Nút kiểm tra chiều sâu ảnh trường trên máy ảnh KTS ống kính rời (DSLR)
Như nhiều bạn hẳn đã biết, khẩu độ mở (aperture) to hay nhỏ ảnh hưởng tới chiều sâu ảnh trường (depth of fileld) – tức ảnh hưởng tới tương quan độ nét giữa chủ thể căn nét và các chủ thể ở đằng trước hay tiền cảnh (foreground) và đằng sau hay hậu cảnh (background) của ảnh. Để người chụp biết được chiều sâu ảnh trường với một khẩu độ mở nhất định, trên phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời (DSLR) có một nút bấm – thường được bố trí ở mặt trước của thân máy, gần với chỗ gá lắp ống kính – giúp người chụp kiểm tra được ảnh trường với khẩu độ mở đang đặt trên máy, từ đó chủ động thay đổi khẩu độ mở phù hợp với mục đích chụp ảnh.
Cách sử dụng
2. Căn nét -> ngắm chụp, đồng thời nhấn nút kiểm tra chiều sâu ảnh trường và giữ nút đến khi quan sát xong chiều sâu ảnh trường.
3. Nhả nút, máy trở về vị trí thông thường.
4. Điều chỉnh khẩu độ mở tăng giảm và kiểm tra lại để có được độ nông sâu ảnh trường mong muốn.
Lưu ý: Khi giữ nút và quan sát sẽ thấy hình ảnh trong khuôn hình tối đi. Đây là hiện tượng bình thường (Giải thích phía dưới).
Tại sao cần nút kiểm tra chiều sâu ảnh trường?
Ngoại trừ trường hợp ảnh được chụp với khẩu độ mở tối đa của ống kính, trong hầu hết các trường hợp, ảnh chụp đều có khẩu độ mở nhỏ hơn khẩu độ mở tối đa này, do vậy, trên thực tế, chiều sâu ảnh trường lúc nhấn chụp một bức ảnh sẽ khác với lúc ngắm chụp, cụ thể sẽ sâu hơn do khẩu độ mở (trong đa phần trường hợp) sẽ nhỏ hơn khẩu độ mở tối đa của ống kính.
Điều này khiến cho nhiều trường hợp cần xóa phông (chiều sâu ảnh trường mỏng – hay còn gọi là nông) để làm nổi bật chủ thể chính không đạt hiệu quả mong muốn do khi ngắm chụp, người chụp thấy hiệu ứng xóa phông rất đẹp, nhưng ảnh chụp lại có chiều sâu lớn hơn. Trong các trường hợp cần xóa phông như vậy, người chụp nên sử dụng nút kiểm tra chiều sâu ảnh trường để bảo đảm độ nông sâu mong muốn của tấm ảnh.
Cơ chế hoạt động của nút kiểm tra chiều sâu ảnh trường
Đây là một chức năng hết sức hữu dụng cho người chụp ảnh cần làm chủ chiều sâu ảnh trường, nhất là cần xóa phông như chụp chân dung.