10 chia sẻ chụp ảnh sáng tạo & thú vị hơn trên điện thoại của Eric Mueller
Với một chiếc điện thoại có camera, chỉ cần giơ lên, bấm nút chụp, có liền bức ảnh. Rất đơn giản và dễ dàng. Nhưng, để bức ảnh đó tốt hơn, có ý tứ nội dung hơn, ấn tượng khi được chia sẻ nhiều người xem hơn… thì cũng cần chăm chút cho nó bằng một số kỹ năng. Một trong những cách trau dồi các kỹ năng đó là học qua người khác, những người đã chụp tốt. Đây là bài chia sẻ ảnh chụp bằng điện thoại của Eric Mueller – chia sẻ những gợi ý giúp ảnh chụp có góc nhìn thú vị, mới mẻ và ấn tượng hơn bằng điện thoại.
1. Nhìn cảnh qua những giọt nước hay hơi nước đọng trên bề mặt gương
Cơn mưa ngang qua để lại cho ta những tâm trạng miên man khi nhìn cảnh vật sau những giọt nước đọng lại sau khung kính cửa sổ. Chúng luôn là nguồn cảm hứng sáng tác kinh điển và bất tận.
Mưa đi rồi…
Kia là ánh sáng hoàng hôn.
Bokeh lung linh nhờ những ánh đèn đêm
“Có những thứ chỉ đẹp khi được nhìn qua khung cửa sổ” ( @tuanlionsg từng chia sẻ). Cảnh tượng quen thuộc vốn được nhìn trần trụi qua con ngươi giờ đây đã trở nên mơ màng tuyệt đẹp khác đi. Nếu không muốn sự mơ màng lắp đầy khung thì bạn có thể lau đi để cho giọt nước đọng một phần khung cửa kính, để còn nhìn thấy một ít gì đó ngoài kia.
Các bạn nên xác định cảm xúc mình muốn lấy nét vào chủ thể giọt nước – cảnh vật ở sau sẽ mờ đi hay là những giọt nước sẽ làm tiền cảnh mờ cho bức ảnh của bạn – cảnh vật ở sau là đối tượng bạn muốn nhấn chính. Điều này thông qua cách thiết lập chế độ lấy nét M ở một số thiết bị, chạm lấy nét tay. ( hay qua phương pháp chụp close up/ hỗ trợ lens macro chẳng hạn -chia sẻ thêm của cá nhân mình )
Tia nắng chiếu tạo nên tiền cảnh là bokeh nước lung linh.
Cô gái lao đi trong mưa mà không kịp thấy mặt. Bạn có để ý nhiều hình bóng nàng khúc xạ trở nên đảo ngược thí vị trong những hạt mưa to đọng lại không
Tác giả Eric chụp xuyên qua 2 lớp kính thế này khi ngồi trú mưa trong xe ô tô.
2. Nhìn qua bề mặt kính trong suốt ở dạng lụa nhám/ mờ.
Các kiểu kính thủy trong trong suốt dạng texture nhám thế này vô tình tạo hiệu ứng blur ảnh tự nhiên khá thú vị. Bạn chỉ cần cho mình một khoảng cách tiến lại thật gần hay lui ba bước – sẽ cho kết quả in dấu rõ ràng hay những chiếc bóng mờ ảo.
Người đàn ông và chiếc bóng hằn lên ô cửa.
Ảnh Eric chụp dưới lòng bậc tam cấp trong các cửa tiệm Iphone ở NewYork.
3.Nhìn qua lớp băng tuyết phủ.
Tuyết phủ dày đặc lên chiếc xe của anh ấy và xung quanh. Thời tiết vùng băng giá thế này thật khó để loay hoay ngoài trời tìm kiếm chủ đề sáng tạo. Giữ ấm cơ thể và anh ấy chụp cảnh vật qua lớp tuyết phủ. Trông như hiệu ứng chồng ảnh đa lớp.
4. Nhìn qua quả cầu thủy tinh / pha lê
Bạn có cả thế giới thu nhỏ lại và đảo ngược kỳ diệu trong bàn tay mình !
Một lợi ích của việc thu hình ảnh qua quả cầu là bạn sẽ có được một độ sâu trường ảnh, làm mềm nền nhẹ khi bạn điều chỉnh khoảng cách quả cầu với máy ảnh phù hợp. Có thể gọi là chụp close up.
Ở Việt Nam thì mình cũng thấy các bạn đam mê nhiếp ảnh thu nhỏ quê hương xinh đẹp của chúng ta trong những quả cầu thủy tinh thế này. Hay chỉ là chút nghịch ngợm, sáng tạo khi chụp selfie, chụp mô hình đồ chơi, hay bất cứ chủ đề nào … theo cách như thế. Các bạn đó chia sẻ nơi mua quả cầu trong nhà sách chẳng hạn.
Ảnh Thắng Nguyễn
5. Nhìn qua lăng kính.
Lăng kính sẽ khó tạo ảnh hơn một quả cầu như trên , nhưng nó có thể làm cho một số hình ảnh thú vị không kém.
Sử dụng lăng kính đúng là không dễ dàng kiểm soát những gì bạn nhìn thấy và không nhìn thấy. Đặt lăng kính trước ống kính , thử xoay nhiều vị trí quanh camera để tạo ra những bức ảnh trừu tượng.
6. Những đối tượng có tính chất trong suốt khác
Gợi ý những chai thủy tinh chứa chất lỏng/sóng sánh, có màu sắc khác nhau như rượu, siro, thực phẩm, … Có một nguồn sáng thắp phía sau chúng càng làm cho bức ảnh được chụp xuyên qua thêm tuyệt vời.
– Nhìn vạn vật xung quanh phản chiếu lên bề mặt có thể soi bóng được. Hay những tấm cửa kính màu gặp khắp nơi và xem chúng như tấm Filter màu.
7. Nhìn qua những cái khung cửa ” Frame”
Đây cũng là một trong những chủ đề thi Canon Marathon 2015 ở Hà Nội vừa qua.
Đóng khung một hình ảnh qua khung cửa sổ, cánh cổng chào, hay dưới hình dáng mô phỏng cái khung như thế là một cách kinh điển tạo chiều sâu cho bức ảnh vì thu nhỏ, tập trung vào chủ thể , tạo cảm giác biến đổi kích thước ảnh. Nhìn vào đó mà người xem hình dung bối cảnh , vị trí, có thể kể một câu chuyện về những gì diễn ra.
Chủ thể chính muốn nói được nhấn rõ hơn
8.Nhìn qua tán cây, kẽ lá
Theo mình hiểu thì những chia sẻ của tác giả dùng cỏ cây, hoa lá , hay bất cứ sự dang tay nào của thiên nhiên ví như tiền cảnh foreground cho bức ảnh thêm sinh động, bớt trống trải và mới mẻ hơn.
Chụp tia nắng mặt trời xuyên qua kẽ lá tạo hiệu ứng Flare.
Mình chợt nhớ là mình cũng hay bắt gặp ảnh phong cảnh hữu tình quê ta có tiền cảnh là cỏ cây hoa lá như thế.
Hoàng Hôn Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội
Ảnh: @tuanlionsg
Hoàng Hôn trên núi Sơn Trà – Đà Nẵng
Ảnh: @tuanlionsg
Ảnh: @tuanlionsg
9. Nhìn qua những hình khối rắn chắc.
Nếu cỏ cây, hoa lá mang đến cho bạn cảm xúc đóng khung mềm mại của thiên nhiên thì kiến trúc, hình khối, chất liệu rắn chắc cũng mang sự thú vị riêng.
Thác nước bị đóng băng.
10. Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo.
Đặt bông hoa dưới đáy ly rồi chụp thẳng xuống từ bên trong.
Chụp sát cái ly có hoa văn.
Đa dạng các kiểu pattern có thể.
Làm thế nào để có khung kính cửa sổ lúc trời mưa bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi nào chúng ta ” Ước gì mưa ghé chốn này “? Bật mí là tác giả đã dùng một mảnh kính trong nhỏ , phun nước lên bề mặt và có thể mang đi tiện lợi ! Trong bài, tác giả dùng mặt mica hộp đựng đĩa CD.
Lời kết:
Cho dù là những thứ có sẵn trong thiên nhiên hay do người chụp nghĩ ra, Eric Mueller đặt ra câu hỏi Tại sao chúng ta không thử thách chính mình và tác giả tin rằng chúng ta chắc chắn tạo ra cho mình những bức ảnh độc đáo.
Và những thủ pháp sáng tạo này không mới trên thế giới. Có bạn biết rồi, có bạn chưa. Hoặc là có bạn có ý tưởng độc đáo hơn. Hãy cùng nhau chia sẻ thêm nhé!
Chúc các bạn có nhiều ảnh đẹp chụp bằng điện thoại