15 bức ảnh đoạt giải Pulitzer chấn động thế giới

15 bức ảnh đoạt giải Pulitzer chấn động thế giới15 bức ảnh đoạt giải Pulitzer chấn động thế giới

Tuy nhiên, tác động tâm lý mạnh mẽ của những bức ảnh này buộc Business Insider phải đưa ra lời cảnh báo: “Những bức ảnh dưới đây có mô tả về vấn đề bạo lực, thương tích, khỏa thân và có thể khiến nhiều người khó chịu”.
Nhiếp ảnh thực sự là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ. Nó có thể phơi bày sự thật, thể hiện cảm xúc thật nhất mà ngôn từ không bao giờ làm được.
1. Binh lính Nhật Bản nằm chết rải rác xung quanh một đường hào ngầm tại đảo Tarawa ở Nam Thái Bình Dương, ngày 11/11/1943 trong Thế chiến II. Một trận chiến đẫm máu đã xảy ra sau đó khi Thủy quân lục chiến Mỹ tấn công lên các đảo do Nhật chiếm đóng. Ảnh do Frank Filan chụp, đoạt giả Pulitzer năm 1944.

2. Bức ảnh mang tính biểu tượng này đã mang về cho Joe Rosenthal giải thưởng năm 1945. Ảnh mô tả Trung đoàn 28, Sư đoàn 5 của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nâng cao quốc kỳ Mỹ trên đỉnh núi Suribachi, Iwo Jima, ngày 23/2/1945. Đây là vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương, chỉ cách Tokyo 660 dặm, và cũng là một trong những địa điểm xảy ra một trong những trận đánh đẫm máu nhất, nổi tiếng nhất Thế chiến II chống lại Nhật Bản.

3. Bức ảnh này của Max Desfor, đoạt giải năm 1951, ghi lại hình ảnh người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên và những người tị nạn từ các khu vực khác cố gắng vượt qua chiếc cầu đã sụp đổ một cách đầy nguy hiểm ở thủ đô để chạy trốn về phía nam, qua sông Taedong để thoát khỏi cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

4. Trong bức ảnh này, nhà hoạt động nhân quyền James Meredith nhăn mặt đau đớn lê thân mình trên Quốc lộ 51 sau khi bị bắn ở Hernando, bang Missisippi vào mùa hè năm 1966. Lúc bị bắn, ông đang dẫn đầu đoàn người Mỹ gốc Phi đi bỏ phiếu. Ông đã hoàn thành cuộc tuần hành từ Memphis đến Jackson, Mississippi, sau khi vết thương đã được điều trị. Bức ảnh được chụp bởi Jack Thornell và đoạt giải năm 1967.

5. Bức ảnh này đã giúp phóng viên ảnh huyền thoại Eddie Adams đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1969. Nó mô tả Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc nha cảnh sát chính quyền miền Nam Việt Nam, đã giơ súng và bắn chết người lính đặc công Nguyễn Văn Lém (còn gọi là Bảy Lốp) trên một đường phố Sài Gòn năm 1968, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.

6. Bức ảnh này được Neal Ulevich chụp vào năm 1976, cho thấy thành viên của một nhóm chính trị Thái Lan dùng ghế tấn công vào thi thể của một sinh viên treo cổ ở bên ngoài Đại học Thammasat ở Bangkok. Cảnh sát đã xông vào trường đại học này sau khi các sinh viên yêu cầu phóng thích một nhà cựu lãnh đạo quân sự và dựng hào cố thủ trong trường. Bức ảnh đoạt giải năm 1977.

7. Quân đội miền Nam Việt Nam đi sau lưng cô bé Kim Phúc 9 tuổi đang khóc trong sợ hãi. Cô bé cùng hành xóm đã bỏ chạy ra đường sau khi một chiếc máy bay của quân miền Nam Việt Nam ném bom Napalm vào làng. Cô bé đã sợ hãi, lột hết quần áo bị cháy trong khi chạy trốn. Bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia sinh ra trong chiến tranh Việt Nam, Nick Út, và đã giành được giải thưởng vào năm 1973.

8. Ron Edmonds đã chụp bức ảnh này năm 1981, ghi lại hình ảnh Tổng thống Ronald Reagan bị ám sát. Kẻ ám sát có tên là John Hinckley Jr, đã bắn 6 phát vào người ông. Edmonds đã nhận được giải thưởng danh giá Pulitzer cùng năm.

9. Bức ảnh này được thực hiện bởi Jean-Marc Bouju vào năm 1994. Hình ảnh ghi lại một người phụ nữ chết đói tại một trạm y tế tạm thời ở Ruhango, Rwanda, nơi hàng ngàn người dân đang tị nạn từ cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Rwanda. Do không được chăm sóc y tế đầy đủ, các bác sĩ cho biết 20 đến 25 người ở Rwanda chết mỗi ngày vì bệnh tật và đói ăn trong suốt cuộc giao tranh. Bức ảnh này đã giúp AP giành được giải thưởng Pulitzer cho Nhiếp ảnh sự kiện.

10. Đây là bức ảnh thứ ba trong loạt 7 ảnh phóng sự đã đưa về cho Alan Diaz giải thưởng vào năm 2001. Ảnh ghi lại em bé Elian Gonzalez được phát hiện trong tủ quần áo khi các quan chức chính phủ khám xét nhà của chú Elian,  Lazaro Gonzalez, ở Miami trong năm 2000. Cậu bé 6 tuổi đã trốn khỏi Cuba sang Mỹ, sau khi người thân của cậu đã đề nghị xin tị nạn cho cậu nhưng vấp phải phản đối của cha cậu bé. Sự kiện đã tạo ra một cuộc tranh cãi lớn giữa Cuba và Mỹ về quyền tạm giữ người nhập cư.

 

11. Một người đàn ông Iraq đứng trên đỉnh một chiếc Humvee của quân đội Mỹ bị đốt cháy và tỏ dấu hiệu ăn mừng ở phía bắc thủ đô Baghdad. Bức ảnh này được chụp bởi Muhammed Muheisen, là một trong 20 bức ảnh được thực hiện bởi 11 nhiếp ảnh gia khác nhau chụp trong năm 2004 và đoạt giải năm sau đó.

12. Trong bức ảnh, do John Moore chụp vào năm 2004, một tù nhân bị biệt giam ngoài trời đang nói chuyện với một cảnh sát quân sự tại nhà tù Abu Ghraib ở ngoại ô Baghdad. Bức ảnh cùng với một số bức khác, đã đồng đoạt giải Pulitzer trong năm sau đó.

13. Một người định cư Do Thái đơn độc đấu tranh với một nhóm sĩ quan an ninh Israel trong cuộc đụng độ nổ ra khi chính quyền giải tán tiền đồn ở Bờ Tây Amona, phía đông của thị trấn Ramallah, Palestine, vào đầu năm 2006. Bức ảnh này được Oded Balilty chụp lại, đoạt giải Pulitzer năm 2007.

14. Nhiếp ảnh gia Adrees Latif của hãng tin Reuters đoạt giải Pulitzer cho mục ảnh Tin nóng trong năm 2008 cho bức ảnh chụp lại một người đàn ông Nhật Bản quay phim trong một cuộc đàn áp những người biểu tình của chính phủ tại Myanmar. Phóng viên Kenji Nagai vẫn cố gắng quay lại hình ảnh bạo lực khi ông bị thương do cảnh sát bắn. Nagai cuối cùng đã qua đời do vết thương quá nặng.

15. Một cậu bé than khóc trong tang lễ cho cha mình, Abdulaziz Abu Ahmed Khrer, người đã bị giết bởi một tay bắn tỉa của quân đội Syria ở Idlib, miền Bắc Syria. Bức ảnh nằm trong loạt ảnh về Syria đã giành giải Pulitzer năm 2012.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Visited 2,713 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...