chú ý cho ảnh.
 Tốc độ 60 giây ISO 50 f/11 WB 5000K. Sony A7R + Voigtlander 12 (mod by Andre Luu)

ĐƯỜNG DẪN – LÀ TIỀN CẢNH CÓ HƯỚNG KẾT NỐI

Đường dẫn là tiền cảnh có những đường nét trực tiếp hay gián tiếp phóng về hướng trong ảnh để làm tăng sự chú ý cho trung hay hậu cảnh, nhất là khi đường dẫn có nhiều đường từ chung quanh ảnh hướng vào một điểm trong ảnh thì hiệu ứng thu hút thị giác vào khu vực tụ đó càng mạnh. Ngoài ra đường dẫn cũng có thể liên kết các vật thể trong ảnh làm cho các yếu tố trong ảnh đó có ý nghĩa với nhau hơn và làm đơn giản bố cục. Chính vì hiệu ứng thị giác mạnh này mà đường dẫn có giá trị quan trọng trong ảnh phong cảnh.

13 ĐƯỜNG DẪN – BẠN CÓ THỂ CANH VÀO BỐ CỤC

Sau đây là những loại đường dẫn bạn có thể tìm hoặc tạo cho ảnh của bạn.

  • ĐƯỜNG DẪN HỘI TỤ
      Đây là loại đường dẫn mạnh nhất vì nhiều đường nét thẳng mạnh hội tụ lại ở một điểm, vì thế mọi sự tập trung của mắt bị hút vào điểm tụ đó.

Ảnh có đường dẫn hội tụ tạo bởi hiệu ứng của ống kính siêu rộng 12mm.

Tốc độ 1/25 giây, f/11, ISO 100, Custom WB 4700K, tiêu cự 15mm.  Sony A7R + Lens crop Sony 10-18mm.

  • ĐƯỜNG DẪN THẲNG
      Khi có nét đủ to thì nó sẽ là một đường dẫn rất mạnh chỉ sau đường dẫn hội tụ ở trên.

Ảnh có đường dẫn là khe nứt trên đá phủ rêu dẫn vào trung tâm ảnh có ráng mây vàng sáng là điểm dừng.

Tốc độ 69 giây ISO 100 f/8 WB 5000K. Sony A7R + lens Voigtlander 12.

  • ĐƯỜNG DẪN NGANG

Ảnh

      có đường dẫn là ruộng bậc thang dẫn qua trái và được “dừng” bởi cấu trúc tròn của thữa ruộng cuối cùng.

_DSC1060

  • ĐƯỜNG DẪN XÉO

Ảnh

      có đường dẫn là con đường đất dẫn qua góc phải được “dừng” bởi cây chủ thể có điểm nhấn là mặt trời.

Tốc độ 1/25 Giây, F22, ISO 100 Custom WB 2800K, tiêu cự 35mm.

  • ĐƯỜNG DẪN CUNG

Ảnh

      có sườn núi là đường dẫn qua trái và được “dừng” bởi cây độc mộc củng là chủ thể của ảnh.

Tốc độ 30 Giây, F/11, ISO 50, Custom WB 4800K, tiêu cự 18mm.

  • ĐƯỜNG DẪN CHỮ S

Ảnh

      có bờ mây luồng uốn lượn cong là đường dẫn vào mặt trời là điểm nhấn của ảnh.

Tốc độ 1/15 Giây, F/11, ISO 100, Custom WB 5500K, tiêu cự 15mm

  • ĐƯỜNG DẪN CHỮ V

Ảnh

      có sườn núi xuống rồi lên theo hình chữ V với chữ V cuối cùng “giữ” chùm cây nhỏ ở đó, đó cũng là điểm nhấn của ảnh.

Tốc độ 1/13 giây, F/11, ISO 100, Custom WB 6000K, tiêu cự 105mm

  • ĐƯỜNG DẪN PHÓNG THẲNG

Ảnh

      có cành cây nằm trên nước có hướng phóng về cây độc mộc là đường dẫn gián tiếp.

Tốc độ 25 giây ISO 50 f/11 WB 4000K. Sony a7R + Olympus OM.

  • ĐƯỜNG DẪN PHÓNG CUNG (PROJECTILE)

Ảnh

      có khối đá có hướng lên trên trời nhưng do mặt trời tròn nên bạn có thể liên tưởng được đầu rồng phun ra hoả châu rớt xuống vị trí mặt trời thành một đường cung.

F11, tốc độ 6 giây, ISO 50 Custom WB 5000K, tiêu cự 15 mm.

  • ĐƯỜNG DẪN PHƠI MÂY

Ảnh

      có nhiều mây bay kéo thành vệt có hướng về trong ảnh.

Tốc độ 108 Giây, F/5.6, ISO 100, Custom WB 8000K, tiêu cự 15mm

  • ĐƯỜNG DẪN PHƠI NƯỚC

Ảnh

      có sóng rút ra kéo thành vệt là đường dẫn hội tụ về mặt trời đang mọc.

Tốc độ 0.5 giây ISO 100 f/11 tại 16mm. WB 6000K.

  • ĐƯỜNG DẪN RAY

Ảnh

      có ray chiếu xuống như làm sáng những lỗ nước trên đá.

Tốc độ 8 Giây, F11, ISO 50, Custom WB 4650K, tiêu cự 16mm.

  • ĐƯỜNG DẪN FLARE

Ảnh

      có những đốm sáng nhiều màu do hiệu ứng flare tạo ra là những đường dẫn hội tụ về mặt trời cũng là điểm nhấn của ảnh.

Tốc độ 1/30 giây, F/11, ISO 200, Custom WB 6000K, tiêu cự 28mm. Sony A7R + Lens Kit Canon 28-135 IS.

5 TIÊU CHUẨN – TẠO SỰ THU HÚT

Chỉ cần bạn lưu ý và áp dụng ít nhất một trong những tiêu chuẩn của đường dẫn dưới đây là bạn có thể phát huy tối đa tính thu hút của đường dẫn mà bạn đã chọn canh vào trong ảnh.

  • DẪN VÀO TRONG ẢNH

Ở mức căn bản thì bạn muốn đường dẫn dẫn vào trong ảnh để người xem không bị lo ra và sẽ bỏ nhiều thời gian khám phá các chi tiết trong ảnh bạn, đây là bước đầu của sự cảm nhận đẹp. Ảnh có khả năng giữ sự chú ý càng lâu thì cảm nhận về nó càng đẹp.

Ảnh có những sớ đá và khối đá dài ở xa đều hướng vào phần trong của ảnh.

402 giây (gần 7 phút) ISO 100 f/8 WB 5000. Sony A7R + Voigtlander 12 (mod by Andre Luu)

  • DẪN VÀO ĐIỂM SÁNG HAY CHI TIẾT THÚ VỊ

Sau khi đã dẫn vào trong ảnh, khi có thể bạn hãy dẫn vào một chủ thể, một chi tiết thú vị hay một điểm sáng hoặc vùng sáng. Vì khi đó mắt người xem sẽ có một cái gì thú vị để tập trung vào. Cái chi tiết đó càng hấp dẫn chừng nào thì bạn sẽ giữ mắt người xem càng lâu trong ảnh chừng đó.

Ảnh có đường dẫn là những thân cây tre của vó dẫn vào mặt trời, ngoài ra cây cầu bên góc trái cũng hướng về mặt trời tạo một sự nhất quán. Lưới bên dưới “bắt” được mặt trời thể hiện sự phản chiếu làm tăng thêm tính độc đáo của ảnh.
DSC02567_68_69_70_71

Ảnh có đường dẫn là con đường đất dẫn vào cây khô có cấu trúc giống như là bộ sừng nai cực kỳ thú vị.

Tốc độ 0.6 Giây, F5.6, ISO 100 Custom WB 4500K, tiêu cự 16mm.

  • DẪN VÀO ĐIỂM TỤ

Trong thiên nhiên, ít khi có các yếu tố trong ảnh quy tụ về một điểm, mà thường là do hiệu ứng của ống siêu rộng. Khi trong cảnh có nhiều đường song song, dùng ống siêu rộng sẽ tạo hiệu ứng hội tụ vào một điểm. Ngoài ra khi kết hợp với kỹ thuật phơi sáng lâu (thường là trên 1 phút) có thể làm cho mây bay thành vệt, giúp tạo thêm đường dẫn ở phần trời. Tương tự như mây thì nước cũng có thể tạo vệt mỗi khi sóng di chuyển vào rồi rút ra, bắt được khoảnh khắc đó (chừng từ 1-3 giây) là tạo được những vệt nước quy về trung tâm ảnh ở vô cực.

Ảnh có chi tiết, nét đá ở giữa lỗ nước hướng về núi ở trung cảnh, đồng thời mây phơi bay thành vệt trên ray sáng cuối ngày có góc quy tụ về núi, tạo ra những đường hội tụ tại trung tâm núi.
_DSC4018

  • DẪN VÀO ĐIỂM DỪNG

Có những đường dẫn dài và có hướng dẫn ra ngoài ảnh, thì trong trường hợp này, bạn cần có một chi tiết để ngăn sự di chuyển của mắt không cho di chuyển ra khỏi ảnh. Chi tiết đó tốt nhất là chủ thể hay là điểm nhấn.

Ảnh có đường dẫn là đường ranh giới giữa lúa vàng và cây xanh dẫn xéo vào phía bên phải hướng ra ngoài ảnh, ở đó có cái cây, cũng là chủ thể ngăn mắt người xem lại và kết hợp với đốm mây trên trời, giữ mắt người xem trong ảnh.
_DSC1115

Ảnh có đường dẫn chính cũng là chủ thể dẫn từ khung phải qua khung trái với hướng chạy ra ngoài, nhưng nhờ chùm chi tiết ở ngọn đồi gần và cái cây nhọn nhô ra giữ mắt người xem lại trong ảnh.
_DSC1079-Edit

  • NHẤT QUÁN

Một tiêu chí quan trong nhất là sự nhất quán trong đường dẫn. Trong một ảnh nếu có hơn 1 đường dẫn thì tất cả nên hướng vào một điểm như điểm tụ, chủ thể hay điểm nhấn như trên. Bạn nên lưu ý không những đường dẫn trực tiếp mà cả đường dẫn phóng. Hướng phóng cũng nên hướng vào một điểm đồng nhất như các đường dẫn khác. Khi các đường dẫn không hội tụ thì cũng nên hướng về một hướng. Đạt được như thế thì các đường dẫn đều có một sự đồng nhất, một sự nhất quán, điều đó tạo ra một sự thứ tự và điều đó làm cho ảnh bạn đẹp hơn.

Ảnh nhất quán này có nhiều đường dẫn là vân đá phủ rêu và ráng mây hồng tất cả hướng vào khối đá tạo một sự nhất quán.

MÙA RÊU CỔ THẠCH. 85 giây ISO 100 f/8 WB 5900K. Sony a7R + Voigtlander 12.

Ảnh không nhất quán này có 2 hướng đường dẫn khác nhau, 1 hướng là những vân đá hội tụ về bên trái, 1 hướng khác là khe nước hướng về cái cây ở xa. Tuy nhiên đường này không quá mạnh để tạo cảm giác 2 hướng rõ rệt.
_DSC5544

Nguồn andreluu.com

Visited 2,333 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...