5 kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản bạn nên thử trong năm 2016

Nếu bạn mới mua máy ảnh hay đang muốn khai thác thêm các tính năng trên máy ảnh của mình thì dưới đây là 5 kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản nhất bạn nên học trong năm 2016 này.

Panning

Panning hay vẫn gọi là kĩ thuật lia máy. Đây là kỹ thuật được áp dụng khi bạn chụp các chủ thể chuyển động nhanh, lúc này thay vì giữ máy đứng im, bạn sẽ phải lia máy theo phía chủ thể. Kỹ thuật này giúp ảnh vẫn được sắc nét mà hiệu ứng rất đẹp mắt.

Để có thể sử dụng kỹ thuật Panning điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu là tốc độ màn chập. Nếu bạn để tốc độ màn chập quá chậm, bạn sẽ khó giúp chủ thể nét được, nếu bạn để tốc độ quá nhanh, bạn sẽ không thu được background như mong muốn.

Trong phần lớn tất cả các trường hợp, tốc độ màn chập thường cần để chậm nhất là 1/40s, nhưng để có thông số chính xác thì rất khó mà bạn cần dựa trên kinh nghiệm. Nếu trên máy ảnh của bạn có tính năng ổn định hình ảnh, bạn hãy chuyển sang chế độ dành cho panning. Điểu này giúp bạn dễ dàng thu được bức ảnh đẹp hơn. Khi chụp, bạn cần giữ tư thế sao cho 2 chân đứng chắc và chỉ duy chuyển phần thân phía trên để tạo chuyển động mượt mà nhất.

Ngoài ra bạn cũng cần nhớ lia máy trước khi bấm nút chụp để bạn có thể khởi động một cách mượt mà nhất, chọn thời điểm và khung hình sao cho chủ thể không nằm chính giữa mà hơi lệch so với chiều chuyển động để tăng tính nghệ thuật cho bức ảnh.

Focus peaking

Focus peaking là tính năng cực kỳ hữu ích khi bạn sử dụng chế độ lấy thủ công. Lúc này máy ảnh sẽ giúp bạn dễ dàng lấy nét một cách chính xác. Bạn có thể gặp tính năng này trên rất nhiều máy ảnh compact, mirrorless và cả một số máy ảnh DSLR.

Để sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần chuyển máy ảnh hay ống kính sang chế độ lấy nét thủ công. Lúc này, khi bạn xoay vòng lấy nét, vùng lấy nét sẽ xuất hiện trên màn hình bằng cách hiển thị màu trắng hay màu sắc nào đó tùy dòng máy.

Bracketing

Bracketing là tính năng giúp bạn chụp nhiều độ bù sáng khác nhau trên cùng một chủ thể, giúp bạn lựa chọn đâu là tấm ảnh đẹp nhất của mình. Đây là công cụ cực kỳ hữu ích khi ở điều kiện ánh sáng phức tạp, máy ảnh của bạn không thể đo sáng chính xác hay điều kiện ánh sáng thay đổi liên tục,…

Tính năng này có trên rất nhiều máy ảnh DSLR, Mirrorless và cả máy ảnh compact. Để sử dụng bạn chỉ cần tìm đến lựa chọn “AE BKT” hay “BKT” hay tìm đến icon có biểu tượng 3 lớp chồng lên nhau. Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể lựa chọn số EV giữa các tấm hình ví dụ như mỗi tấm hình có độ bù sáng cách nhau 1EV.

Tính năng cực kỳ hữu ích khi bạn chụp HDR, nếu vùng sáng của bạn có khoảng cách không quá lớn, bạn chỉ cần chụp một lần là có thể lồng ghép các tấm hình dễ dàng với nhau.

Zoom bursts

Zoom bursts là kỹ thuật thay đổi tiêu cự của ống zoom khi chụp. Lúc này, ảnh sẽ tạo một hiệu ứng khá ấn tượng xugn quanh chủ thể. Tuy nhiên kĩ thuật này đã dường như bị lãng quên khi bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa bằng photoshop mà vẫn cho bức ảnh tương tự. Đồng thời tính năng này cũng có thể khiến ống zoom của bạn bị lỗi nếu sử dụng không cẩn thận.

Để thực hiện kỹ thuật này, bạn chỉ cần sử dụng một ống kính zoom, sau đó sử dụng tripod và bắt đầu với một góc rộng. Tốc độ màn chập khoảng 1/2s tùy tình huống. Ngay khi bạn bấm nút chụp, nhanh chóng vặn vòng zoom tiến gần chủ thể.

Đây là kỹ thuật khá khó khi mà bạn sẽ cần thử chụp đi chụp lại vài tấm mới có thể có bức ảnh ưng ý. Để có kết quả tốt nhất bạn nên sử dụng thêm cùng một chân máy hỗ trợ.

Đánh dấu bản quyền

Rất nhiều nhiếp ảnh gia ký tên của mình vào bức ảnh, tuy nhiên nếu bạn không quá cầu kỳ rất nhiều máy ảnh sẽ tự động thêm tên của bạn vào trong bức ảnh khi chụp.

Bạn chỉ cần vào menu và tìm đến mục copyright information hay image commnet. Tại đây bạn có thể thêm tên của mình để máy tự động chèn vào ở mỗi bức ảnh. Trong máy ảnh cũng có một số kỹ thuật đặc biệt giúp bạn tạo chữ ký riêng của mình. Ngoài ra thì bạn cũng có thể dễ dàng tạo và chèn chữ ký vào ảnh với rất nhiều phần mềm khác nhau.

Nguồn: Digital Camera World / biên dịch nscreen.vn

Visited 2,529 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...