12 TUYỆT CHIÊU ĐỂ TẠO 1 BỨC ẢNH CHUYÊN NGHIỆP
Thật khó để hướng dẫn tạo ra những bức ảnh chuyên nghiệp. Điều này thường đòi hỏi nhiều năm luyện tập.
Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng một số chỉ dẫn trong bài này dù mới bước vào nghề. Bạn cũng sẽ tìm ra được một số cách để cải thiện sản phẩm của mình mà không phải tốn quá nhiều công sức.Và ngay sau đây, tôi sẽ đưa ra một số quy tắc đơn giản mà bạn có thể nhanh chóng áp dụng nhằm nâng tầm hình ảnh của mình hơn.
1. NẮM BẮT KHOẢNH KHẮC ÁNH SÁNG ĐẸP
Ánh sáng được nhắc đến đầu tiên bởi vì rất nhiều bạn mới làm quen với việc chụp ảnh không quan tâm tới nguồn sáng, trái ngược hoàn toàn với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, hầu như họ bị ám ảnh về yếu tố này. Ánh sáng là điều quan trọng nhất để cấu thành một bức ảnh mang tính chuyên nghiệp cao.
Vậy làm thế nào để ánh sáng trở nên thú vị như vậy? Trước hết là nó sẽ khác xa với những gì mắt thường nhìn thấy. Thứ hai, ánh sáng làm nổi bật chủ thể và thể hiện chủ thể ở phương diện tốt nhất.
Có rất nhiều cách để tạo nên một ảnh chân dung có ánh sáng hấp dẫn người xem. Đơn giản bạn chỉ cần bố trí mẫu đứng dưới bóng râm, hoặc tối và sử dụng nguồn sáng chiếu vào vùng mặt; hoặc chụp ngược sáng cũng là một cách khá hay ho, khi đó vùng tối sẽ không đổ bóng lên gương mặt của mẫu.
Về chụp ngoại cảnh, thời gian trong ngày là điều bạn phải ghi nhớ. 95% ảnh ngoại cảnh trong portfolio của tôi được chụp vào lúc rạng sáng hoặc chạng vạng, xập xệ tối. Và như đã trình bày, người mới vào nghề không lựa chọn theo thời điểm trong ngày, họ thường chụp vào lúc nhiều ánh sáng như giữa trưa chẳng hạn. Trên đây là những lời khuyên vô cùng thực tế và hữu ích.
2. LOẠI BỎ TIỂU CẢNH DƯ
Tiểu cảnh dư là tất cả những vật thể không liên quan đến hình ảnh. Nó tạo cảm giác kém thu hút và gây nhiều, làm hình ảnh trở nên hỗn độn và ít ấn tượng hơn.
Tôi thường cho những tiểu cảnh vào phần rìa khung ảnh, như thế sẽ dễ dàng cho việc tập trung vào chủ thể và quên đi những tiểu tiết không liên quan, như một bồn điện thoại xấu xí ở xa xa chẳng hạn.
3. CHỌN ĐÚNG CHỦ THỂ VÀ ZOOM CẬN
Nếu bạn có chút khó khăn trong việc xác định chủ thể, thì đó là khi có quá nhiều chủ thể trong cùng một khung hình.Hãy chỉ chọn một chủ thể để tập trung vào và lúc đó bạn sẽ chụp được nhiều ảnh cuốn hút hơn.
Khá hiếm để tôi tìm ra được một bức ảnh có sự liên kết chặt chẽ. Zoom vào một chủ thể là cách đúng đắn cho những tay máy trẻ để thể hiện. Và các bạn học viên của tôi đã mất khoảng một năm cầm máy mới thực sự dám zoom cận và chặt vào một đối tượng. Riêng với bạn sẽ mất bao lâu?
4. PHONG CÁCH KỸ THUẬT SỐ
Thường thì tôi nhận được một số portforlio (khởi điểm ở 39$) khá đẹp, tuy nhiên vẫn chưa tạo được phong cách riêng. Phong cách kỹ thuật số là việc áp dụng một số chức năng của Photoshop và Lightroom cho phép nhiếp ảnh gia tinh chỉnh màu sắc, tương phản và độ phơi sáng cho sản phẩm của mình.
Trong khi tôi không phải là fan của Instargram nhưng công nhận rằng, một số bộ lọc màu của ứng dụng khiến cho hình ảnh trong sáng tạo và thời thượng vô cùng.
5. ĐỐI TƯỢNG ẢNH MỚI LẠ
Đây là phần khá đơn giản trong nhiếp ảnh. Hầu hết các nhiếp ảnh gia nhận biết được như thế nào là một đối tượng hấp dẫn người xem.
Lời khuyên của tôi sẽ trái ngược hoàn toàn với những gì bạn cho rằng tôi sẽ nói ngay đây. Đối tượng mới lạ không đồng nghĩa với việc tìm đối tượng mới và lạ để chụp mà là mở rộng tầm nhìn khi chụp. Bạn không nên quá chú trọng vào một đối tượng, ví như khi bạn tìm ra một chủ đề hay ho, bạn sẽ rất dễ quá đà vào chủ thể đó và quên mất những chủ thể khác trong khung cảnh. Chọn đúng đối tượng theo chủ ý nhưng đừng quên để ý đến những sự vật, đối tượng xung quanh nữa nhé!
Trong khi tác nghiệp vào tháng trước, một người mẫu đã đề cập rằng cô ấy có một con ngựa và muốn đưa nó vào chủ thể ngày chụp hôm đó. Riêng tôi, tôi muốn thể hiện tình yêu của cô gái dành cho chú ngựa của mình do đó tôi chỉ tập trung vào những phần liên quan đến nội dung đã chọn.
6. SIÊU SẮC NÉT
Có rất nhiều yếu tố ảnh hường đến độ sắc nét của hình ảnh, do đó khi một ảnh bị thiếu độ nét sẽ rất khó để tìm ra nguyên nhân. Nhưng tôi đã tìm ra được sau hàng ngàn lần đào tạo các học viên, chủ yếu nguyên nhân nằm ở việc lấy nét sai.
Khi chụp ảnh một cá nhân nào đó, đôi mắt là điểm cần thiết nhất để tập trung nét vào đó.
7.PHỐI CẢNH ĐỘC ĐÁO
Thỉnh thoảng tôi tìm ra vài chủ thể hay ho, nhưng vị trí lại hoàn toàn không hay chút nào. Nếu bạn nhìn vào một bức ảnh chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy chúng được chụp từ những điểm rất khác lạ. Ví dụ, chân dung một CEO sẽ được chụp từ góc thấp ở dưới, mô tả hướng nhìn lên như vậy sẽ tạo nên cảm giác quyền lực hơn cho người CEO. Hoặc trong vài trường hợp chụp quan cảnh thành phố, tôi thường chọn những địa điểm có độ cao, phối cảnh rộng nhìn xuống để chụp được toàn cảnh hơn.
Như một “ca” cụ thể vài tháng trước tôi diễn thuyết tại một hội nghị ở Chicago và đã chụp lại đường chân trời từ một tầng thượng của tòa nhà cao nhất thành phố, như thế tôi đã ghi nhận được toàn cảnh chỉ trong một bức hình.
8. BỐ CỤC SÁNG TẠO
Bố cục là một trong những nội dung khó truyền tải nhất trong lượng thời gian ngắn, nhưng nó tạo nên sự khác biệt rất to lớn.
Nếu bạn chuẩn bị cho một buổi chụp ảnh, tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu tìm hiểu về bố cục trước, ít nhất là tìm hiểu về Rule of thirds. Đây là quy luật cơ bản nhất của sắp xếp bố cục, giúp cho nhiếp ảnh gia hình dung ra ngay tíc tắc khung cảnh và từ đó đưa chủ thể vào đúng vị trí của bức ảnh trên các giao điểm của đường cắt.
9. CẢM XÚC CHỦ ĐẠO
Cảm xúc lại là một chi tiết hay bị lãng quên, nhưng cá nhân tôi thấy rằng, đó chính là chìa khóa cho sự thành công của một tác phẩm hình ảnh. Trước khi bấm máy, bạn nên tự đặt câu hỏi “Bức ảnh sẽ truyền tải cảm xúc gì cho người xem?”
Bằng việc tự đặt ra câu hỏi này, bạn sẽ không phạm phải lỗi chụp chân dung một ai đó với cảm xúc trống không. Bạn sẽ nhận ra rằng sự biểu cảm của mẫu sẽ không chứa đựng cảm xúc và bạn buộc phải thay đổi. Và điều này cũng xảy ra tương tự khi chụp cảnh. Nhìn vào tấm ảnh chụp một chú chim ngay trước ánh hoàng hôn và bạn sẽ thấy rằng độ phơi sáng quá nhiều sẽ không mang đến cảm giác êm đềm cho người xem.
Lẽ ra tôi không nên chọn phong cách “Côn đồ” cho một vận động viên trong Khóa học sử dụng đèn flash của tôi vào đầu năm nay. Cảm xúc không nhất thiêt phải quá độc đáo, lạ lẫm hay mới mẻ, hãy để nó đến một cách nhẹ nhàng và dễ dàng nắm bắt nhăt.
10. ĐỘ SÂU CỦA TRƯỜNG
Độ sâu của trường là dấu hiệu để nhận biết một bức ảnh mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt là ảnh chân dung. Một bức ảnh có chiều sâu là khi chủ thể sẽ được sắc nét trong khi cảnh nền lại bị làm mờ đi. Học theo kỹ thuật sau, bạn có thể thay đổi phong cách chụp hình khiến các bức ảnh trong chuyên nghiệp hơn.
Để tạo ra được một bức ảnh có chiều sâu tốt, hãy làm theo các bước:
- Chọn ống kinh tele dài nhất của bạn.
- Cài đặt máy ảnh ở chế độ A (ưu tiên khẩu độ)
- Chọn khẩu độ nhỏ nhất
- Tiến lại gần chủ thể nhưng vẫn đủ khoảng cách để ống kính lấy được nét
- Đặt chủ thể tách biệt ra khỏi cảnh nền
- Chọn lấy nét trên chủ thể
- Chụp ảnh
11. PHƠI SÁNG ĐÚNG NGHĨA
Phơi sáng nghĩa là độ sáng hoặc tối của một bức ảnh. Đây là bài học đầu tiên mà mọi nhiếp ảnh gia đều phải học và tìm hiểu.
Máy ảnh kỹ thuật số hoạt động rất tốt ở độ phơi sáng trung tính, nhưng thực tế rằng phơi sáng ở mức độ này không phải là cách tốt nhất. Ví dụ, giả sử bạn đang chụp ảnh chân dung cho một ai đó vào một ngày trời nắng. Máy ảnh sẽ làm tối vùng mặt và làm sáng khung cảnh. Phơi sáng trung tính ở đây chính là đoạn nằm giữa cho vùng mặt và khung cảnh.
Nhưng với suy nghĩ của một nhiếp ảnh gia, bạn biết rằng khuôn mặt thì quan trọng hơn cảnh vật, do đó bạn buộc phải phơi sáng hướng sáng cho vùng mặt và cứ để khung cảnh sáng bình thường. Hãy tạo nên những bức ảnh phơi sáng đúng nghĩa chứ không phải một bức ảnh trung tính.
12. TRƯNG BÀY Ở KÍCH THƯỚC LỚN
Sau khi bạn áp dụng tất cả những mẹo trên, cách bạn trưng bày bức ảnh cũng tạo nên sự khác biệt cho người xem. Bạn nghĩ có nên dành rất nhiều thời gain làm việc và chỉ in ảnh ra ở cỡ 8×10? Hãy in chúng to hơn để tạo tác động mạnh mẽ hơn!
Bạn đã có bao giờ lướt qua các phòng trưng bày ảnh? Bạn có chú ý tới chúng to như thế nào? Bởi vì bất kỳ bức ảnh nào cũng sẽ trông đẹp hơn, thu hút hơn và quyến rũ hơn khi ở kích thước lớn.
KẾT LUẬN
Nếu bạn đã sẵn sàng gặm nhấm mọi vấn đề và mong muốn trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Tôi thành thật khuyên bạn nên đọc qua chuỗi bài về Nhiếp ảnh căn bản của tôi ky-thuat-nhiep-anh/giao-trinh-cho-nguoi-moi-hoc.
Tôi đã bỏ hàng giờ liền để hoàn thành và diễn giải chúng theo cách tốt nhất. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ yêu thích.Nếu bạn chỉ có thể áp dụng một số mẹo trên đây thôi, hãy tập trung vào những điều sau: nắm bắt ánh sáng, sáng tạo bố cục và hãy nhớ chỉnh sửa hậu kỳ một chút cho bức ảnh.