Kiếm tiền bằng nhiếp ảnh trong 30 ngày: Chụp ảnh chân dung (P3)
Nhưng làm sao để trở thành nhiếp ảnh gia nghiệp dư và kiếm tiền sau 30 ngày? Chụp ảnh chân dung được không?
Hôm nay sang đến phần 3 là áp dụng những điều đã học được đi vào thực tế
Phần 3-Tuần 3
ẢNH CHÂN DUNG
Chụp chân dung có nhiều kiểu và mỗi kiểu đều có mục đích nhằm để trình bày chủ thể trong một loại ánh sáng khác nhau. Có thể đó là kiểu chụp chân dung mà bạn có khả năng kiểm soát vị trí chụp, chiếu sáng và bố cục. Nhưng cũng có kiểu chụp ngẫu hứng không được sắp đặt trước, trong đó chủ thể trông có vẻ tự nhiên và ít gò bó hơn. Không có nguyên tắc cứng nhắc và sít sao nào trong việc chụp chân dung, nhưng sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung cơ bản có thể áp dụng được.
Vị trí ( Góc chụp )
Quan trọng là phải chuẩn bị trước. Bạn nên đi tiền trạm các vị trí trước khi chụp ảnh. Khi đã chọn được vị trí, bạn cần phải chọn khu nào có nền đẹp hơn cho chủ thể. Khi chụp chân dung, bạn hãy dùng ống kính góc rộng vừa phải ( tiêu cự 35mm-50mm ) có độ mở ống kính lớn hoặc lùi xa chủ thể để lấy được cảnh vật xung quanh chủ thể khi sử dụng những ống kính tiêu cự lớn hơn 50mm, có thể tạo nên một câu chuyện và làm hình ảnh trông hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hậu cảnh lộn xộn thỉnh thoảng sẽ làm chủ thể bị chìm đi, làm bố cục không còn có điểm trọng tâm nữa. Mục đích là vừa có chiều sâu trường ảnh ( DOF ) và xoá phông ( Bokeh ). Ngoài ra chúng ta còn nên để ý đến góc mặt của chủ thể-người mẫu. Nên có thời gian dành ra để chụp thử xác định góc mặt của người mẫu sao cho đẹp nhất và ưng ý nhất trước khi tiến hành chụp thật. Đa số các nhiếp ảnh gia thường chọn góc nghiêng và hạn chế chụp thẳng và góc máy hơi thấp sẽ làm tôn dáng người mẫu hơn.
Ánh sáng
Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng tự nhiên, hầu hết các nhiếp ảnh gia luôn chờ đến “giờ vàng”, thường là vào buổi sáng sớm hay chiều tối khi có ánh sáng ấm, đẹp mắt chiếu lên da. Tuy nhiên, nếu không chờ được thời gian này, bạn cũng có thể chụp ảnh đẹp trong một ngày có mây. Bầu trời mây cho ánh sáng dịu ít bị chói và đẹp hơn nên việc đo sáng trên máy ảnh cũng thuận lợi hơn. Nếu chụp trong nhà, hãy đặt chủ thể gần một cửa sổ lớn để có ánh sáng dịu gián tiếp. Đồng thời, vị trí này cũng có thể cho ánh sáng phản chiếu đẹp trong mắt của chủ thể.
Viêc bù đắp thời gian ánh sáng trong ngày cũng có thể thay đổi dễ dàng bằng White Balance, trong thực tế việc chụp ảnh chân dung không nên sử dụng chế độ Auto White Balance mà nên chỉnh theo nhiệt độ ( K ). Ví dụ bạn chụp hình vào giữa trưa nhưng vẫn mún có ánh sáng, màu sắc dịu ngọt tương đương như lúc sáng sớm thì chúng ta sẽ giảm nhiệt độ màu trong máy xuống từ 4000-4700k
Ngoài ra có một điểm cần lưu ý là khi chụp ngược sáng chủ thể có thể phần mặt sẽ bị tối hơn so với những vùng khác, cách giải quyết có thể là một tấm hắt sáng hoặc đèn flash gắn softbox đánh thẳng.
Ánh mắt
Ngạn ngữ có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Điều này cũng đúng đối với ảnh chân dung, trong đó điểm chỉnh nét lý tưởng là đôi mắt của chủ thể. Tuy nhiên, nếu chủ thể của bạn được chụp nghiêng và không nhìn thẳng vào bạn, bạn nhớ hãy chỉnh nét vào bên mắt của chủ thể gần bạn nhất. Để chụp ảnh cả nhóm, hãy dùng chức năng chụp theo chế độ chụp nhiều ảnh liên tục để đảm bảo không ai trong ảnh bị nhắm mắt.
Để đạt được kết quả đó bạn cần có một sự tò mò, năng khiếu quan sát và một cảm ứng tình cảm nhanh nhạy. Trước khi bấm máy bạn cần học cách quan sát nhân vật, tính cách và những cách biểu hiện tình cảm của họ. Rồi từ những quan sát này bạn sẽ hình dung ra cách mà mính sẽ tái tạo lại nhân vật trong ảnh. Người chụp ảnh chân dung giỏi là người có khả năng làm việc và suy nghĩ trực tiếp bằng hình ảnh mà không cần ghi chép.
Độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh thấp áp dụng tốt nhất cho ảnh chân dung. Thường thì nó làm cho phần hậu cảnh thành một cảnh mờ đẹp trong khi vẫn giữ sắc nét chủ thể ( DOF ). Người dùng máy ảnh ống kính rời DSLR có thể chọn ống kính khẩu độ lớn, ví dụ như ống kính tiêu cự cố định 50mm F1.8, để tập trung chú ý của người xem vào chủ thể và giấu đi các chi tiết gây rối trong phần hậu cảnh. Người dùng máy ảnh ngắm chụp PnS có thể dùng trị số khẩu độ F3.5 hay thấp hơn, hay có thể dùng các chế độ chụp chân dung của máy để tạo hiệu ứng tương tự. Độ sâu trường ảnh và xoá mờ hậu cảnh có thể bù đắp nếu như ống kính của bạn không có độ mở lớn bằng việc dùng ống tele tầm trung. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân, tôi khuyên các bạn không nên lạm dụng độ mở lớn, cũng như tiêu cự ống kính.
Bởi vì nếu mở khẩu độ lớn ở điều kiện ánh sáng mạnh sẽ bị những lỗi như : Ảnh không được nét mặc dù có thể bạn vẫn lấy nét chính xác, viền tím ở nhưng nơi bắt sáng mạnh ( CA ) và đa số bị dư sáng mất khối chủ thể rất khó cứu ảnh.
Sự khác biệt trong nhiếp ảnh đó chính là cách mà người cầm máy nhìn nhận và đánh giá cùng một sự vật. Có rất nhiều cách cùng để đi tới một mục đích, bạn cần để ý tưởng của mình rộng mở, ý thức được việc mình đang làm cùng với sự cẩn trọng tối đa.
Tạo bố cục
Sau khi đã nắm bắt được cái thần của nhân vật thì bây giờ mới là lúc bạn đi vào bố cục của góc nhìn, chiều ánh sáng, độ sâu của trường ảnh hay ấn tượng của phông nền. Không có giới hạn về trong việc sử dụng màu sắc hay đen trắng. Những nguyên tắc về bố cục chỉ là tương đối. Sự sáng tạo nằm trong tay bạn. Nếu bạn tránh không được các cảnh vật chung quanh thì hãy khai thác nó! Dùng các cảnh thường ngày như khung vòm, ô cửa, hành lang, ban công, nhánh cây… là những cách sáng tạo để tạo bố cục cho cảnh vật chung quanh chủ thể và đồng thời tạo được sự chú ý thị giác nhiều hơn. Bạn cũng có thể dùng những người xung quanh để tạo bố cục cho chủ thể chính. Có một số bố cục cơ bản như sau :
The rule of thirds (Luật 1/3):
Theo luật này thì frame được chia làm 3 đường dọc và 3 đường ngang bằng nhau. Những đường này là những "đường mạnh", chủ đề nên nằm trên những đường này. Phẩn giao của những đường này tạo nên những "điểm mạnh". Đây củng là những điểm lý tưởng để đặt chủ đề của mình.
Line (Đường):
Có 2 loại đường: Đường thực (real lines) và đương ảo (implied lines). Đường thực có thể thấy được ví dụ như đường rầy xe lửa, hàng rào. Đương ảo là nhưng đương tương tượng (đương này khó thấy hơn, tùy theo sự sáng tạo của người chụp ảnh). Hai mục đích chính của "line" là:a. Phá đi tính cô đọng (static) của frame. Thường thì frame hình chử nhựt hay vuông, để phá đi 2 chiều dọc và ngang này thì cần phải tạo những "line": sinh động hơn để phá đi tính "thụ động" này.b. Mục đích thứ nhì của line là giúp hướng mắt người nhìn vào chủ đề.
Trong nhiếp ảnh chân dung bạn chắc hẳn đẽ nghe nói tới nhiều lần cái "Hồn" của một tấm ảnh. Cái hồn ở đây nằm trong chính nhân vật và nó chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc xuất thần không định trước đòi hỏi trực giác của nhà nhiếp ảnh bấm máy đúng lúc. Bài học mà ta chỉ có thể đạt được bằng một tâm hồn nhạy cảm vả kinh nghiệm thực tế mà thôi. Vì vậy điều cần và đủ là tạo sự thoải mái cho nhân vật bạn muốn chụp, có thể thả vào một chút tâm tư tình cảm của họ để dễ dàng sáng tác hoặc bắt được những khuôn hình đẹp tự nhiên.