Chụp ảnh ở góc thấp và những mẹo chúng ta chưa biết
Việc thay đổi góc chụp để tạo những bức ảnh có sức sáng tạo hơn không còn là chuyện quá hiếm, nhưng đi kèm đó sẽ có 1 số mẹo để bạn có thể tận dụng hết những khoảng khắc khi chụp một cách thông minh, bài viết này sẽ cho bạn 1 số kĩ thuật chụp cần thiết khi sử dụng góc thấp để tạo những bức ảnh độc đáo
Có những kĩ thuật, cũng như các mẹo có thể sử dụng khi chúng ta chụp ảnh ở các góc thấp, những người áp dụng kĩ thuật chụp góc thấp đều muốn có những bức ảnh sáng tạo và phá cách, nhưng các bạn sẽ cần những lưu ý và những gợi ý để có những bức ảnh tốt nhất.
Cách chụp những bức ảnh chân dung độc đáo nhưng dễ dàng nhất là khi chúng ta sử dụng các góc thấp. Điều này sẽ có thể mở rộng các góc có thể thấy trong khung ảnh và đem lại cảm giá mới mẻ của bức ảnh.
Bạn cũng có thể nằm trên sàn nhà để chụp thử 1 bức ảnh, chụp chân dung nhưng không nhất thết phải chụp khuôn mặt, chúng ta có thể xây dựng những bức ảnh để tạo thành câu chuyện của những đôi chân, hoặc mái tóc của 1 cô gái bay cùng với gió.
Khái niệm khá đơn giản, cũng không cần đòi hỏi những kĩ thuật đặc biệt, chỉ trừ việc các phải điều chỉnh các thông số theo ý muốn của cá nhân mình.
Đơn giản bạn chỉ cần đưa tầm mắt của người xem vào các thành phần và chi tiết trong bức ảnh bằng bố cục, đồng thời hãy thử 1 chút phá cách của riêng mình. Bí quyết ở đây là hãy chụp những gì bạn thấy thích thú nhất, chẳng hạn như con vật cưng khi chúng ở bên cạnh chú.
1. Hãy đơn giản hóa mọi thứ.
Khi chụp hãy cúi người thấp xuống để chụp ảnh chân dung. Đây là ý tưởng dễ thực hiện nhất, làm nổi bật chủ thể, tập trung nhiều hơn vào chủ thể. Cũng có thể sử dụng 1 phông nền theo cách riêng của bạn khi chụp, chúng ta có thể sử dụng đường chân trời, 1 phông nền phá cách nhưng quan trọng nhất phải giữ cho chủ thể luôn nổi bật trong bức ảnh. Chúng tôi chụp bằng cách sử dụng hậu cảnh là rừng cây.
2. Làm mờ phông nền.
Hãy mở khẩu độ lớn và tập trung lấy nét tại chủ thể, chúng ta sẽ có được những bức ảnh xóa phông – Chúng tôi dùng f/3.2, các bạn cũng có thể thử với thông số f/6.3 có lẽ sẽ phù hợp hơn, cách chỉnh khẩu độ sẽ giúp bức ảnh của chúng ta có 1 độ sâu trường ảnh, cuốn hút người xem.
3. Crop ở gần.
Nếu chụp với kĩ thuật này thì đừng nên chọn các ống kính có góc rộng, vì sẽ mất đi các khoảng trống nhiều và đối tượng của chúng ta sẽ bị thu nhỏ lại – Chúng tôi đã sử dụng fix 50mm để chụp bức ảnh trên, thử lấy 1 cách cận cảnh của chiếc máy ảnh. Hãy lấy nét tại điểm gần ống kính nhất, việc này sẽ làm mờ dần các yếu tố hậu cảnh, tạo cho bức ảnh 1 lớp sương mờ – hiệu ứng này khá thú vị
Nguồn: DIGITALCAMERAWORLD