BỐ CỤC ẢNH: MỘT GÓC NHÌN

BỐ CỤC ẢNH: MỘT GÓC NHÌN

BỐ CỤC ẢNH: MỘT GÓC NHÌN

Thiên nhiên là hình ảnh tổng hợp của các hình Tròn, Vuông, Tam Giác Hãy sắp xếp chúng theo một quy luật của hình đồng dạng phối cảnh hay còn gọi là định lý THALES trong môn hình học lớp 8 Trên khung ngắm của máy ảnh người ta gọi sự sắp xếp đó là: BỐ CỤC KHUÔN HÌNH

Tỉ lệ vàng

Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon. Tỷ lệ vàng là một số vô tỷ:
Cách chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ vàng  , bằng compa và thước thẳng.
    Thời xưa (nhất là thời Phục Hưng) các họa sĩ thường lấy tỷ số cạnh của hình Mười góc và Bán kính đường tròn ngoại tiếp nó để làm khung cho tranh vẽ của mình, vì họ cho là hình chữ nhật có tỷ số này thì trông cân xứng và đẹp. Cũng như Strum Sep nói, tỷ số này gần đúng với cách thợ chụp ảnh cắt giấy của họ để in ảnh cho khách hàng cho khỏi lãng phi giấy . Ví dụ giấy có thể để nguyên là 12 X 8 hoặc chia đôi thành 6 X 8 hoặc chia đôi thành 6 X 4 , rồi chia đôi nữa thành cỡ 3 X 4, rồi tiếp theo 3 X 2, rồi 1.5 X 2, và mãi mãị , tỷ số này nghịch đảo với tỷ số của XitrumSep nhưng về tỷ lệ 2 số nghịch đảo cùng nói lên một tỷ lệ mà thôi 

   Còn về cái chuyện gấp đó, thiết nghĩ là để tiện việc lưu trữ bản vẽ. Thí dụ A3 gấp đôi là thành A4, A2 gấp 4 là thành A4, A1 gấp 8 là thành A4, dễ lưu trữ trong folder và cabinet lắm. chứ không ai cuộn tròn giấy A1 hết, rất tốn chỗ. Gấp làm 8  phải đúng kỹ thuật, sao cho lúc nào cũng thấy góc dưới bên phải là chỗ để ghi số bản vẽ cùng các chi tiết khác. 
          Bên Mỹ cũng gấp như vậy, giấy 8.5×11.5 (A) nhân đôi là 11×17 (B), rồi 17×22(C), 22×34(D), v.v. Tỷ lệ 2 cạnh tờ A4 không phải tỷ lệ vàng, mà là :   a=sqrt(2).b 
Muốn thử tờ giấy A4 cắt có đúng không, cứ gấp từ 1 góc chéo xuống hai lấn thì sẽ thấy chiều dài đúng bằng đường chéo hình vuông có cạnh bằng chiều rộng. 
Nếu xếp đôi, sẽ được 1 tờ đồng dạng với tờ ban đầu: 
                              b = 2.b/2 = sqrt(2).sqrt(2)*b/2 = sqrt(2)*(a/2) 
Giấy series A gồm tờ A0, chia đôi thành tờ A1, chia đôi nữa thành tờ A2, chia đôi nữa thành tờ A3, chia đôi nữa thành tờ A4 và chia đôi nữa thành tờ A5

Ngày nay tỷ lệ vàng tham gia giải thích tất cả các cấu trúc hữu hình, đôi khi cả vô hình của thế giới khách quan, Nó được con người áp dụng triệt để trong cuộc sống một cách hữu ý hoặc vô tình ‎‎   Bây giờ bạn hãy xắp xếp trong khung ngắm theo quy luật gia chuyền sau đây:

       Khuôn hình Máy ảnh có thể là ngang, cũng có thể là dọc, dựa vào định lý Thales về hình đồng dạng phối cảnh áp dụng cho đoạn thẳng. Rằng 2 đường thẳng song song cắt  2 đường thẳng giao nhau định ra trên nó những đoạn thẳng tỷ lệ. Trong khi máy ảnh của chúng ta định sẵn tỷ lệ là 3:2 cho phim 35mm
1:1 cho phim 120mm back 6×6

7:6 cho phim 120mm back 6×7
12:9 cho phim 120mm back 6x 4.5
Bây giờ bạn hãy xắp xếp trong khung ngắm theo quy luật gia chuyền sau đây:

 

BỐ CỤC CHIA 3 KHUÔN HÌNH

Theo định lý TALES trong môn hình học lớp 8, hãy đặt vật thể vào giao điểm các đường phân chia. Không cần chính xác lắm vì không ai hơi đâu đi đo chính xác. Bây giờ mình có thể bóp cò một cách chuyên chính. Ở tất cả các vị trí, bài toán đều có nghiệm số. Tuy nhiên, hàm ý trong mỗi vị trí là khác nhau đấy

 

 

BỐ CỤC ĐƯỜNG CHÉO

 

Thực ra khi đã thủng về bố cục chia 3 chỉ việc nối các góc khuôn hình với nhau ta sẽ có  đường chéo miễn phí. Nó đặc biệt hữu dụng khi đường chân trời không còn nằm trong khung ngắm. vị trí máy là chụp từ dưới lên hoặc từ trên xuống
Bạn chỉ việc tuân thủ theo chiều chéo đó mà bóp máy một cách lãng mạn
Trên đây là những quy luật bố cục cơ bản nhất áp dụng cho tất cả những kẻ nào mon men tới gần máy ảnh. Không phân biệt quốc tịch, giới tính, năm sinh. Bạn Chụp thử cho tôi vài kiểu ảnh chất lượng 1M px hoặc thấp hơn để coi đó là bài tập đầu tiên. Quanh chỗ bạn ngồi là được, chưa cần thiết đi xa…. Lạc đường thì khổ
 
 

CÁC KIỂU CHỤP THÔNG DỤNG

             I. Kiểu chụp so sánh

chiêfchiềMô thức quan sát của con người là ba chiều hay chính là sự so sánh giữa các vật thể: khoảng cách, chiều cao, mầu sắc, cân nặng..vv Ý so sánh giữa các vật thể với nhau hay giữa các vật thể với chính người chụp luôn trụ trì trong não. Chúng tồn tại một cách trơ trẽn như thể sự đố kỵ sắc đẹp giữa các loài hoa hậu. Sự so bì: Ai to hơn, Ai đen hơn..vv và vv là bản chất của con người do vậy trên ảnh nên có hai vật thể để so sánh. Ví dụ như Bạch tuyết và bẩy chú lùn, Sơn tinh và Thủy tinh hay như Voi với Kiến, thâm thúy hơn như Giầu và Nghèo… Có đến ty tỷ cặp so sánh như vậy, chỉ cần có một cặp so sánh thôi đã là một Gừng sỹ nhiếp ảnh vỹ đại lắm rồi

 II. Kiểu chụp đóng khung

Đôi khi con người ta từ bỏ lối nhìn trực diện để thực hiện một hành vi đồi bại đó là nhìn trộm. Thông thường hành vi này thể hiện trên ảnh bằng cách đặt vật thể trước hoặc sau một khe hở nào đó nhằm tạo sự tập trung hay tạo sự tò mò cho người xem.

1.Đóng khung phía trước:


Kiểu chụp này  khiến phó nháy trở thành con ma mọi vì phải luồn lách, chui lủi. Nhưng đây lại là góc nhìn  khách quan và căn bản nhất .. nó đặc biệt thời trang trong mọi thời đại nhiếp ảnh và điện ảnh.
Bạn hãy quan sát  phim  Mỹ. Họ đặc biệt  ưa chuộng dùng  kiểu này  trong phim trinh thám, hành động , cao bồi. Đôi khi, chỉ miêu tả con mắt, họ phải tạo cái lỗ khóa
           Thiện tai..! Bạn đừng chui lủi chỗ bờ bụi vội. Hãy nhìn xung quanh. Ô cửa sổ, gầm bàn, nhìn qua vai, qua cằm, bất cứ cái lỗ nào trong nhà hay đơn giản nhất là đặt 2 chiếc cốc cạnh nhau và đặt máy ảnh ngắm vào giữa sao cho 2 mép khuôn hình có một chút hình hài của 2 chiếc cốc. Khoảng không gian giữa 2 chiếc cốc, hãy dành cho một gã say ngồi vào. Hít một hơi thật sâu rồi bấm máy… Bạn đã thành một nghệ, hơi sỹ một tý

 2. Đóng khung phía sau:


Đã có rất nhiều tài tử bán nhà vì lối chụp này nhưng họ  vẫn mạnh dạn đốt tiền cho nó.
Hãy thử nghiệm, bạn sẽ thấy việc mua máy ảnh là một sai lầm  nghiêm trọng bởi nó làm tổn hại cả thể xác lẫn linh hồn… !
 

III. Kiểu chụp hướng nhìn:

 
 
Đó chính là căn bệnh hóng hớt của loài người. Hễ thấy người khác ngó nghiêng cái gì đó là lập tức có hang trăm ánh mắt nhòm theo. Để làm gì? Xin thưa để thỏa trí tò mò, căn bệnh thường thấy ở loài khỉ.
 
 

Dù hướng nhìn đó trong hình hay ngoài hình, người xem đều hỏi như điện giật: Cái gì thế!..?

 

IV. Kiểu chụp đổ bóng

                                                                                                         
Bóng ngược sáng



                                                                                                         
Bóng gương kính 

 

                                                                                                                       
Bóng nước
                                                                                                                       
Bóng nắng

Giống như Xác và Hồn,  Hình và Bóng luôn đồng hành. Chất lãng mạn của nó là con dao hai lưỡi. Làm cho người ta sung sướng và làm cho người ta hết hồn
 

V. Kiểu chụp lia máy

Hãy chọn một tốc độ chậm trên máy: 1\4 chẳng hạn. Vừa lia máy theo chuyển động vừa bấm.
  Cũng có thể Vừa lia máy vừa kéo zoom.
  Chú ý đừng rên lên vì sung sướng nhé . Kiểu chụp này hữu dụng khi không gian thiếu ánh sáng và độ nhậy dã giảm tới mức tối thiểu
Trên đây, tôi đã trình bầy các kiểu chụp hay còn gọi là các góc máy căn bản nhất mà một người chụp ảnh hay quay phim phải có, Nó là công cụ để các bạn khai thác  sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau mà không lo bị trùng lặp. Trước mắt 5 kiểu chụp cơ bản cũng giúp bạn biết mình nên đứng ở đâu, nhìn vào cái gì. 

 
Visited 432 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...