Tìm hiểu về Still life photography là gì ?
Still life photography vốn không phải là một lĩnh vực nhiếp ảnh xa lạ mà bản thân nó đã có từ rất lâu đời nhưng trong hình thái của hội họa. Thời điểm lịch sử cho bộ môn nghệ thuật này không được mô tả hay định nghĩa rõ ràng nhưng người ta thấy rằng các bức tranh từ thời Ai Cập cổ đại đã phác thảo ra những nét vẽ đầu tiên cho trường phái này. Người ta tìm thấy chúng trong những biểu tượng mang tính tôn giáo, các bức tranh diễn tả về sự sống sau cái chết, đặc biệt là hình vẽ trang trí trên các hầm mộ, điển hình là các bức tranh vẽ về hoa quả và lương thực. Người Ai Cập tin rằng các phương thực và hoa quả này sẽ biến thành thật sau ở cuộc sống sau cái chết để phục vụ vua chúa. Tới thời La Mã cổ đại, các bức tranh Still life đã phác họa ra hầu hết các đồ vật được sử dụng trong đời sống hàng ngày và cả động vật nuôi trong nhà.
Cho tới trước những năm 1300, Still life vẫn phát triển nhưng người ta ghi nhận sự đóng góp của họa sĩ Giotto và những học trò của ông đã có công hồi sinh trường phái nghệ thuật này thông qua các bức vẽ trên các công trình tôn giáo. Ở Châu Âu, hầu hết các bức tranh Still Life thời kì này đều liên quan tới Thiên Chúa Giáo và mang tính truyền giáo cho tôn giáo này. Cùng với sự ra đời của kĩ thuật sơn dầu(bởi Jan van Eyck), các nhà hội họa đã có cơ hội được thỏa sức sáng tạo hơn nữa bởi đặc tính khô chậm, dễ pha trộn và tạo các lớp màu bởi ưu điểm của sơn dầu. Lúc này, các bức tranh Still Life trở nên bóng bẩy và có hồn hơn. Người khởi đầu xu hướng phá vỡ khuôn khổ chỉ vẽ các tranh liên quan tới Tôn giáo trong lúc bắt đầu thời kì Phục Hưng này phải kể tới Leonardo da Vinci với bức tranh sơn dầu vẽ hoa quả trái cây(bên dưới).
Giống như Da Vinci, với các phẩm nổi tiếng của mình, Petrus Christus đã lần đầu tiên đưa vào yếu tố Still Life, kết hợp với yếu tổ biểu tượng tôn giáo trong bức tranh “Cô dâu chú rể tới thăm người thợ kim hoàn”. Ở đây, cô dâu chú rể được vẽ rất thật từ người cho tới các phụ kiện, quần áo, trong khi người thợ kim hoàn lại mang dáng vẻ của Thánh Eligius – một biểu tượng mang nặng tính tôn giáo.
Hay bức tranh “Still Life with Partridge” của Jacopo de’ Barbari
Từ sau những năm 1600, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, Still life đã dần thoát ra khỏi cái bóng của Tôn Giáo để tự nó đứng riêng rẽ ra như một trường phái nghệ thuật riêng. Về sau này, điển hình là sự ra đời của những bức tranh với các đối tượng, đường nét hoặc là không có hình dạng cụ thể(trừu tượng), hoặc là được bố trí, sắp đặt để đạt được một mục tiêu diễn tả cảm xúc của tác giả, still life tự nó nói lên tiếng nói của tác giả. Sau này, nhiếp ảnh still life đi thiên về diễn tả cảm xúc và cá tính cá nhân hơn là các lĩnh vực khác trong nhiếp ảnh như phong cảnh hay chân dung. Nói 1 cách đơn giản thì nó mang tính trừu tượng hóa cao hơn. Nhiếp ảnh gia Still life sắp xếp, tạo ra một tấm hình hơn là chụp lấy một khoảnh khắc nào đó, cốt để diễn tả ý đồ và tạo cảm giác nhất định cho người xem.
Các đối tượng trong ảnh Still life thường là tĩnh(hầu hết) và thường có kích thước không lớn. Đối tượng của ảnh này có thể là bất cứ thứ gì nhưng người ta hay gặp những bức ảnh chụp lọ hoa, hoa quả, các mảnh đồ vật lung tung…
@haroldrossfineart
Tác giả: @guszti132
Xem thêm
Nguồn : chimkudophotography.wordpress.com/2014/06/18/853/