Đánh giá ống kính Sigma AF 18-125mm f/3.5-5.6 DC – Trên hệ máy Canon EOS APS-C

Ống kính Sigma AF 18-125mm f/3.5-5.6 DC thuộc dòng ống kính có dải zoom rộng, với mức giá tương đối thấp, nó sẽ là lụa chọn khá tốt cho những người mới

1. Giới thiệu chung

Ống kính Sigma AF 18-125mm f/3.5-5.6 DC là một trong những đại diện tiếp theo của Sigma trong phân khúc ống zoom cực của mình. Nhưng với tỉ lệ zoom chỉ ở mức 7x, thì dường như ống kính này không đạt đươc nhiều tham vọng như người anh em Sigma 18-200mm của mình. Ống kính này thuộc dòng ống DC (DigitalCamera) tức là dòng ống kĩ thuật số, nên vì thế nó chỉ có thể sử dụng cho dòng máy DSLR và cụ thể ở đây là máy có cảm biến APS-C. Và trong bài viết này, máy ảnh Canon EOS 350D/Digital Rebel XT đã được lựa chọn để thử nghiệm ống kính Sigma có trường ảnh tương đương với ~29-200mm trên máy full frame.

Vì là một dòng ống kính giá rẻ lên chất lượng phần thân ống kính không thể so sánh với các siêu phẩm khác của Sigma được, nhưng chất lượng của ống kính này cũng khá ấn tượng. Vòng zoom tiêu cự được bọc bởi lớp cao su cứng hoạt động khá mượt mà và trơn, tuy rằng có đôi chút không đồng đều tại vòng này. Nhưng một nút khóa cố định zoom trên thân ống có lẽ đã khắc phục bớt nhược điểm trên. Ngoài ra, ống kính này được trang bị têm thiết kế IF (căn nét trong) nhờ đó đã giúp tăng tốc độ lấy nét AF, nhưng mức độ tiếng ồn là khá cao. Từ mức tiêu cự 50mm trở đi thì độ chính xác AF là khá cao (tốt hơn cả ống 18-200m, nhưng đây là điều khá buồn tẻ, không phải là một điều đáng khen). Vòng lất nét vẫn quay trong khi chế độ AF đang làm việc, đây được coi là một điều chưa hợp lí cho lắm.

2. Thông số cơ bản.

Cấu tạo quang học Gồm 15 thấu kính và được chia thành 14 nhóm với 1x thấu kính SLD 2x thấu kính phi cầu
Số lá khẩu độ 7
Khoảng cách lấy nét ngắn nhất 0.5 m (max. magnification 1:5.3 tại 200mm)
Kích thước 70 x 78 mm
Trọng lượng 385 g
Kích thước kính lọc 62 mm
Hood lens petal-type
Chức năng khác

 

3. Độ méo.

Một điểm yếu lớn nhất đối với các ống kính có mức tiêu cự dài đó chính là hiện tượng méo hình, và ống kính Sigma 18-125mm này cũng không phải là một ngoại lệ. Tại tiêu cự 18mm mức độ méo hình dạng cong là khá cao, và từ tiêu cự 35mm trở đi thì hiện tượng  méo dạng lõm bắt đầu gây ảnh hưởng. Nếu bạn cần chụp ảnh kiến trúc, bạn không nên sử dụng ống kính này.

4. Tối góc (Điểm thiếu sáng ở 4 góc của bức ảnh)

Giống như hầu hết các ống kính khác cùng phân khúc khác, thì ống kính này có mức độ ảnh hưởng của hiện tượng tối góc có phần tương đối cao. Tại tiêu cự 18mm, mức độ ảnh hưởng của hiện tượng này vượt qua mốc 1.2EV, khi bạn khép khẩu độ xuống mức ~f/5.6 thì mức độ ảnh hưởng được giảm bớt khá nhiều. Cũng tương tự với các mức khẩu độ tại các mức tiêu cự khác, mức ảnh hưởng là không đáng kể.

5. MTF (Độ nét – độ phân giải)

Kết quả thử nghiệm có phần không đồng đều nhau cho lắm, đây có lẽ là do sự ảnh hưởng của tỉ lệ zoom lớn gây nên. Tại tiêu cự 18mm, chất lượng hình ảnh đạt mức rất cao tại trung tâm và phần viền của hình ảnh, tuy rằng ở phía các góc của hình ảnh chưa thực sự tốt, nhưng nó không hề gây ảnh hưởng nhiều đến bức ảnh. Chất lượng hình ảnh vẫn được duy trì khá tốt tại tiêu cự 35mm, và ngay cả ở tiêu cự 70mm với một vài thao tác cài đặt nâng cao khác nhau. Tại mức tiêu cự 125mm, vì là mức tiêu cự cuối dải lên chất lượng chỉ đạt mức tốt mà thôi.

6. Viền tím (CAs)

Ống kính Sigma 18-125mm này cho kết quả thử nghiệm quang sai màu sắc (độ lệch màu ở vùng chuyển tiếp tưởng phản) là tương đối cao, đặc biệt là ở 2 đầu dải zoom. Tuy nhiên, xét cho cùng thì đây là một ống kính có dải zoom khá dài, vì thế mức độ ảnh hưởng của hiện tượng viền tím được coi là chấp nhận được.

7. Tổng kết – Đánh giá chung

Ống kính Sigma AF 18-125mm f/3.5-5.6 DC là dòng ống kính khá tốt, khá triển vọng của nhà sản xuất. Với một thiết kế khá thú vị của Sigma, đó là việc tạm gác việc chỉnh sửa các vấn đề liên quan đến độ méo và việc lấy nét để tập trung vào việc làm tốt các phần còn lại, và các phần này đã được khắc phục khá tốt.

Chất lượng hình ảnh thu được là rất tốt, đặc biệt là ở vùng đầu của dải tiêu cự, nơi mà ống kính có góc mở lớn nhất. Tại cuối dải zoom, hay vị trí tele zoom thì chất lượng hình ảnh cũng đạt mức khá tốt. Mức độ ảnh hưởng của hiện tượng viền tím ở mức tạm chấp nhận được, trong khi đó hiện tượng tối góc lại được cải thiện rõ rệt. Nhìn chung, với một tỉ lệ zoom ở ngưỡng 7x thì mức độ quang học của ống kính Sigma này là khá ổn.

Nhưng thật không may mắn rằng chế độ làm việc AF chưa thực sự tốt. Trên dòng máy EOS 350D, thì độ chính xác của chế độ AF là khá kém nếu bạn sử dụng các mức tiêu cự dưới 50mm. Có lẽ chỉ có mỗi ống kính này rơi vào tình trạng này (ngoài 18-200mm) mà thôi. Nhưng cũng không thể đổ lỗi cho ống kính khi mà dòng máy thử nghiệm đã khá cũ, và chưa hề được nâng cấp. Vì thế chúng tôi đã thử nghiệm với dòng máy cao hơn một chút như 30D hay 400D thì kết quả thu được đã khả quan hơn rất nhiều.

Nguồn : Photozone – theo kenhcongnghe.vn 

Visited 968 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...