Xem ảnh và trò chuyện cùng nhiếp ảnh gia EDWIN MARTINEZ
EOS 5DS, EF16-35mm f/2.8L II USM lens, f/2.8, 16mm, 15sec, ISO 2000
Cực quang độ 9 ở Jokulsarlon (Đầm phá sông băng), Iceland
Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho con người nhiều kì quan kì thú, một trong số đó là những thắng cảnh tuyệt đẹp và đa dạng, thay đổi chóng mặt trên khắp các châu lục. Từ những dòng sông băng nguyên sơ của miền bắc đến vẻ đẹp cằn cỗi của Grand Canyon, Edwin sẽ kể với chúng ta về cuộc thám hiểm của anh và cách anh đã nắm bắt lại toàn bộ vẻ kì vĩ và huy hoàng trong những tấm ảnh panorama toàn cảnh của mình.
Canon EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/11, 16mm, 2.5sec, ISO 100
Bong bóng methane dưới mặt băng, Hồ Abraham, Alberta Canada
Là một nhiếp ảnh gia phong cảnh, bạn sẽ phải đổi mặt với nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau. Địa hình và điều kiện thời tiết là những điều kiện khó khăn nhất mà bạn luôn chịu sự chi phối của chúng. Tôi đã từng chụp các bong bóng băng methane dưới mặt hồ Abraham ở Canadian Rockies, thuộc Alberta trong điều kiện nhiệt độ -15 đến -20 độ C vào buổi sáng, [và] tôi đã phải nằm xoài xuống mặt băng của hồ để có được bức ảnh này. Chiếc Canon EOS 5DS đã luôn là vũ khí chính của tôi, [và thậm chí] với nhiệt độ này, chiếc máy không gây ra bất kỳ vấn đề gì – nó hoạt động rất hoàn hảo. Chế độ xem trực tiếp Live view và mô phỏng phơi sáng là những tính năng chính của chiếc 5D đã hỗ trợ tôi rất nhiều. Bố cục trở nên dễ dàng hơn và bạn có thể xem được biểu đồ tần suất chính xác ngay cả trước khi nhấn nút chụp.
Canon EOS 5DS R, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/11, 35mm, 0.5sec, ISO 400
Đây là một tấm ảnh tôi chụp lại bên trong hang động băng ở Công viên quốc gia Vatnajokull của Iceland trong một chuyến đi với những nhiếp ảnh gia khác. Tôi chưa bao giờ gặp phải bất kì vấn đề nào với máy ảnh của mình không giống như những đồng nghiệp của tôi, hệ thống không gương lật của họ đóng băng và không hoạt động được.
Chụp ảnh phong cảnh đòi hỏi bạn phải nắm bắt chi tiết, [và] hệ thống của máy ảnh Canon 5D luôn sản xuất ra những bức ảnh sắc nét và rõ ràng nhờ định dạng full frame trong một hệ thống mà bạn có thể di động và linh hoạt ở mọi góc độ. Tôi luôn cảm thấy rất cảm kích khi dùng dòng 5D chống thời tiết, tôi đã từng trải qua cái lạnh đóng băng dưới 0 độ, cái nóng khắc nghiệt như thiêu như đốt của sa mạc và cả những làn sóng hung dữ trên vô số các bờ biển khác nhau mà chiếc máy ảnh này chưa bao giờ làm tôi thất vọng.
Canon EOS 5DS, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/16, 19mm, 60sec, ISO 100
Bức ảnh đặc biệt này được chụp ở Milford Sound thuộc New Zealand. Ngoài việc loại bỏ những gợn sóng trên mặt nước, tôi còn chụp lại được chuyển động của vô số các hạt phấn hoa trong mùa đó.
Khi chụp phong cảnh, mỗi một cảnh tượng đều mang tính độc nhất vô nhị, và bạn sẽ cần phải áp dụng các kỹ thuật khác nhau tùy thuộc vào tầm nhìn và ý định của bạn. Một trong những kỹ thuật yêu thích nhất của tôi là phơi sáng dài cho cảnh ven biển. Bạn có thể có được một cảnh quan siêu thực với mặt nước như thủy tinh và các vệt mây. Hầu hết các bức phơi sáng dài của tôi mất khoảng 2 đến 4 phút.
Canon EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/16, 16mm, 1.3sec, ISO 160
Biển băng, Jokulsarlon, Iceland
Có ba thành phần mà tôi tìm kiếm khi chụp một phong cảnh mới, đầu tiên là ánh sáng. Ánh sáng kịch tính hoặc sặc sỡ là một thành phần quan trọng, thứ hai là các yếu tố mang tính biểu tượng trong cảnh quan như dãy núi, hồ, v.v. Cuối cùng là tính động, có nghĩa là chụp lại chuyển động hoặc loại bỏ chúng thông qua kĩ thuật phơi sáng dài. Ví dụ, bức ảnh trên được chụp tại bãi biển băng nổi tiếng của Iceland, nơi các khối băng khổng lồ trôi dạt vào bờ. Tôi sử dụng màn trập chậm để nắm bắt các chi tiết của những con sóng và sử dụng băng làm yếu tố tiền cảnh để cho thấy nơi đây độc đáo đến nhường nào.
Người ta nói màu sắc có thể làm nên nghệ thuật nhiếp ảnh, và nhiếp ảnh gia phong cảnh dựa vào những khung giờ vàng để có được những bức ảnh đẹp nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần phải dựa vào thời điểm trong ngày mới đạt được điều đó.
Canon EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/16, 16mm, 1.6sec, ISO 100
Tôi đã chờ đợi dưới làm mưa đá và mưa rào ở Yellowstone để chụp được bức ảnh này. Sự hình thành đám mây mà bạn đang nhìn thấy được biết đến như những đám mây mammatus, và tôi đã chụp 750 bức ảnh liên tiếp để bắt được những tia chớp.
Màu được sử dụng như cảnh nền để tăng cường khung hình, nhưng một thách thức thực sự là thể hiện một khung cảnh không có bất kì màu sắc rực rỡ nào. Tôi luôn tin vào những gì Ansel Adams nói: Không có ánh sáng xấu, chỉ có nhiếp ảnh gia tồi.
Canon EOS 5DS R, EF70-200mm f/4L USM lens, f/7.1, 200mm, 1/800sec, ISO 800
Tôi chụp bức ảnh này ở Dyrholaey thuộc Vik, Iceland và một lần nữa, thời tiết không mấy thuận lời, có một cơn bão sắp tới. Tuy nhiên, tôi đã sử dụng một thiết kế hình ảnh tốt để thể hiện tâm trạng bất chấp thời tiết ảm đạm.
Canon EOS 5DS R, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/11, 16mm, 5sec, ISO200
Khi thiết kế một khung hình trong chụp ảnh phong cảnh, có một số yếu tố quan trọng mà tôi tìm kiếm. Đầu tiên là các lớp bố cục, cảnh phải có các lớp yếu tố khác nhau như tiền cảnh và trung cảnh. Nó cung cấp độ sâu và làm cho hình ảnh các chiều hơn. Thứ hai là sự có mặt của một yếu tố mang tính biểu tượng, chẳng hạn như núi hoặc một địa danh dễ nhận biết. Cuối cùng là sử dụng các đường động vì bố cục thành công nhất cho chụp ảnh phong cảnh sẽ luôn luôn có những đường hình học này.
Ví dụ, bức ảnh này được chụp lại khi tôi thử nghiệm chiếc Canon 5DS R ở Philippines. Đây là Núi lửa Mayon, được biết đến với hình dáng chóp nón hoàn hảo của nó và sự tương đồng với núi Phú Sĩ. Ở đây, tôi đã sử dụng bèo nước làm các lớp bố cục, bổ sung nó với những đường chéo và sự hiện diện của ngọn núi lửa.
Canon EOS 5DS R, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/16, 16mm, 1/8sec, ISO100
Thêm vào các vật thể hoặc đối tượng có vai trò như các điểm neo trong bức ảnh của bạn là một cách tốt để có được một thiết kế hình ảnh hiệu quả. Nó không chỉ bổ sung các lớp bố cực mà cọn tạo một cảm giác tầm cỡ. Miễn là những thể sống này bổ sung vào cảm giác chung của quang cảnh thì tôi không phiền đưa chúng vào khung ảnh của mình. Đây là bức ảnh anh hướng dẫn viên của chúng tôi trong hang đá Vatnajökull, Iceland. Tôi chờ anh bước ngang qua lối vào hang và chụp bức ảnh này.
Tâm trạng cũng là một phần rất quan trọng của thiết kế hình ảnh. Kết hợp những tâm trạng nhất định mang đến tác động bổ sung cho một bức ảnh. Tất cả đều phụ thuộc vào ý định và kỹ thuật của bạn. Sử dụng ánh sáng kịch tính, kỹ thuật phơi sáng và vùng thời tiết liên tục sẽ cho bạn những kết quả tích cực.
Canon EOS 5D Mark III, EF24-70mm f/2.8L II USM lens, f/16, 24mm, 1.6sec, ISO 200
Đây là bức ảnh bên dưới hẻm núi linh dương, với ánh sáng ấn tượng bên trong hang động, và việc sử dụng màn trập chậm để nắm bắt dòng chảy của cát có tác động lớn đến cách bức ảnh được thể hiện.
Canon EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/16, 16mm, 180sec, ISO50
Rừng thông nón gai cổ, California, Mỹ
Một cách khác để tăng tâm trạng cho bức hình là sử dụng màu đơn sắc. Màu đơn sắc tạo điểm nhấn kịch tính và cảm xúc sâu cho bức ảnh.
Canon EOS 5DS R, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/16, 16mm, 8sec, ISO 100
Việc sử dụng các điều kiện thời tiết liên tục cũng là một cách tốt để bổ sung tâm trạng cho bức ảnh của bạn. Bức ảnh trên được chụp trong làn sương mù buổi sáng sớm. Tôi sử dụng màn trập chậm để thêm chuyển động và tăng cường tính kịch cho bức ảnh.
Canon EOS 5DS, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/11, 26mm, 1/30sec, ISO400
Bức ảnh này được chụp tại Grand Canyon, bang Arizona. Tôi muốn thể hiện một cái nhìn độc đáo về điểm du lịch nổi tiếng này. Tôi khám phá khu vực này trong khoảng một giờ đồng hồ, tìm kiếm một nơi có cây cổ thụ và sử dụng nó làm một phần khung hình của tôi.
Một mẹo khác để chụp được một bức ảnh độc đáo và tuyệt vời là: hãy khám phá. Thể hiện một cái nhìn mới về một nơi được nhiều người ghé thăm chính là một THÁCH THỨC. Tôi thường tự mình khám phá, nhưng đi cùng hướng dẫn viên có lợi ích riêng của nó vì sẽ tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Cá nhân tôi thực hiện các chuyến hướng dẫn chụp ảnh withhttp://www.iceland-photo-tours.com/ , tôi thường chỉ cho khách hàng của mình những điểm mang tính biểu tượng và sau đó để họ tự mình khám phá.
Canon EOS 5DS, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/8, 16mm, 1/8sec, ISO800
Chân dung của tôi bên trong một thác nước bí mật ở Iceland.
Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, hầu hết các đầu tư thiết bị của tôi là hướng đến chất lượng. Tôi sử dụng một máy ảnh full-frame vì nó cho chất lượng hình ảnh tốt nhất và các ống kính như ống tilt-shift (trượt-dịch chuyển) Canon T-SE 17mm f / 4L cho chụp ảnh kiến trúc, EF16-35mm IS USM chụp cảnh quan và các ống kính L-Series khác. Tôi tính phí cao cho sản phẩm của mình bởi vì tôi sử dụng thiết bị cao cấp để thực hiện công việc và khách hàng của tôi thấy được điều này. Kể từ khi ra mắt Canon EOS 5D Mark I, tôi đã trở thành một người sử dụng hệ thống full frame của Canon. Tôi tin rằng chất lượng full frame của Canon vẫn là tốt nhất trên thị trường hiện nay – một hệ thống di động mà bạn có thể làm công việc định dạng lớn và có được kết quả tốt nhất.
Tôi thích cách hệ thống Canon 5D được xây dựng để đáp ứng bất kì công việc hoặc chuyến đi săn ảnh nào. Nó thể hiện rất tốt và không bao giờ có bất kỳ vấn đề trên đường đua. Điều này, đối với tôi, chính là sức mạnh vượt trội của hệ thống này.
Canon EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/4L IS USM lens, f/16, 19mm, 20sec, ISO100
Những cảnh quan kì vĩ luôn rất tráng lệ. Mỗi cảnh quan mà tôi từng gặp đều độc đáo và có điểm hấp dẫn của riêng nó.
Edwin Martinez
Edwin Martinez được biết đến rộng rãi như là một trong những nhiếp ảnh phong cảnh xuất sắc nhất đến từ đất nước Philippines. Anh có kinh nghiệm chụp ở nhiều địa phương khác nhau tại quê nhà và nước ngoài như Iceland, Canada, phía tây nước Mỹ và nhiều nơi khác. Điều này khẳng định chuyên môn thông thạo và xuất chúng trong lĩnh vực nhiếp ảnh của Edwin. Anh làmột Đại sứ thương hiệu của Canon tại Philippines, một nhiếp ảnh gia phòng trưng bày chuyên nghiệp cho Singh-Ray Filters of America, một nhà thám hiểm và người đóng góp cho National Geographic và hiện diện liên tục trong các ấn phẩm nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Hơn nữa, anh cũng là đối tác lớn trong các tour du lịch chụp ảnh và hội thảo số một của Iceland,http://www.iceland-photo-tours.com. Edwin cũng người đồng hướng dẫn trong khóa chụp ảnh phong cảnh hàng đầu Philippine, Hội thảo Chasing Light Workshop. Anh cũng dẫn tour du lịch chụp ảnh đến những địa điểm thách thức nhất và tuyệt vời nhất trên thế giới. Edwin là một diễn giả và người hướng dẫn được săn đón và cũng chụp ảnh cho một số các công ty danh tiếng. Anh là một nguồn cảm hứng cho thế hệ nhiếp ảnh gia hiện này. Luôn có rất nhiều người chờ đợi để thưởng thức những bức ảnh từ các chuyến phiêu lưu tiếp theo của anh.
https://www.facebook.com/EdwinMartinezPhotography
https://500px.com/EdwinMartinez
http://edwinmartinezphoto.com/