[Hội thảo XXX Phần 1] Kỹ Thuật Lập Bố Cục của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp – Hướng Dẫn Bằng Hình Ảnh, Tính Bất Ngờ, và Giảm Trừ

[Hội thảo 3sao Phần 1] Kỹ Thuật Lập Bố Cục của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp – Hướng Dẫn Bằng Hình Ảnh, Tính Bất Ngờ, và Giảm Trừ

Trong phần sau đây, tôi sẽ giới thiệu các bố cục nâng cao hơn. Tôi đã thu thập một số kỹ thuật lập bố cục cơ bản nhưng hiệu quả cũng được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. Hãy cố nắm bắt các kỹ thuật này để nâng tầm của các tác phẩm nhiếp ảnh của bạn. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)

Tìm hiểu các bố cục để cải thiện các tác phẩm nhiếp ảnh của bạn

Sau khi bạn đã tìm hiểu các kỹ thuật cơ bản chẳng hạn như Quy Tắc Một Phần Ba và bố cục trung tâm, chúng ta hãy thử thách hơn nữa với những kỹ thuật lập bố cục mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. Các bố cục mà tôi sẽ giới thiệu bên dưới không phải là các bố cục chỉ chia khung hình ra thành hai hay ba phần, mà là những bố cục cân nhắc vị trí của đối tượng bên trong ảnh, mối quan hệ gần gũi giữa chủ đề chính và chủ đề phụ, cũng như quan điểm của người xem. Làm như thế sẽ giúp cải thiện chất lượng tác phẩm của bạn đáng kể. Bắt đầu bằng cách ghi nhớ từng bước một, sau đó kết hợp những mô thức bố cục khác nhau để tạo ra những tấm ảnh gần với ý định nhiếp ảnh của bạn nhất. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét các kỹ thuật lập bố cục khác nhau.

Sử dụng sông suối và đường xá để hướng sự chú ý của người xem

Hướng Dẫn Trực Quan

Bố cục đường chéo được sử dụng để bố trí các yếu tố trong một ảnh dựa trên một đường chéo. Ví dụ như, bạn có thể sử dụng các đường chéo được tạo bởi sườn núi, dòng sông, hay một con đường để nhấn mạnh phối cảnh, nhờ đó làm nổi bật chuyển động cũng như độ sâu trong ảnh. Một cách dễ dàng để tạo ra bố cục đường chéo là chụp một thác nước hoặc cầu thang từ một bên sao cho dễ nhận thấy độ chéo hơn. Nhưng một kỹ thuật khác là sử dụng hai đường chéo giao nhau tạo thành một hình chữ X để thu hút sự chú ý của người xem vào điểm giao. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc bao gồm một đường chéo cố ý quá mức có thể dẫn đến một bố cục đơn điệu chỉ chia ảnh thành hai.

Dùng đường ray xe lửa để hướng sự chú ý của người xem vào xe lửa

Bố cục này tập trung vào chiếc xe lửa đi ra khỏi đường hầm. Trong ví dụ bên trái, đường hầm nằm ở một vị trí hơn thấp hơn từ bên trên, làm cho người xem chú ý đến lá mùa thu trên đồi bên trên đường hầm. Ngược lại, khi đường hầm được đặt ở trên, như minh họa trong ví dụ bên phải, đường ray xe lửa mở ra sẽ hướng sự chú ý của người xem vào đường hầm.

Con đường nông thôn khúc khuỷu hướng sự chú ý của người xem vào căn nhà

Bố cục này tập trung vào căn nhà tranh trên đồng lúa. Ví dụ bên trái là một bố cục tương phản điển hình với căn nhà nằm ở đầu xa của đồng lúa. Tuy nhiên, trong ảnh bên phải, con đường nông thôn được chụp, nó đóng vai trò như một công cụ chuyển tải ý định của nhiếp ảnh gias bằng cách chuyển sự chú ý của người xem từ con đường sang căn nhà qua cánh đồng lúa.

Yếu tố bất ngờ từ một điểm quan sát khác

Sự bất ngờ

Để tạo ra cảm giác bất ngờ trong bố cục, hãy thay đổi góc của ống kính và vị trí của máy ảnh được nhắm vào đối tượng để chụp từ một điểm quan sát khác. Kỹ thuật này được đặc biệt khuyên dùng cho những ai muốn có một bố cục đơn điệu, chẳng hạn như chụp đối tượng từ một tư thế thoải mái, hay từ một độ cao cố định khi dùng chân máy. Việc thay đổi góc ống kính hoặc máy ảnh tự nhiên sẽ dẫn đến một bố cục khác biệt. Cụ thể là, khi bạn dùng ống kính góc rộng, việc điều chỉnh độ cao vài trăm centimet sẽ dẫn đến những thay đổi rất lớn cho ảnh cuối cùng. Đồng thời, đối với các ảnh cận cảnh những đối tượng chẳng hạn như hoa, sự dịch chuyển vài centimet sẽ dẫn đến một bố cục khác biệt hoàn toàn.

”Chọn một góc chính xác” làm tăng tác động cho ảnh

Ở đây, tôi chụp ảnh chú khỉ đột từ một độ dài tiêu cự xa. Mặc dù có không khí thoải mái, ảnh chỉ chụp không khí và môi trường.

Đây là một ảnh khác chụp cùng chú khỉ. Chỉ bằng cách thay đổi vị trí chụp và độ dài tiêu cự, không khí có được xuất hiện rất khác biệt. Tôi quan sát những biểu đạt của nó và chụp khoảnh khắc khi nó cho tay vào miệng.

Trong ảnh này, tôi đặt hai chú tinh tinh ở bên trái và phải để làm cho chúng có vẻ như một cặp. Ở đây, tôi xác định bố cục trong khi tưởng tượng một người thứ ba sẽ cảm thấy như thế nào khi xem ảnh này.

 

 

Trừ các yếu tố để xác định chủ đề chính

Giảm trừ

Bất kỳ khi nào ảnh được chụp một cách vội vàng, hoặc khi bạn không kiểm tra bố cục qua khung ngắm, những vật không mong muốn thường sẽ được chụp trong ảnh có được. Trường hợp này rất cụ thể ở các khu vực ngoài biên của ảnh, và khi phạm vi bao phủ của khung ngắm máy ảnh thấp hơn 100%. Giảm trừ là một kỹ thuật để lược bỏ những yếu tố không mong muốn ra khỏi bố cục. Để làm như thế, hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra hình ảnh trên màn hình LCD phía sau sau khi nhả cửa trập. Tiếp theo, loại bỏ những yếu tố ra khỏi bố cục theo ảnh bạn muốn, sau đó chụp một ảnh khác. Xây dựng thói quen luôn lập lại bố cục ảnh.

Làm nổi bật chủ đề chính bằng một bố cục đơn giản

Ảnh chụp ven hồ bao quanh bởi cây cỏ xanh tươi. Ví dụ bên trái cung cấp một sự khắc họa rõ nét về môi trường, trong khi những yếu tố không mong muốn đã bị loại bỏ trong ví dụ bên phải, dẫn đến một bố cục nhấn mạnh hiệu quả đến những cái cây, là chủ đề chính.

Ví dụ bên phải là một bố cục tham lam cố chụp mọi thứ trong tầm mắt từ vị trí chụp. Tuy nhiên, làm như thế sẽ làm cho ý định nhiếp ảnh trở nên mơ hồ. Ngược lại, ý định nhiếp ảnh là rõ ràng trong ảnh bên phải khi nền sau bị lược bỏ.

Nguồn canon-asia.com

Visited 558 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...