NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Chụp close up và ảnh hoa (P15)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Chụp close up và ảnh hoa (P15)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Chụp close up và ảnh hoa (P15)

Trong tiếng Anh ta vẫn hay gặp thuật ngữ "Macro Photography » còn trong tiếng Pháp thì là « La Proxi-photographie » chúng đều có ý nghĩa chung để chỉ thể loại ảnh chụp ở cự ly rất gần chủ thể mà độ phóng đại bắt đầu từ 1:1 hoặc lớn hơn. Để cho tiện chúng ta cùng thống nhất gọi là « Ảnh Macro » nhé.

Phần 1: Mục lục

 

Phần 2: Overture 

 

Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 


3.1Chọn máy ảnh 
3.2 Có những gì trong một dCam? 
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn 
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography 
3.6 Kính lọc 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 

4.1 Kỹ thuật căn bản 
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh 
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh 
4.4 Tốc độ chụp ảnh 
4.5 Các chế độ đo sáng 
4.6 Các hiệu chỉnh khác 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 
5.13 Chụp close up và ảnh hoa 
5.14 Chụp ảnh báo chí 

Phần 6: Xử lý ảnh 

6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 
6.2 RAW vs JPEG 
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng 
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối 
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site 
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif 
6.7 Khắc phục Out nét 
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ 
6.9 In ảnh tại Labs 

Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp 

7.1 Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu 
7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc 
7.3 Hiệu ứng zoom 
7.4 Mẹo đo sáng thay thế 
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm 
7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính: 
7.7 Nghệ thuật xem ảnh 
7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) 
7.9 Bù trừ sáng (EV) 
7.10 Kinh nghiệm đo sáng 
7.11 Đặt tên cho ảnh 
7.12 Bóng đổ – bóng ngả – bóng đối xứng – bóng khối 
7.13 Tone màu? 
7.14 Chế độ chụp 
7.15 Lấy nét – chế độ màu 
7.16 AEB 
7.17 Chụp cảnh hoàng hôn 
7.18 Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm 
7.19 Chụp ảnh lưu niệm 
7.20 Chụp ảnh khi trời mưa 
7.21 Chụp ảnh khi trời gió 
7.22 Mưa đêm và những tia chớp 
7.23 Chụp ảnh trong sương mù 
7.24 Chụp ảnh khi tuyết rơi 
7.25 Chụp ảnh biển 
7.26 Chụp ảnh chân dung 
7.27 Chụp pháo hoa 
7.28 Bảy lời khuyên cho chụp ảnh nội thất 
7.29 Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn 
7.30 So sánh Canon và Nikon 
7.31 Noise – vỡ hạt ảnh 
7.32 Xử lý bụi bám trên sensor 
7.33 Khẩu độ sáng 
7.34 Nghệ thuật và sự dung tục 
7.35 Hệ số nhân tiêu cự 
7.36 Ảnh đen trắng trong thời đại số 
7.37 Bố cục – hội họa và nhiếp ảnh? 

Phần cuối: Thông tin về sách


 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 

5.13 Chụp close up và ảnh hoa 


Vậy thì tại sao lại cần có ảnh Macro? Cả câu hỏi và câu trả lời đều rất lý thú. Ta vẫn quan sát và cảm nhận thế giới xung quanh qua đôi mắt và trí não của của mình một cách hoàn toàn tự nhiên và đôi khi là vô thức. Có những điều ta nhìn thấy, hay đơn giản là chúng đập vào mắt ta, và có những điều ta không « thấy » đơn giản bởi nhiều lý do: hạn chế của thị giác, kích thước của chúng quá nhỏ…hoặc bạn hoàn toàn không quan tâm (?) Lần đầu tiên được sở hữu một chiếc máy ảnh bạn bỗng khám phá ra một khía cạnh mới mẻ của thế giới qua khuôn ngắm nhỏ xíu mà kỳ ảo. Hình như tất cả bỗng đẹp hơn lên qua lăng kính ấy? Bạn cũng như mình háo hức tìm cách ghi lại những điều đẹp đẽ ấy – những mảnh vụn của một thực tế hoàn toàn ảo giác. Thế rồi ta lại càng háo hức muốn biết thực chân của những hình ảnh ấy – điều gần như là không thể (?) Có nhiều cách, bằng trải nghiệm, bằng nghiên cứu chi tiết, mổ xẻ vấn đề…Ta tự đặt mình vào trong những thế giới mới với những kích thước đa chiều mới mẻ và mường tượng về những điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Một trong những thế giới ấy là MACRO. Nơi mà tất cả đều là nhỏ bé, nơi mà chiếc máy ảnh của bạn bỗng trở thành một vật thể lạ như UFO (Unidentified Flying Object)với những cư dân tí hon của nó. Mình đã sững sờ (và tin rằng bạn cũng thế) khi lần đầu tiên cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thế giới nhỏ bé ấy. Một chiếc nhị hoa, một chú kiến càng, một chiếc chồi non…và ánh sáng, ánh sáng diệu kỳ. Càng tiếp xúc thì bạn sẽ lại càng muốn đi gần hơn nữa, thấy rõ hơn nữa những chi tiết nhỏ bé ấy cùng với một niềm đam mê không lời.

Có nhiều cách để chụp ảnh MACRO 


Việc đầu tiên bạn có thể tham khảo là gõ trên bàn phím « Google… » với từ khóa « Macro photo… » hoặc ghé lại một tiệm sách đầu phố, hay lại « Amazon… » Thế giới thông tin rộng mở cho phép bạn tới gần hơn những chân trời xa lạ, xin được trình bày ở đây những hiểu biết có hạn của mình về lĩnh vực chụp ảnh đầy khó khăn và tinh tế này. Không quan trọng là bạn đang có trong tay một chiếc máy chụp phim « Compact » hay SLR, bạn đang có một chiếc dCam, BCam hay lý tưởng hơn nữa là dSLR…MACRO luôn là có thể trong tầm tay của bạn. Lợi thế của máy ảnh kỹ thuật số là nó cho phép bạn thử nghiệm…miễn phí (trừ thời gian và…mồ hôi nhé!) Dưới đây là những phương pháp căn bản để chụp ảnh Macro:

1. Chụp ảnh Macro qua một thấu kính trung gian: 

– Dùng kính lúp có độ phóng đại lớn 
– Chụp qua kính hiển vi 

2. Kết hợp một ống kính thường với kính "Close-up" lắp thêm: "Lentille de proximité" (Attachement Lens) 

3. Đảo ngược ống kính bình thường dùng vòng nối chuyên dụng "Bague d'inversion" (Reversing Ring) 

4. Dùng ống kính chuyên dụng Macro: Ống kính cho máy SLR và dSLR 

5. Kết hợp ống kính với vòng nối làm tăng độ phóng đại của hình ảnh "Bague allonge auto" (Auto Extension Ring) 

6. Dùng khẩu nối làm tăng tiêu cự của ống kính "Téléconvertisseur" (Teleconverter) 

7. Dùng thêm buồng nối mềm "Soufflet" (Bellow) để gắn thân máy và ống kính. 

8. Dùng chức năng chụp ảnh Macro của máy ảnh dCam, BCam. 

Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó. Nếu bạn chỉ đơn thuần là tò mò muốn biết chi tiết lớn hơn của một vật nào đó thì chiếc kính lúp có độ phóng đại lớn là cách đơn giản và ít tốn kém nhất. Dĩ nhiên là chất lượng hình ảnh không thể cao được rồi. Nếu bạn có điều kiện tiếp xúc với những thiết bị kỹ thuật cao cấp thì việc sử dụng kính hiển vi để chụp ảnh Macro đã từng là điều bí ẩn mà cả thế giới đi tìm đấy nhé (Nikon có thiết bị đặc biệt cho phép lắp máy ảnh vào kính hiển vi để chụp ảnh) Thuật ngữ chuyên môn của nó gọi là«photomicrography», có thể nói rằng nó là một phần tách ra từ chụp ảnh Macro nhưng lại lớn đến mức trở thành một lĩnh vực độc lập hoàn toàn mà độ phóng đại có thể lên tới x40. 

Tiến thêm một bước nữa, khi bạn sở hữu một chiếc máy ảnh cơ SLR thì đơn giản và kinh tế nhất là mua thêm một chiếc kính "Close-up" dung để chụp ảnh Macro (Cokin có làm loại này: số 103, Close-up 3D hay Hoya với AC +1 đến +5…). Ưu thế của loại thiết bị này là giá thành rẻ và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần lắp vào đầu ống kính và thao tác bình thường với AF. Tuy nhiên chất lượng của thấu kính và các lớp trang phủ có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của ảnh. 

Khi bạn đã có một tay nghề khá chắc thì việc chụp ảnh Macro bằng cách đảo ngược ống kính cũng cho một kết quả rất đẹp. Ưu thế của nó là chất lượng của ống kính không bị ảnh hưởng bởi chất lượng của các thiết bị lắp thêm. Mua thêm một chiếc vòng chuyên dụng không hề đắt nhưng phương pháp này đòi hỏi công phu và kinh nghiệm vì tất cả các thao tác đều làm bằng tay, kể cả tính toán về ánh sáng. 

Cách "đơn giản" mà chất lượng cao nhất chính là dùng một ống kính chuyên dụng cho thể loại ảnh Macro. Giá thành cho loại ống kính này thường rất đắt vì chúng được thiết kế đặc biệt riêng cho ảnh chụp ở cự ly gần và có chất lượng hình ảnh rất cao. Ưu điểm về tính năng tự động tính bù sáng theo khoảng cách giữa ống kính và chủ thể sẽ cho phép bạn thoải mái tập trung hơn vào sang tác. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp loại ống kính macro này với các thiết bị phụ trợ khác. 

Trong hai phương pháp dùng khẩu nối thì giá thành của loại vòng nối "Bague allonge auto" rẻ hơn so với loại khẩu nối làm tăng tiêu cự của ống kính. Loại"Bague allonge auto" làm tăng độ phóng đại của hình ảnh trong khi vẫn cho phép bạn thao tác với sự hiệu chỉnh tự động ánh sáng bằng TTL. Nhưng các chế độ chụp bị hạn chế ở Manuel và Av. Tiêu cự chỉnh Manual. Khẩu nối"Téléconvertisseur" không những chỉ làm tăng độ dài của tiêu cự mà đồng thời nó cũng làm tăng độ phóng đại của hình ảnh. Sử dụng loại khẩu nối này chiếc ống kính của bạn có thể tự động hoàn toàn như khi được lắp trực tiếp vào thân máy.


Các máy ảnh dSLR nghiệp dư hiện tại đều có hệ số ống kính vào khoảng 1,5 đến 1,6 nghĩa là tiêu cự trên ống kính của bạn sẽ có giá trị thực gấp x1,5 hay 1,6 lần đấy nhé. Ví dụ như chiếc ống kính 50mm sẽ thành 75mm hay 80mm khi dung với dSLR. Người có lợi nhất chính là bạn! 

Thiết bị đặc biệt nhà nghề trong chụp ảnh Macro chính là chiếc hộp nối mềm có hình đèn xếp gắn giữa ống kính và thân máy ảnh "Soufflet". Nó cho phép ta đạt tới độ phóng đại lớn nhất và rất dễ sử dụng. Được thiết kế để sử dụng với nhiều loại ống kính khác nhau (xuôi chiều cũng như ngược chiều) "Soufflet" cho phép đạt độ phóng đại từ x1 đến x11 tùy theo ống kính mà bạn sử dụng. "Soufflet"được sử dụng với một chiếc giá đỡ chuyên dụng "Banc d'approche" cho phép bạn thao tác với độ chính xác cao. Giá thành của loại thiết bị này rất đắt. 

Với kỷ nguyên của kỹ thuật số thì chụp ảnh Macro đang trở thành một điều rất phổ thông và dễ thao tác với các máy ảnh dCam, BCam. Bạn chỉ cần đơn giản chọn chế độ chụp ảnh Macro (thường là có hình biểu tượng một bông hoa), chọn tiêu cự sẽ sử dụng, tin tưởng ở AF và bấm máy! Bạn có thể tham khảo thêm loạt bài viết về chụp ảnh hoa Macro bằng máy dCam trong chuyên mục này nhé.

Các khái niệm căn bản trong ảnh Macro (*) 


1. Độ phóng đại của hình ảnh (« Magnification Ratio » hay « Rapport de Reproduction ») 

Độ phóng đại này xác định tỉ lệ giữa kích thước thật của vật thể và hình ảnh của nó ghi lại trên phim 24x36mm (hoặc sensor). Nó được tính bằng khoảng cách giữa mặt phẳng phim và vật thể với tiêu cự của ống kính. Ví dụ như khi hình ảnh của vật thể trên phim có kích thước bằng kích thước thật bên ngoài, ta nói độ phóng đại là 1:1 hay 1x. Nếu hình ảnh lớn gấp đôi vật thật thì độ phóng đại là 2:1 hay 2x. 

Để có thể có được một độ phóng đại chính xác của vật thể thì đầu tiên ta phải chọn chỉ số này và sau đó tiến hành canh nét bằng cách dịch chuyển máy ảnh cho đến khi tìm được điểm nét ưng ý. 

2. Hiệu chỉnh kết quả đo sáng (« Exposure Correction » hay « Correction d'exposition ») 

Khi khoảng cách chỉnh nét giảm đi thì nó cũng kéo theo sự suy giảm của ánh sáng, đây là một định luật trong quang học. Khi bạn chụp ảnh bình thường thì sự suy giảm ánh sáng này là không đáng kể nhưng trong chụp ảnh Macro thì nó lại cần có thêm sự hiệu chỉnh về kết quả đo sáng để bù lại lượng sáng bị thiếu này. Với hệ thống đo sáng TTL thì việc hiệu chỉnh được làm hoàn toàn tự động. 

3. Độ nét sâu của trường ảnh (« Depth of Field » hay « Profondeur de champ ») 

Khái niệm này ám chỉ vùng ảnh nét ở phía trước và phía sau của điểm mà bạn canh nét. Trong chụp ảnh Macro thì độ nét sâu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và nó thay đổi tùy theo độ phóng đại của hình ảnh và khẩu độ mở của ống kính. Độ phóng đại càng lớn và khẩu độ ống kính càng rộng thì độ nét sâu của trường ảnh càng bé. Độ phóng đại nhỏ cùng với khẩu độ ống kính khép sâu sẽ cho D.O.F lớn. Bạn có thể kiểm tra D.O.F bằng một nút bấm nằm ở phía trước của thân máy ảnh. 

4. Đảo ngược ống kính ("Reversed a Lens" hay "Inverser l'Objectif") 

Khi chụp ảnh thông thường thì chủ thể thường ở xa ống kính còn phim (hoặc sensor) thì lại ở rất gần. Khi ta tiến lại gần chủ thể thì tương quan giữa hai khoảng cách này thay đổi dẫn tới làm giảm chất lượng hình ảnh. Nếu bạn dung một ống kính không thuộc loại chuyên dụng cho ảnh Macro với độ phóng đại lớn thì bạn có thể làm tăng khả năng của ống kính bằng cách lắp ngược nó vào than máy ảnh bằng một vòng nối gọi là "Reversing Ring" hay "Bague d'inversion".

5. Cự ly chụp ảnh 

Ở đây ta đang nói về khoảng cách giữa đầu của ống kính và vật thể. Khi cự ly chỉnh nét càng gần thì khoảng cách này càng ngắn lại và như thế ống kính có thể làm cản trở một phần ánh sáng chiếu tới vật thể. Khi bạn thao tác chụp ảnh quá gần sẽ làm cho các loài vật sống trở nên khích động và khó chụp hơn. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng một chiếc ống kính có tiêu cự lớn hơn để có thể chụp từ xa. 

6. Độ rung của thân máy ảnh 

Khi chụp ảnh Macro thì ngay những rung động nhỏ nhất cũng sẽ làm ảnh hưởng tới độ sắc nét và làm giảm chất lượng của hình ảnh. Như thế bạn nên dùng chân máy ảnh hay một hệ thống cơ khí cho phép giữ bất động máy ảnh đồng thời dùng dây bấm mềm hoặc điều khiển từ xa để có thể đạt được độ sắc nét cao nhất. Nếu máy ảnh của bạn không thể lắp thêm dây bấm mềm thì bạn nên chụp bằng chế độ tự động. Trong trường hợp bạn chủ động chụp cầm tay thì nên sử dụng tốc độ cao nhất có thể. 

Ghi chú: (*) Tham khảo tài liệu của Nikon


Thiết bị dùng trong chụp ảnh MACRO 


Trong bài viết này, xin dành riêng cho kỹ thuật chụp ảnh Macro với máy SLR hay dSLR. 

Các thiết bị của Nikon được dùng để minh họa, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các thiết bị tương đương với Canon, Minolta… 

1. Thân máy ảnh ("Body" trong tiếng Anh, "Boîtier" trong tiếng Pháp) 

Đây là bộ phận khá quan trọng nhưng nó lại không có tiếng nói quyết định lớn nhất trong chất lượng hình ảnh. Thêm nữa khi chụp ảnh Macro bạn sẽ chỉnh bằng tay là chủ yếu và tốc độ chụp không có nghĩa lý gì ở đây cả. Tuy nhiên việc có một chiếc thân máy ảnh với khả năng tương thích với nhiều loại thiết bị chụp ảnh Macro cũng là điều cần thiết. Bạn nên chọn loại thân máy ảnh có điều khiển từ xa (bằng dây nối hay tia hồng ngoại) hoặc có thể lắp thêm giây bấm mềm. 

2. Ống kính ("Lens" hay "Objectif") 

Trên lý thuyết thì tất cả các loại ống kính đều "có thể" dùng để chụp ảnh Macro nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng có những ống kính được thiết kế chuyên cho một thể loại ảnh nhất định như chiếc 85mm f/1,4D dùng cho ảnh chân dung, lại không cho hình ảnh cực kỳ sắc nét và chi tiết như chiếc PC Micro-Nikkor 85mm f/2,8D. Bạn nên ưu tiên những ống kính có khẩu độ mở cố định (zoom hoặc tiêu cự cố định) vì chúng sẽ cho bạn khả năng thao tác rất lớn trong mọi điều kiện ánh sáng và chất lượng ảnh cũng cao hơn. Chẳng hạn như một chiếc 50mm f/1,4D dùng để chụp ảnh Macro sẽ cho kết quả rất đẹp. 

Bên cạnh đó thì bạn có một gam ống kính chuyên dụng cho ảnh Macro của các hãng lớn như Nikon, Canon, Pentax…đồng thời các đồ "FOR" của Sigma, Tamron cũng khá chất lượng và giá thành rẻ. Dưới đây là các ống kính chụp ảnh Macro của Nikon: 

– AF Micro-Nikkor 60mm f / 2.8D 

– AF Micro-Nikkor 105mm f / 2.8D 


– AF Micro-Nikkor 200mm f / 4D IF-ED 


– AF Zoom-Micro Nikkor 70-180mm f / 4.5-5.6D ED 


Bạn sẽ hỏi minh là tại sao lại dùng những chiếc ống kính đắt tiền này trong khi có thể chụp ảnh Macro được bằng nhiều phương pháp khác nhau? Câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất là: chất lượng và tiện nghi. Không những chúng được thiết kế bằng những thấu kính đặc biết có chất lượng cao mà việc xử lý các lớp trang phủ cũng như hệ thống "CRC" (hiệu chỉnh cho ảnh chụp ở cự ly gần) trợ giúp rất hiệu quả cho chất lượng ảnh chụp. Trong mỗi chiếc ống kính Macro này đều có một bộ xử lý 4-bits được nối với hệ thống xử lý trung tâm của thân máy ảnh. Như thế tất cả các phép tính phức tạp của ảnh Macro được hoàn thành trong vòng một vài phần nghìn giây! Bạn chỉ việc tập trung vào khuôn hình và bấm máy.

Bạn cũng có thể thấy trong một số ống kính zoom có chức năng Macro (như Sigma 28-135mm f/3.8-5.6 Aspherical IF Macro) điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để chụp ảnh Macro. Tuy nhiên độ phóng đại của ảnh không lớn, thường là ở tỉ lệ 1:3 tùy theo ống kính, nhưng thao tác rất dễ dàng.

3. Kính "Close-up" ("Lentille de proximité") 

Bạn có thể dung từng chiếc rời hay kết hợp chúng với nhau và gắn ngay lên đầu ống kính giống như một chiếc kính lọc UV bình thường. Nhờ vào vị trí này mà nó không hề làm ảnh hưởng đến các tính năng tự động của ống kính như AF, AE. Kính "Close-up" có thể dung với ống kính tiêu cự cố định, zoom hoặc Tele. Độ phóng đại là cố định với từng loại kính bạn chỉ việc chỉnh tiêu cự mà thôi. Thông thường thì khi số của kính "Close-up" càng cao thì bạn có thể chụp ảnh càng gần chủ thể. Chẳng hạn như gam kính Close-up của Nikon có các số từ N°0 đến N°6T; trong đó các số 0, 1, 2 dùng cho các tiêu cự tới 55mm còn từ 3T đến 6T chuyên cho các ống kính tele (chúng được thiết kế bằng thấu kính kép).


4. Vòng nối ("Auto Extension Ring" hay "Bague Allonge Auto") 

Những chiếc "Ring" này cho phép bạn tăng khoảng cách giữa ống kính và thân máy ảnh, điều này có nghĩa là làm tăng độ phóng đại của hình ảnh. Thường có nhiều kích thước của các vòng nối khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Chúng có thể được dùng riêng rẽ hay kết hợp lại với nhau. Cách sử dụng những vòng nối này sẽ xác định phương pháp đo sáng của bạn được dùng ở khẩu độ ống kính mở cực đại hay ở một chỉ số thực. Trong cả hai trường hợp này thì kỹ thuật TTL sẽ tự động hiệu chỉnh lượng sáng cho độ dài thêm của vòng nối. Bạn sẽ chụp hoàn toàn bằng "Manuel" hoặc Av với tiêu cự chỉnh bằng tay. 

Nikon có các vòng nối sau: PK-11A, PK-12, PK-13, PN-11. 


5. Khẩu nối "Teleconverter" ("Téléconvertisseur") 

Mỗi một khẩu nối này tương thích với một loại ống kính nhất định và làm chức năng gắn giữa ống kính và thân máy. Không những nó cho phép tăng thêm tiêu cự của ống kính mà "Teleconverter còn cho phép bạn thao tác chụp ảnh "Close-up". Các chế độ tự động phơi sáng và TTL được giữ nguyên. Nikon có các khẩu nối sau: 

– TC-301: dùng cho ống kính có tiêu cự nhỏ nhất là 300mm hoặc lớn hơn. Đặc biệt dung được cho Micro-Nikkor 200mm f/4 IF. 
– TC-201: dùng cho ống kính có tiêu cự bằng hoặc nhỏ hơn 200mm 
– TC-14A: dùng cho ống kính có tiêu cự bằng hoặc nhỏ hơn 200mm 
– TC-14B: dùng cho ống kính có tiêu cự bằng hoặc lớn hơn 300mm 


6. Hộp nối mềm ("Bellow" hay "Soufflet") 

Ưu điểm của loại thiết bị này là nó có thể dung được với rất nhiều ống kính khác nhau và đơn giản trong thao tác. Tùy theo thân máy mà có thể bạn sẽ phải dùng thêm vòng nối "Extension Ring" như để nối SLR Nikon F5 hoặc F100 với Bellow PB-6. Khi F5 hay F3 dùng mô-tơ MD-4 thì bạn lại cần thêm thiết bị PB-6D. Cũng giống như các loại khẩu nối ở trên, bạn hoàn toàn có thể nối các "Soufflet" với nhau, chẳng hạn như nối thêm PB-6E vào PB-6 để làm tăng gấp đôi độ phóng đại. Với một chiếc ống kính 20mm lắp ngược bạn có thể đạt tới độ phóng đại x24 với hệ thống này! Đi kèm với Soufflet có khá nhiều các thiết bị phụ trợ như dùng để sao chép phim dương bản, âm bản (PS-6) hay giá đỡ cho mẫu vật (PB-6M)…cũng như dây bấm mềm (AR-7), giá đỡ chỉnh tiêu cự "Focusing Stage" (Banc d'approche) PG-2.


7. Vòng nối ngược ("Reversing Ring" hay "Bague d'inversion") 

Loại vòng nối ngược BR-2A cho phép bạn lắp ngược một ống kính có đường kính 52mm vào thân máy ảnh hay một chiếc Soufflet PB-6. Trong khi đó chiếc BR-5 lại dùng cho ống kính 62mm nối với BR-2A và lắp vào thân máy. 


8. Dây bấm mềm hay điều khiển từ xa. (« Cable Release, Telecommande » hay "Déclencheur mécanique, Télécommande") 

Chúng có tác dụng làm nhẹ đi các thao tác khi chụp ảnh, tránh làm rung máy dẫn đến ảnh nét không căng. 


9. Đèn Flash 

Để đơn giản hóa việc chiếu sáng trong chụp ảnh Macro thì hầu như các hãng đều có chiếc đèn Flash chuyên dụng dành cho việc này. Chẳng hạn như Nikon có chiếc SB-29s. Cấu tạo của nó gồm hai nguồn sáng nhỏ độc lập ở hai bên nhằm làm giảm bớt bóng đổ một chiều như khi ta chụp với một đèn đơn lẻ. Bạn có thể kích hoạt đồng thời cả hai đèn này hay chỉ dùng duy nhất một đèn. Dĩ nhiên là bạn có thể thay đổi cường độ ánh sáng của đèn. 

Bên cạnh đó thì chiếc flash mà bạn vẫn hay sử dụng hoàn toàn có thể là một nguồn sáng lý tưởng cho ảnh Macro,chẳng hạn chiếc SB-800 với kỹ thuật i-TTL. Bạn nên dùng một dây nối TTL để thay đổi vị trí đèn flash trên nóc máy ảnh cũng như kết hợp nhiều đèn flash cùng một lúc. 

Để làm giảm bớt độ gắt của ánh sáng đèn Flash người ta hay dùng thêm những thiết bị làm tán xạ ánh sáng như "Diffusion Dome", "Reflector"…Tuy nhiên bạn cần phải tính lại cường độ ánh sáng của đèn tùy theo thiết bị. 



Chiếc SB-29s 

Hệ thống giá đèn dùng cho Macro.

10. Các tấm phản xạ và thiết bị phụ trợ 

Đúng như với tên gọi của chúng, các tấm phản xạ sẽ giúp bạn cân bằng tốt hơn ánh sáng tới vật thể. 


 
Tấm phản xạ gắn trên giá đỡ. 

11. Kính lọc phân cực ("Circular Polarizer" hay "Polarisant Circulaire") 

Loại kính này không những chỉ có tác dụng xóa đi những phản xạ không cần thiết mà nó còn làm tăng độ bão hòa của mầu sắc, rất cần thiết trong ảnh Macro. 

12. Khuôn ngắm chuyên dụng 

Đây là những thiết bị đặc biệt đòi hỏi những thân máy ảnh PRO có khả năng thay đổi khuôn ngắm (Viewfinder) như Nikon F5. Người dịch xin được giữ nguyên tên gốc bằng tiếng Anh cho tiện việc tra cứu: DE-3 High-Eyepoint, DW-3 Waist-level & DW-4 6x Magnifying Finders, DP-30 High-Eyepoint, DW-30 Waist-level & DW-31 6x Magnifying Finders, DR-4 Right-Angle Finder. Tác dụng của chúng là giúp cho việc khuôn hình dễ dàng và thoải mái hơn trong mọi tư thế chụp của ảnh Macro.


13. Chân máy ảnh (« Tripod » hay «Trépied") 

Tiêu chuẩn đầu tiên là độ chắc chắn (thường đi kèm với trọng lượng khá nặng) để đảm bảo giữ ổn định thân máy trong quá trình tháo tác cũng như chụp ảnh. Để tiện dụng cho việc chỉnh nét thì bạn nên dùng thêm một chiếc "Focusing Stage" (Banc d'approche). 

"Focusing Stage" của Manfrotto. 

14. Sách tham khảo: 
Sách tiếng Anh: 
– Nature Photography Close Up: Macro Techniques in the Field by Paul Harcourt Davies & Peter Parks: $31.60 
– The Complete Guide to Close Up & Macro Photography by Paul Harcourt Davies: $26.36 
– Macro and Close-Up Photography Handbook by Stan Sholik & Ron Eggers: $31.60 
– Complete Guide to Close-Up & Macro Photography by Paul Harcourt Davies: 31,72€ 
– Closeups in Nature by John Shaw: $15.75 
– Macrophotography: Learning from a Master by Gilles Martin & Ronan Loaec: $27.20 
– Close-up Photography by Alan R. Constant: $28.53 
– Digital Nature Photography by Jonathan Cox: $16.97 
– Digital Abstract and Macro Photography by Ken Milburn: $29.99 
– 100 Flowers by Harold Feinstein 
– Art and Science of Butterfly Photography by William Folsom 
– Flower by Lynn Goldsmith 
– Flowers: Portraits of intimacy by Adam Kufeld 
– Foliage by Harold Feinstein 
– How to Photograph Close-ups in Nature by Nancy Rotemberg & Michael Lustbader
– How to Photograph Insects & Spiders by Larry West 
– The Metamorphosis of Flowers by Claude Nuridsany & Marie Perennou 
– Hidden Beauty: Microworlds revealed by France Bourely 
– Searchings: Secret Lanscapes of Flowers by Barbara Bordnick 
– The Garden by Freeman Patterson 

Sách tiếng Pháp: 
– Pratique de la macro photo de Durand. 
– La macro photographie de Paul Harcourts Davies. 
– La macro photographie de Gilles Martin et Ronan Loaëc 
– La macrophotographie au fil des saisons de Gérard Blondeau. 
– Mieux photographier en gros plan de Michael Busselle. 


 Đơn giản bởi vì có lẽ đa phần các bạn đang sở hữu những chiếc dCam mà chúng không cho phép can thiệp vào các chế độ cao hơn như ưu tiên tốc độ hay ưu tiên khẩu độ chụp vậy. Thế nhưng Macro luôn nằm trong khả năng của bạn. 


Vậy thì ưu điểm của các máy dCam trong chụp macro là gì? 

– Giá tiền rẻ mà có chức năng macro, điều này quan trọng ra phết 

– Dễ sử dụng 

– Độ nét sâu: cái này có cả hai mặt lợi hại. Với những người chụp macro nghiệp dư thì việc tính toán độ nét sâu và bố cục của điểm nét là phức tạp. Độ nét sâu của dCam cho phép bạn chụp ảnh đẹp mà không sợ bị sai nét. Thế nhưng bên cạnh đó nó lại thể hiện một nhược điểm cực lớn là không thể làm mờ phông hình dẫn tới việc không làm nổi bật được chủ thể. Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm mẹo khắc phục được. 

Một tấm ảnh macro thường dễ đem lại cho ta ấn tượng trong cái nhìn thoáng qua ban đầu nhưng để thật sự thành công thì bạn phải tìm tòi về bố cục để thể hiện chủ thể một cách độc đáo. Vậy chụp macro với dCam thì nên canh nét vào đâu trên một bông hoa chẳng hạn? Câu trả lời lại phụ thuộc vào chủ ý của bạn. Chẳng hạn nếu bạn chụp một bông hoa đang nở và muốn thể hiện các cánh hoa thì việc canh nét vào chúng là hợp lý, trong trường hợp bạn muốn thể hiện những nhị hoa thì điểm nét phải đặt vào đây. Nên lưu ý rằng ở cự ly rất gần thì độ nét sâu có thể thay đổi theo từng mm. Nhưng cho dù bạn đã chỉnh nét chính xác như thế nào chăng nữa thì việc kiểm tra lại ảnh chụp trên màn hình máy tính là cần thiết. Màn hình LCD của dCam hay cho ta cảm giác nhầm về độ nét của ảnh. Trong ví dụ dưới đây hình ảnh trên LCD là hoàn toàn làm bạn hài lòng nhưng kết quả lại không thật sự như ý muốn. 


 
Ảnh minh hoạ số 1. 

Giá trị của độ sâu trường ảnh nằm ở đâu? Như mình đã nói ở trên thì ngoài việc làm nổi bật chủ thể độ sâu trường ảnh còn có thể tạo ấn tượng về không gian chiều sâu cho ảnh macro. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy với các máy dCam thì bạn luôn có hai khoảng cách tương ứng với hai vị trí của ống kinh Zoom. Bạn sẽ chụp được ở cự ly gần nhất khi ống kính là góc rộng, bạn sẽ phải chụp ở cự ly xa hơn khi chọn vị trí ống kính télé. Vậy có gì khác nhau ở đây? Câu trả lời thật đơn giản: DOF – Deep Of Field, độ sâu trường ảnh. Xin được lấy một ví dụ của NguoiNongDan từ topic Những khoảnh khắc không lời của cảm xúc

 
Ảnh minh hoạ số 2 

Ta nhận thấy rõ nền xanh của cỏ phía sau hoàn toàn mờ đi nhưng vẫn đủ để ta nhìn thấy những đốm hoa mầu trắng. Chủ thể hoàn toàn nội bật, một bố cục đơn giản và chính xác trong ảnh macro. Một trong những mẹo để tạo phông mờ trong ảnh macro với ống kính góc rộng là chọn hướng chụp với hậu cảnh thật xa!

Khi chụp Macro ở vị trí ống kính góc rộng thì độ nét rất sâu, điều này lại có lợi khi bạn muốn thể hiện một ảnh hoa có bố cục rộng. Độ nét sẽ bao phủ gần như toàn bộ khuôn hình, chỉ những chi tiết ở một khoảng cách đủ xa mới bị mờ đi. Các bạn xem ví dụ dưới đây: 

Ảnh minh hoạ số 3 


Canon PowerShot S400 
Shooting Mode: Manual 
Photo Effect Mode: Off 
Tv( Shutter Speed ): 1/320 
Av( Aperture Value ): 7.1 
Metering Mode: Evaluative 
Exposure Compensation: -2/3 
ISO Speed: 200 
Focal Length: 7.4 mm 
Image Size: 1600×1200 
Image Quality: Superfine 
White Balance: Cloudy 
AF Mode: Single AF 
AF Range Mode: Macro 
File Size: 939KB 

Tấm ảnh này được chụp vào một buổi chiều nhiều mây. Ánh sáng trong nhưng không đủ mạnh, với S400 thì mình đã chủ động đặt ISO ở 200 để tăng tốc độ chụp đề phòng bị rung tay. Ảnh có độ nét sâu khá đều do mình chụp macro ở vị trí ống kính góc rộng. Ta sẽ phân tích về ảnh sáng trong phần tiếp theo. 

Khi bạn chụp macro ở vị trí ống kính télé thì ta rất dễ dàng cảm thấy ngay những khó khăn kỹ thuật: thứ nhất là khoảng cánh giữa máy ảnh và hoa xa hơn, khó canh nét hơn và ống kinh télé cũng kém nhạy sáng hơn, đòi hỏi tốc độ chụp cao hơn để tránh rung. Nếu có thể thì bạn nên dùng chân máy ảnh hoặc tìm một điểm tựa thích hợp để có thể chụp ảnh thoái mái hơn. Lợi thế của chụp ảnh macro ở vị trí télé là độ sâu của trường ảnh rất nhỏ, bạn có thể làm mờ phông hình như những ống kính macro chuyên nghiệp 

Ảnh minh hoạ số 4 


Canon PowerShot S400 
Shooting Mode: Manual 
Photo Effect Mode: Off 
Tv( Shutter Speed ): 1/500 
Av( Aperture Value ): 4.0 
Metering Mode: Evaluative 
ISO Speed: 200 
Focal Length: 15.4 mm 
Image Size: 1600×1200 
Image Quality: Superfine 
White Balance: Cloudy 
AF Mode: Single AF 
AF Range Mode: Macro 
File Size: 888KB 

Thử hình dung nếu mình sử dụng vị trí ống kính góc rộng để chụp macro trong trường hợp này thì các bông hoa ở phía sau cũng sẽ khá nét dẫn tới việc không làm nổi bật được bong hoa ở tiền cảnh do phông bị rắc rối. Macro ở vị trí ống kính télé là một giải pháp khá hiệu quả cho tất cả các máy dCam.

Trong phần tiếp theo này chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách đo sáng và cách hiệu chỉnh ánh sáng để có được một bức ảnh macro đẹp như ý muốn. Tuy nhiên ta cũng chỉ giới hạn trong phạm vi macro cho dCam và kỹ thuật amateur mà thôi. Chi tiết về đo sáng xin được dành một topic khác sau này. 

Đầu tiên là lựa chọn ánh sáng. Bạn chụp macro bằng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo? có dùng đèn flash hay không? Bạn chụp hoa tự nhiên hay hoa cắm và có bố cục? Chúng ta sẽ giới hạn trong lĩnh vực chụp hoa ngoài trời với ánh sáng tự nhiên vì có lẽ đây là điều bạn hay làm trên đường đi du lịch. 

Ánh sáng nào đẹp nhất để chụp hoa? 


Ánh sáng thích hợp nhất để chụp hoa ngoài trời là ánh sáng tản cho độ tương phản đều và khá dịu. Ánh nắng chói chang thường hay gây ấn tượng bắt mắt với bạn nhưng để chụp ảnh hoa macro thì lại là điều không hay đơn giản vì độ chênh sáng quá lớn, khó xử lý đối với dCam. Nếu bạn nhất thiết muốn chụp hoa ngoài trời nắng thì có thể che bớt ánh sáng trực tiếp đi bằng một tấm vải mỏng mầu ghi nhạt, bạn sẽ có hiệu quả khá thú vị đấy. Thời tiết đầy mây lại là lý tưởng cho chụp ảnh hoa vì bản thân các đám mây này đã là một chiếc kính lọc ánh sáng cho bạn rồi. Ở Việt nam thì ánh sáng vào lúc cuối buổi chiều rất đẹp, hay là ánh sáng ngay sau một cơn mưa cũng rất đẹp cho ảnh hoa macro.

Với dCam thì nên chọn chế độ cân bằng trắng nào? 

Mình dùng "Daylight" để có thể tái tạo lại mầu sắc trung thực nhất. Các chế độ tăng cường hiệu quả nghệ thuật thường làm cho hình ảnh không chính xác với các dCam, bạn không nên dùng. 

Chọn chế độ đo sáng nào để chụp hoa? 

Ở cự ly gần như vậy thì mình hay sử dụng cách đo sáng phức hợp của máy, cách này gần giống với các thiết bị đo sáng cầm tay, hơn nữa ở cụ ly gần chủ thể choán gần hết khuôn hình bạn sẽ không sợ lỗi đo sáng quá lớn. Tuy nhiên việc hiệu chỉnh ánh sáng lại là cần thiết. 

Vậy ta nên hiệu chỉnh ánh sáng như thế nào? 

Các máy ảnh dCam thường có xu hướng đo thừa sáng, điển hình là các máy của Canon, khẩu độ chênh lệch khá nhẹ 1/3Ev nhưng nhiều khi cũng đủ để làm bạn không hài lòng. Thêm nữa độ phản xạ ánh sáng của mỗi mầu hoa cũng khác nhau. Nếu ta nói độ phản xạ ánh sáng chuẩn là 18% thì với các loại hoa mầu trắng và mầu vằng độ phản xạ này lại lớn hơn nhiều. Do đó cần hiệu chỉnh ánh sáng. 

Theo dõi ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu dễ dàng hơn tác dụng của hiệu quả chỉnh sáng Ev. Ảnh chụp bằng máy Canon S400, ISO 50, Daylight. 

– Hình 1, ảnh chụp hoàn toàn theo chế độ đo sáng tự động của máy: Ev+/-0 
– Hình 2, hiệu chính sáng Ev-1/3 
– Hình 3, hiệu chỉnh sáng Ev-2/3 
– Hình 4, hiệu chỉnh sáng Ev-1 
– Hình 5, hiệu chỉnh sáng Ev+1/3 
– Hình 6, hiệu chỉnh sáng Ev+2/3 
– Hình 7, hiệu chỉnh sáng Ev+1 


Hình 1-2 : 


Hình 3-4 :

Hình 5-6 : 


Hình 7 : 


Phân tích: 

Trong hình 1, Ev+/-0, ta có thể nhận thấy ngay rằng ảnh thừa sáng rất nhẹ. Các chi tiết trên cánh hoa và mặt lá không được thật sự nổi bật. 

Trong hình 2, Ev-1/3, độ tương phản giữa các cánh hoa tốt hơn, mầu sắc bão hoà đẹp hơn và trên mặt ls ta có thể thấy rõ các chi tiết của đường gân cũng như chất lục diệp. Phơi sáng đúng. 

Trong hình 3, Ev-2/3, ta có thể thấy ảnh bị thiếu sáng rất nhẹ trên bông hoa và rõ hơn trên mặt lá. 

Hình 4, Ev-1, không cần phải nhìn lâu bạn cũng có thể đồng ý với chúng tôi rằng ảnh này thiếu sáng không thể chấp nhận được. 

Hình 5, Ev+1/3, ảnh thừa sáng trong mức độ vẫn có thể chấp nhận được nhưng ảnh mất hẳn chiều sâu do độ tương phản quá yếu, đặc biệt là giữa các tầng lá. 

Hình 6 và 7 thì ảnh hoàn toàn bị thừa sáng, các chi tiết trong vùng ánh sáng mạnh bị "cháy", độ tương phản không thể chấp nhận được. 

Hy vọng với ví dụ trên đây các bạn đã có thể hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc hiệu chỉnh ánh sáng trong chụp ảnh hoa macro. Kỹ thuật số cho phép ta thấy ngay hiệu quả công việc và bạn có thể tự rút ra cho mình những kinh nghiệm bổ ích nhất mà không một trang web hay một quyển sách nào có thể dạy bạn được. 


Bạn muốn chụp macro bằng đèn flash? 

Chiếc đèn gắn sẵn trên máy không giúp gì được bạn trong trường hợp này vì với cự ly quá gần nó sẽ làm "cháy" ảnh của bạn. Tuy nhiên bạn có thể mua thêm đèn flash chuyên dùng cho macro như chiếc Cool Light của Nikon dùng cho các máy dCam. Với các máy dCam có thể gắn thêm đèn flash bên ngoài thì bạn đừng bao giờ dùng flash trực tiếp mà nên phả đèn vào một tấm phản xạ.

Bạn muốn dùng ánh sáng nhân tạo? 

Không cần thiết phải mua các thiết bị chuyên dụng đắt tiền. Bạn hãy thử mẹo nhỏ này nhé: dùng một chiếc hộp nhựa mỏng mầu trắng (như kiểu hộp đựng thức ăn), đặt mẫu vật cần chụp vào trong đó, phần nền bạn có thể lót giấy mầu bên ngoài tuỳ theo ý thích. Trên đỉnh hộp nhựa bạn chỉ việc dùng chiếc đèn bàn học để gần lại và như thế bạn đxa có một thứ ánh sáng tản tuyệt vời để chụp macro.

Cảm ơn tác giả Karol Hawn đã cho chúng ta một mẹo lý thú. Nhiếp ảnh đôi khi có những ý tưởng trùng nhau một cách thú vị. 

Cùng một chủ đề bạn có vô số cách để thể hiện chúng. Chụp một bông hoa bạn có thể hướng tới một mục đích cụ thể như làm post card, ảnh minh hoạ, ảnh tư liệu hay đơn giản chỉ là để làm một cái phông cho màn hình máy tính chẳng hạn. Để đạt được mục đích của mình bạn có các phương tiện sau để thể hiện: 

– Bố cục 
– Ánh sáng 

Như đã nói ở trên là ánh sáng tản đều đặn rất thích hợp cho việc chụp ảnh hoa macro. Vấn đề ở chỗ là ngoài tự nhiên ánh sáng không có nhiều chiều khác nhau để tôn vẻ đẹp của bông hoa lên cũng như để làm giảm những bóng đổ quá mạnh không cần thiết. Vậy liệu có giải pháp nào không? Có đấy, rất nhiều nữa là khác nhưng xin giúp bạn một mẹo vô cùng thực tế và đễ làm. Đó là dùng thêm những tấm phản xạ ánh sáng tự tạo dùng trong khi du lịch. Trong bếp của bạn hẳn có nhiều thứ để gói thức ăn? Bạn hãy lấy cho mình một ít giấy nhôm nhé, vò nát nó đi một cách nhẹ nhàng và đều đặn rồi cuộn lại xếp vào trong túi máy ảnh, bạn đã có một thứ đồ nghề rất "PRO" rồi đấy 

Khi bạn muốn chụp ảnh hoa ngoài trời và muốn có thêm nguồn sáng thứ hai thì bạn chỉ việc lấy tấm giấy nhôm này ra, bọc nó ra ngoài một tấm bìa cứng hay một quyển tạp chí chẳng hạn và lựa chiều ánh sáng để dùng nó như một nguồn sáng tự nhiên thứ 2.Chúng tôi xin đảm bảo rằng những tấm ảnh hoa của bạn sẽ khác. Thử xem nhé và post ảnh lên cho mọi người cùng thưởng thức. 

Chụp ảnh hoa bạn không nên chụp trong điều kiện ánh sáng chiếu thẳng trực diện vào bông hoa vì như thế sẽ không đẹp. Thế còn ánh sáng ngược chiều? A, câu hỏi này rất thú vị! Sử sụng ánh sáng ngược chiều là con dao hai lưỡi. Nếu bạn muốn lấy dáng hình của chủ thể thì loại ánh sáng này sẽ giúp bạn rất nhiều, bạn chỉ cần bớt đi từ -1Ev đến -2Ev là hiệuq ủa sẽ như ý muốn. Còn để thể hiện bông hoa đẹp thì nó lại là trở ngại cho bạn đấy trừ khi ánh sáng này thật nhẹ và bạn tìm được một góc bấm máy thích hợp. Trong ví dụ dưới đây ảnh hoa được chụp bằng ánh sáng ngược cuối giờ chiều, trong trẻo và nhẹ nhàng. Bạn có thể thấy rõ hiệu quả thẩm mỹ được tạo nên do ánh sáng viền. Trong từng trường hợp cụ thể bạn hãy thử "bracketing" thêm và bớt ánh sáng nhé để tìm ra giải pháp tối ưu cho tấm ảnh của mình. 

Canon PowerShot S400 
Shooting Mode: Manual 
Photo Effect Mode:Off 
Tv( Shutter Speed ): 1/250 
Av( Aperture Value ): 2.8 
Metering Mode: Evaluative 
Exposure Compensation: -1/3 
ISO Speed: 200 
Focal Length: 7.4 mm 
Image Size: 1600×1200 
Image Quality: Superfine 
White Balance: Cloudy 
AF Mode: Single AF 
AF Range Mode: Macro 
File Size: 962KB 


Một ví dụ khác về ảnh hoa với ánh sáng ngược chiều của bạn Nguyễn Việt chụp với thông số: Tv 1/60 Av 4.0 Focal Length 21.0mm. 

Ấn tượng đẹp trong tấm ảnh này là ánh sáng ngược hay đúng hơn là ánh sáng chếch làm rực lên mầu trắng của những cánh hoa và làm "trong" mầu lá xanh. Trong trường hợp này nếu bạn có thể canh sáng đơn giản bằng "spot" vào bông hoa để làm tăng độ tương phản cho toàn ảnh thì ấn tượng sẽ hay hơn nhiều lắm.

 
Visited 615 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...