Trên tay Leica Q: kiểu dáng cổ điển, cấu hình hiện đại, ống kính to, lấy nét nhanh

Leica Q là dòng máy mới hoàn toàn của Leica sau dòng mới hoàn khác trước đó là T. Leica Q mang trên mình thiết kế cổ điển với cấu hình hiện đại trong khi T lại thời trang hơn. Một trong những lý do mình nghĩ Leica Q có mặt trên đời là giải quyết khâu khó khăn khi dùng dòng M cho những người thích thương hiệu Leica, kiểu dáng nhưng muốn việc chụp hình đơn giản hơn. Leica Q được trang bị cấu hình mạnh mẽ, hiện đại với cảm biến Fullframe, ISO rất cao, kết nối hiện đại, màn cảm ứng, ống ngắm độ phân giải cao…

Nhắc lại với anh em Leica Q là dòng máy ảnh đặc biệt của Leica với ống kính gắn chết vào thân máy như một chiếc máy ảnh du lịch. Điểm Khác biệt là chiếc máy ảnh du dịch này có ống kính Summilux 28mm F1.7, tức là tiêu cự cố định và trang bị cấu hình rất mạnh như cảm biến Fullframe 24Mp với giải ISO rộng từ 100 đến 50000 và rất nhiều thứ khác mình sẽ liệt kê kèm với hình bên dưới.

Tinhte-LiecaQ-29.
Cầm trên tay Leica Q nhẹ nhàng, mềm mại, và lỏng lẻo chứ không khô cứng, vững chắc như là dòng M cao cấp.

Nếu muốn hình dung về một chiếc máy nào đó cùng đẳng cấp hay cùng khúc với Leica Q thì anh em có thể nhớ đến chiếc RX1 của Sony (xin không tranh luận về đẳng cấp giữa Sony và Leica, chỉ là một ví dụ). Sony RX1 cũng là một chiếc máy ảnh với ống kính một tiêu cự gắn chết vào thân máy và máy có cấu hình rất cao. Dĩ nhiên RX1 đã ra đời gần 3 năm nay rồi nên cấu hình sẽ khác chút. RX1 được bán ra ở mức giá 60 triệu thì Leica Q ở mức 100 triệu cũng là bình thường.

Ai sẽ là đối tượng của Leica Q?

  • Những kẻ “ít tiền”: Nếu có nhiều tiền thì đã mua M, dòng máy đỉnh cao của Leica mà hầu như các nhiếp ảnh gia danh tiếng đều dùng.
  • Những người không chịu nổi dòng M: Nói nó hơi to tác nhưng chụp máy M của Leica thì người chụp phải có cả một văn hoá chụp khác chứ không phải chỉ đơn giản là sự khác biệt giữa lấy nét tay và lấy nét tự động. Mình dùng M được gần nữa năm và thấm thía điều đó. Nếu bạn vào đúng cái tâm trạng phù hợp với M thì nó tuyệt vời nhưng nếu lệch đi chụp thì chỉ có những chiếc như Leica Q hay RX1 mới giúp bạn dễ dàng hơn. Vậy là sẽ có người vẫn giữ M để giữ đẳng cấp, nuôi cái cảm hứng của Leica và mua Q để có hình (tự nhiên lúc này nghĩ Q là Quick – Nhanh).
  • Dân chơi: Cơ bản mà nói thì phần rất lớn người mua máy Leica là dân chơi. Dân chơi thì cứ có máy mới, máy đặc biệt ra sẽ mua. Còn lý do để mua thì dân chơi lúc nào cũng có thể kể ra.

Tinhte-LiecaQ-11.Ống kích Summilux 28mm F1.7: Mình chưa thể so sánh chất lượng này nọ nhưng anh em cứ hình dung một chiếc Summilux 35mm F2.0 thì giá cũng bằng cả một chiếc RX1 rồi. Chắc chắn dòng chuyên nghiệp và dòng thường thì nó sẽ khác nhau nhưng đọc đến cấu hình thôi là thấy phê rồi. Có 3 thứ mình nghĩ người ta muốn Leica: Ống Kính, Profile Màu và Sự Nhận Dạng, trong đó ống kính của Leica là thứ giúp hãng này vượt trội.

Tinhte-LiecaQ-31.
Ống 28mm F1.7 trên Leica Q có vòng để chỉnh khẩu trên ống kính, điểm tận cùng mà anh em có thể xoay được là chữ A. Chữ A có nghĩa là anh em đưa khẩu về cho máy nó quyết định. Mình thử xoay vòng khẩu thì thấy lá khẩu không đóng/mở theo. Tức là vòng này chỉ là cái công tắc còn việc đóng khẩu sẽ được điều khiển bằng điện tử bên trong.

Tinhte-LiecaQ-19.Tinhte-LiecaQ-12.

Vòng chỉnh nét nằm ở giữa và vẫn có một cục hỗ trợ việc chỉnh nét tay đơn giản hơn. Leica nói Q có khả năng lấy nét nhanh nhất trong dòng (không rõ là dòng nào, chắc là toàn bộ thế gới máy ảnh có ống kính gắn chết), mình thử vài cái thì thấy nó thực sự rất nhanh. Nên người dùng Leica Q sẽ ít quan tâm đến cái vòng này hay cái nút này.

Tinhte-LiecaQ-26.Tinhte-LiecaQ-27.

Vòng sát với thân máy là vòng để chuyển sang chế độ Macro, khi chuyển qua chế độ Macro thì phần hiển thị thông tin về khoảng nét trên ống kính cũng thay đổi cho phù hợp. Anh em kéo chuột qua lại trên hình để thấy sự khác biệt.

Tinhte-LiecaQ-15.
Phần hiển thị của Leica Q được trang bị màn hình 3″, độ phân giải cao và có cảm ứng cùng với một ống ngắm điện tử (EVF) độ phân giải siêu cao. Hệ thống menu của Leica Q cũng khác biệt chút so với dòng M và nhìn nó hiện đại hơn, mượt hơn. Anh em có thể xem video, phần này mình không chụp hình.

Tinhte-LiecaQ-37.
Ống ngắm điện tử trên Leica Q có độ phân giải 3,68 triệu điểm ảnh. Có cảm biến tiệm cận bên ngoài để chuyển đổi qua lại giữa màn hình và EVF. Ống ngắm này cũng có vòng để chỉnh độ cận. Trên dòng M có ống ngắm quang nhưng không có vòng chỉnh độ cận.

Tinhte-LiecaQ-25.
Việc bố trí các nút, chân đèn… tương tự như là trên dòng M. Chúng ta có các nút được đưa sang bên phải của máy. Gồm có vòng chỉnh tốc độ, nút tắt/mở qua chác chế độ chụp đơn/chụp liên tục, nút quay phim và cuối cùng là vòng chỉnh các tính năng theo ngữ cảnh. Nếu để tự động thì nút này tăng/giảm EV, đây sẽ là nút được dùng nhiều.

Tinhte-LiecaQ-30.
Bên trái màn hình có các nút chức năng nhìn đơn giản và dễ dùng. Bên phải có nút đa chiều, một đèn tín hiệu nhỏ bên trên nút năm chiều và một vùng lõm để kê ngón tay cái vào khi cầm máy. Cạnh đó là nút để chuyển qua các tiêu cự chụp khác nhau.

Leica Q có tiêu cự cố định trên ống kính là 28mm nhưng khi chụp chúng ta có thể đưa về các tiêu chuẩn 35mm và 50mm. Khi đưa về các tiêu cự 35mm và 50mm thì hình sẽ được chụp ở độ phân giải thấp hơn, tức là crop lại. Có thể hiểu đó là một dạng zoom điện tử.

Tinhte-LiecaQ-39.
Nắp sau dưới của máy có thể mở ra để dễ dàng tiếp cận với pin và thẻ nhớ. Leica Q dùng khe thẻ SD và pin 1200mAh do Panasonic sản xuất tại Trung Quốc. Pin này không giống với Pin dòng M nên không thể dùng chung.

Leica và Panasonic có hợp hợp tác lâu đời, hiện các máy ảnh nhỏ, du lịch mang thương hiệu Leica do Panasonic làm. Tự nhiên cục sạc pin có chữ Panasonic làm mình liên tưởng đến việc Panasonic làm Leica Q cho Leica. Nhưng có vẻ không phải vì Leica Q được làm ở Đức, cả cái hood cũng làm ở Đức.

Các thông số chỉnh của Leica Q typ 116

  • Cảm biến CMOS Full-frame 24 MP
  • Chip xử lý ảnh Maestro II
  • Hệ thống lấy nét tự động nhanh nhất trong các máy compact
  • ISO 100 – ISO 50000
  • Có chế độ Crop 35 mm và 50 mm
  • Màn hình cảm ứng 3″, độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh
  • Ống ngắm điện tử EVF độ phân giải cao nhất thế giới 3.68 MP
  • Live view, focus peaking để hỗ trợ lấy nét tay
  • Wifi/NFC tích hợp và có ứng dụng quản lý riêng
  • Ống kính Summilux 28 mm/f1.7 ASPH với chế độ Macro
  • Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 17cm
  • Có chống rung quang học
  • Chỉ có duy nhất màu đen
  • Sản xuất tại Đức.
Tinhte-LiecaQ-46.Tinhte-LiecaQ-45.

Dây máy ảnh kèm theo nhìn khá đơn giản, chất lượng trung bình, không tăng giảm được độ dài. Nhưng kiểu dáng nhìn nhẹ nhàng và đẹp mắt.

Tinhte-LiecaQ-47.
Những thứ có giá trị trong hộp: Máy, Dây đeo, hood, cap, sạc, vòng che ren ống kính khi không gắn hood.

Tinhte-LiecaQ-40.
Leic Q có kiểu dáng nhì khá giống với lại dòng M nếu lướt qua. Ống kính to hơn và ấn tượng hơn nhiều khi nhìn qua. Nó làm cho mình nghĩ đến chuyện chiếc Mercedes C logo to và hoành tráng hơn S rất nhiều. Nhìn qua Q là biết Leica và ống Summilux.

   

Đóng gói của Leica Q vẫn như truyền thống, rất hoành tráng và đặc biệt. Giá của máy là rất cao, máy rất đẳng cấp nên việc đóng gói cũng phải tương xứng.

      

Có một cái hộp đựng máy to bên trên, bên dưới là hai cái khay chứ hai cái hộp đựng sách vở và phụ kiện riêng.

Nguồn tinhte.vn

Visited 1,842 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...