Kết thúc buồn của bức ảnh nổi tiếng “kền kền chờ đợi”

Có ai ngờ rằng một bức ảnh mang lại giải thưởng cao quý nhất trong ngành nhiếp ảnh lại là nguyên nhân gây ra cái chết cho chủ nhân giải thưởng đó.

Kevin Carter – tác giả của bức ảnh nổi tiếng “Kền kền chờ đợi” –  bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1983 với vai trò nhiếp ảnh gia thể thao, nhưng sau đó lại đầu quân về cho đầu báo Johannesburg Star để ghi lại những hình ảnh về nạn phân biệt chủng tộc đối với người da màu ở Nam Phi thời bấy giờ. Bản thân nhiếp ảnh gia này là một người con được sinh ra trong một gia đình Nam Phi da trắng ở thành phố Johannesburg, và thuở nhỏ của ông gắn liền với hình ảnh cảnh sát đi lùng sục và bắt giữ những người Nam Phi da màu sống trái phép tại khu hàng xóm nhà ông.


Nhiếp ảnh gia Kelvin Carter.

Nhiếp ảnh gia Kelvin Carter.

Vào năm 1993, trong chuyến đi đến miền nam Sudan ở Nam Phi, Carter đã chụp lại được hình ảnh đứa bé gầy còm đang cố gắng lê lết tới một trung tâm cứu trợ trên cánh đồng khô cằn cỏ cháy – nơi mà có hàng loạt người đang chờ chết đói vì cuộc nội chiến. Kinh ngạc thay, vào thời điểm ông chuẩn bị bấm nút chụp, một con kền kền đã đáp xuống gần đó và nó có mặt trong khung hình của ông. Phóng viên João Silva đi cùng với ông kể lại rằng Carter tiến đến gần đứa trẻ một cách nhẹ nhàng, chụp vài kiểu ảnh và đuổi con kền kền đi ngay sau đó.


Bức ảnh Kền kền chờ đợi nổi tiếng.

Bức ảnh “Kền kền chờ đợi” nổi tiếng.

Bức ảnh sau đó được bán lại cho tờ báo The New York Times của Mỹ và được đăng vào ngày 26 tháng 3 năm 1993. Vì sự kinh hoàng của bức ảnh, nó đã nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu không lâu sau đó. Rất nhiều độc giả đã liên hệ toà soạn báo về số phận của đứa bé tội nghiệp. Tiếc thay, đại diện toà soạn lẫn Kevin Carter đều không rõ rằng đứa bé ấy có được cứu sống hay không. Vào tháng 4 năm 1994, bức ảnh này đã mang lại cho ông giải thưởng Pulitzer danh giá, kèm theo đó là… cái chết.

Kelvin Carter sau đó đã suy sụp rất nhiều vì hình ảnh đầy sự ám ảnh ấy. Kèm theo đó, dư luận đã chỉ trích ông rất nhiều về việc chỉ chụp ảnh mà không giúp bé gái. 4 tháng sau khi dành giải thưởng, Carter đã lái xe đến nơi mà ông thường lui đến thuở bé để tự sát. Ông dùng ống nước làm đường dẫn cho khí thải từ ống xả ô tô đi vào trong chiếc xe đóng kín cửa sổ của ông. Carter đã qua đời vào năm 33 tuổi, trong bức thư tuyệt mệnh, ông có ghi:

Tôi xin lỗi, tôi thực sự xin lỗi. Sự đau đớn đã đạt tới cái mức mà không có sự vui sướng nào bù đắp được… suy sụp… không có điện thoại… không tiền thuê nhà… không tiền cấp dưỡng… không tiền trả nợ… Tiền ơi!!! … Tôi đang bị ám bởi những kí ức giết chóc, xác người và đau khổ… bởi những trẻ em chết đói, bởi những kẻ điên, những kẻ hành hình…Tôi phải đi theo Ken* nếu tôi may mắn.

Nạn nhân của nạn đói ở Nam Phi.
Nạn nhân của nạn đói ở Nam Phi.

Vào năm 2011, phóng viên Alberto Rojas của tờ báo El Mundo đã tiến hành một cuộc điều tra và phát hiện ra rằng đứa bé ấy sống sót qua nạn đói, nhưng lại qua đời vì bệnh sốt rét vào năm 2007. Rojas nói rằng Carter không thể làm gì thêm để giúp đỡ cậu bé ấy vì bố mẹ cậu bé đang xếp hàng để lấy lương thực cứu hộ gần đó. Sợi dây trên cổ cậu bé là để chỉ rằng cậu được hỗ trợ bởi tổ chức nhân đạo thế giới.

*Ken Oosterbroek – đồng nghiệp của Carter – đã qua đời bởi súng đạn của cuộc nội chiến ở Nam Phi vào tháng 4 năm 1994.

Theo ttvn.vn

Visited 1,302 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...