10 Điều để trở thành 1 người chụp ảnh bình thường

10 Điều để trở thành 1 người chụp ảnh bình thường , đây là tâm sự của một nhiếp ảnh trẻ , bài viết mang tính cá nhân và chút hài hước , mang tính giải trí nhưng có khá nhiều điều cần lưu ý

1. Chữ kí đừng to chà bá

Chữ kí là một phần để đánh dấu tên bức ảnh thuộc về ai, thuộc về bộ ảnh nào hoặc đơn giản tác giả muốn đặt tên cho bức ảnh đó. Cũng như một sản phẩm bất kì nó cần có tên. Bạn muốn cho người đọc đọc rõ được chữ kí của bạn, bạn đã thành công khi cho chữ kí của mình thật to so với bức ảnh, nhưng bạn đã thất bại khi người xem đã hướng tới quá nhiều chữ kí mà bỏ quên những chi tiết, những thứ quan trọng nhất của một bức ảnh. Bức ảnh dưới dây sẽ làm cho các bạn xác định được tỉ lệ chữ kí vừa phải cũng như cân đối lại chữ kí sao cho phù hợp. Không áp dụng với typography hoặc những bức ảnh muốn dùng chữ để phá cách.


2. Bỏ cái tôi đi ngay lập tức !

Bạn là một nhiếp ảnh gia, ai cũng sẽ gọi bạn như vậy khi bạn cầm một chiếc máy có body và lens dài to, đen đen nguy hiểm một chút. Nhưng bạn đừng thấy thỏa mãn với cái cách họ gọi bạn như vậy. Bạn có nhiều bức ảnh đẹp, bạn có nhiều bộ ảnh mà bạn cảm thấy đẹp. Bạn suốt ngày chỉ loanh quanh với những bức ảnh đó. Điều đó là một sai lầm. Bạn cứ tưởng tượng rằng nếu bạn online Facebook mà cứ click vào thông báo của mình và click vào trang cá nhân của mình thì bạn sẽ chỉ thấy những bức ảnh của bạn thôi. Bạn sẽ thấy rằng những bức ảnh đó là đẹp. Nhưng hãy click vào trang chủ facebook, hãy click vào thế giới bên ngoài các hội nhóm nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia trên thế giới bạn sẽ cần 1 chút thời gian để nhìn lại mình. Chủ động đi tìm những tác phẩm, tác giả và học hỏi từ họ.
3. Tuổi nghề: không quan trọng nhưng cần tôn trọng !
Chắc chắn rằng bạn gặp rất nhiều nháy có tuổi đời cao hơn bạn, nhưng tay nghề của họ với cảm nhận của bạn là thua bạn, là chưa chuyên nghiệp. Với sự chênh lệch độ tuổi 1-2 tuổi thì không quá khác biệt nhưng với con số chênh lệch từ 10-15 tuổi chắc hẳn bạn nên biết rằng họ cần tôn trọng. Với tất cả những lời nói hoặc lời bình luận trên mạng hay ngoài đời điều bạn nên chú ý đó là sự tôn trọng. Nếu bạn không đồng ý với sản phẩm, bức ảnh, cách họ chụp, cách họ làm màu thì bạn hãy bình luận và chia sẻ với họ bằng sự tôn trọng. Còn nếu trường hợp khác họ không tôn trọng mình thì hoy, không commnet nữa nha pacman emoticon.

4. Lại chuyện thiết bị ?

Họ có 1 bộ gear (thân máy và body các ống kính của họ, đồ nghề phụ kiện của họ) hơn hẳn bạn. Bạn cảm thấy tự ti, bạn đôi lúc cảm thấy họ chưa sử dụng hết những chức năng của gear mà vẫn mua. Nhưng thôi đừng để những điều này làm cản trở việc bạn sử dụng thiết bị của bạn chứ. Nếu họ có 1 bộ gear khủng và đắt giá. Đó là nỗ lực của họ, đó là sự may mắn của họ. Những điều đó chúng ta đừng quan tâm. Nếu bạn chơi với họ hay quan tâm về họ thì hãy nhìn sản phẩm thôi. Hãy biết làm chủ hết các chức năng của gear bạn đang sở hữu. Điểm mạnh và điểm yếu của nó. Body mình lấy nét kém hơn, ui cha. Chịu khó dình dập và bảo mẫu đừng như con bọ gậy nha. Chụp ngược sáng kém thì chịu khó chụp chếch chếch đi, chủ động nguồn sáng. Body bạn khử noise kém thế nên hay đi chụp ban ngày hoy. Chụp ban đêm thì đầu tư thêm mấy con đèn pin nha. (funny chút). Hãy yêu quý và sử dụng thiết bị của bạn. Nếu nó không tốt muốn lên một gear khác thì chỉ có cách đi làm và kiếm tiền lấy động lực và mua thiết bị đó thôi.

5. Nhiếp ảnh như điểm số của môn Văn Học

Với những bức ảnh có vẻ đẹp, nổi bật so với các bức ảnh khác. Nhưng đừng cho rằng đây là bức ảnh đẹp nhất. Và bạn cũng đừng đi tìm bức ảnh hoàn hảo làm gì. Hãy coi nhiếp ảnh như một điểm số của môn Văn học. Bạn đã bao giờ thấy điểm 10 Văn học chưa. Trên đời này làm gì có hai thứ đó cho bạn tìm đâu? Chỉ có bức ảnh đẹp nhất vào thời điểm này, hoặc đẹp nhất cụ thể là gì nhé. Hoặc giả sử một nhiếp ảnh khác đăng một bộ hình lên và rất nhiều người khen đẹp và mình bạn lại thấy nó chưa đẹp.Hoặc giả dụ bạn đăng một bộ ảnh của mình mà rất tâm đắc nhưng mọi người lại chê, lại ném đá bộ ảnh của bạn. Đừng thắc mắc và làm gì cả. Đó mới là nhiếp ảnh chứ ! Điều đó không đáng để bạn phản ứng quá gay gắt hay là commnet thắc mắc làm gì ? Đây là lúc đầu óc phân tích của bạn nên hoạt động. Và tự trả lời những câu hỏi của mình chứ không phải để tranh luận với họ. Vì khi tranh luận bạn đã đánh mất thời gian để mình phân tích rồi đó. Biết đâu từ những lời chê xấu của bạn bạn sẽ có một ý tưởng mới hay thấy được những điểm yếu của mình.

6. Khen mẫu đẹp – khen cảnh đẹp.

– Bạn gặp một nhiếp ảnh gia chụp được một cô mẫu xinh, bạn gặp một nhiếp ảnh gia chụp được một hot girl, một nhân vật đẹp nổi tiếng. Bạn gặp một nhiếp ảnh gia chụp được phong cảnh đẹp, được khoảnh khắc đẹp. Và bạn cho rằng đó không phải do công sức của họ ư ? Bạn cho rằng ảnh họ đẹp là do mẫu đẹp, thiết bị đắt tiền, make up đẹp, cảnh đẹp. Mình thì nghĩ khác, đó là sự may mắn, sự rèn luyện của họ tạo nên may mắn. Và đó là công sức cố gắng của họ từ trước để xây dựng các mối quan hệ cũng như xây dựng một thương hiệu hoặc họ đầu tư đi tìm những cảnh hoặc phát hiện ra cảnh đẹp, những khoảnh khắc đẹp. Điều đó rất đáng khích lệ chứ.

7. Sáng tạo như cuộc sống!

Chắc hẳn bạn hay lướt facebook và tháy những video như gấp quần áo trong 2s, làm vòng tay từ dây thép, những mẹo vặt chới chai nhựa, những mẹo vặt hay trong cuộc sống. Điều đó làm chúng ta xem mà không dời mắt, chúng ta thấy thụ vị từ cái bình dị của vật dụng nhưng được sự sáng tạo của con người nó có một sứ mệnh và tác dụng hoàn toàn khác. Con người có một thứ quý giá hơn các động vật máy móc khác đó là sự sáng tạo. Hãy lắp ráp nó vào trong nhiếp ảnh nhé. Một ví dụ các bạn thấy gần đây nhất chính là chiếc softbox và setup studio của mình bằng một chiếc thùng xốp phải không. Ban đầu do thiếu thốn thiết bị nên điều đó cũng là một thú vị của sự sáng tạo. Cứ thoải mái sáng tạo và đừng ngần ngại chia sẻ nó nhé.

8. Chụp khép khẩu mới là nghệ thuật.

Lang thang cũng nhiều, mày mò trên mạng cũng nhiều. Và được mọi người bơm vá cho những khái niệm cơ bản mà lũng nào họ cũng có thể nói. Chụp xóa font chả nghệ thuật gì, chụp xóa phông teen…Chụp khép khẩu (f8 – f11 -f22) mới là nghệ thuật. Đúng chính xác đó là nghệ thuật nhưng nó áp dụng cho từng bộ ảnh và từng địa điểm, phong cảnh backgruond khác nhau chứ. Đã từng gặp một số bạn commnet với những bức ảnh xóa phông của mình: “Mình không có ảnh xóa phông để mang ra so với bạn”. Đúng bạn chụp khép khẩu đẹp đó là một điều rất tốt. Nhưng có phải lúc nào bạn cũng khép đâu. Lại phải quay lại với khái niệm trên: Nhiếp ảnh như điểm số môn Văn Học – mang tính tương đối. Vậy là mình đã dừng lại và không tranh luận với bạn ấy nữa.

9. Chọn lựa thể loại mà bạn thích và theo đuổi.

Trong chụp ảnh có nhiều thể loại nude, baby, teen, phong cảnh. Trước tiên rằng bạn hãy chắc chắn bạn thích thể loại nào. Từ đó xem nhiều NAG chụp các thể loại đó nhiều hơn. Bạn yêu thích chụp teen mà lại suốt ngày xem ảnh nude thì hòng, lúc áp dụng chụp có mà ăn mấy quyển lịch như chơi kakak. Đùa thôi hãy mau xác định thể loại mà bạn thích rồi từ đó bám theo sườn đó và phát triển lên nha. Thực hành và lý thuyết song song bạn sẽ thấy nhiếp ảnh thật dễ dàng pacman emoticon.

10. Văn hóa bình luận.

Có nhiều cách để bạn khen cũng như chê một tác phẩm đúng không. Hãy chọn cho mình cách nào thông minh nhất để bình luận. Hoặc bạn phải hiểu rõ rằng tác phẩm này thuộc thể loại gì. Cũng như xem phim Deadpool bạn phải truyện tên maverl hay cái quái gì đó. Hoặc bạn phải tìm hiểu văn hóa mĩ thì bạn mới thấy hay và buồn cười. Còn với ảnh bạn phải hiểu được bộ ảnh đó trước đã. Còn nếu nó chưa đẹp hoặc chưa hay, hãy bình luận để họ hiểu suy nghĩ của mình chứ đó không phải là nơi để các bạn chửi bới hoặc là tranh luận một cách tốn thời gian. Cũng như bạn phải biết cảm thông một chút với tác giả hoặc những người cầm máy chân chính. Bố của mình đi tới các khu du lịch vẫn gọi các bác chụp hình ra để chụp và trả họ đầy đủ tiền mặc dù trong tay mình là chiếc máy có lẽ cao cấp hơn họ. Trong một lần nói chuyện với anh Ly Nguyễn mình có nói rằng ảnh cưới các bác thợ ở quê bây giờ làm kém, cắt ghép màu mè kém quá anh nhỉ. Anh mắng mình ngay và nói rồi có lúc mình cũng già và cũng như họ thôi, hơn nữa họ còn cơm áo gạo tiền nữa. Rồi anh em mình có ngày cũng già cũng kèm như họ để lớp trẻ lên thôi. Từ đó mình không bao giờ vào bình luận chê ảnh xấu của các bác thợ nữa.

Suy nghĩ cá nhân, mang tính tham khảo và tương đối nhé các bác: by Bút Cùi Bắp – Đỗ Xuân Bút

Nguồn: https://www.flickr.com/photos/butcuibap

Visited 4,570 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...