Fujifilm X-T10, nét quyến rũ của chiếc máy ảnh hoài cổ
Chiếc máy ảnh X-T10 nhỏ gọn, thiết kế theo trường phái retro đậm chất của Fujifilm với thiết kế phần trước tối giản, phẳng phiu vuông vắn so với người đàn anh X-T1 nhưng vẫn hội tụ đầy đủ các công nghệ mới nhất của hãng.
Mặc dù mới được Fujifilm giới thiệu vào cuối tháng 5 vừa qua nhưng hiện nay chiếc máy ảnh X-T10 đã xuất hiện khá nhiều trên các quầy shop máy ảnh và apham thấy có nhiều bạn đang sử dụng chiếc máy ảnh này. Với giá thành 16 triệu đồng cho 1 chiếc body có cảm biến APS-C X-Trans CMOS II độ phân giải 16,3-megapixel nổi tiếng của Fujifilm cộng với hệ thống lens XF rất phổ biến và giá rẻ trên thị trường. Đó là những yếu tố làm cho rất nhiều bạn xuống tay đầu tư vào chiếc máy ảnh này.
Trên con đường tìm kiếm 1 chiếc máy ảnh backup cho dòng D-SLR mà apham đã chụp hơn chục năm nay, mình đã dùng qua đủ loại máy của các nhãn hiệu khác nhau. Gần đây nhất là X-M1 cũng rất ưng ý vì kích thước nhỏ gọn, bây giờ có điều kiện đổi lên X-T10 vì nét retro quyến rũ của chiếc máy này. Thật sự là apham thích X-T10 hơn nhiều so với X-T1 vì nó gọn gàng hơn, nhẹ hơn, giá dễ chịu hơn mà các tính năng chụp ảnh gần như tương đương, mình chỉ thấy thiếu tính năng weather proof là đáng kể nhất.
Nhìn dáng này có yêu không cơ chứ, X-T10 với lens KIT 18-55
Màn hình lật 3″ LCD 920K điểm ảnh, EVF OLED 2.360K điểm ảnh. X-T10 có viewfinder ngay chính giữa là điều mình thích so với EVF nằm 1 bên theo kiểu rangefinder khó căn chụp hơn. Khi tác nghiệp thực tế với mấy cái tele dài như XF 55-200 thì mới thấy EVF ở giữa hiệu quả hơn ở bên góc như kiểu X-E2.
Các nút chức năng trên X-T10 được thiết kế trực quan theo kiểu retro đang là xu hướng hiện nay. Đặc biệt là những chức năng nào tác động đến khả năng thao tác chụp nhanh chóng đều có nút chỉnh riêng biệt.
Body của X-T10 là hoàn toàn bằng kim loại magnesium chứ không phải bằng nhựa như nhiều người lầm tưởng, cứ nghĩ là build của X-T10 bằng nhựa cho rẻ tiền còn X-T1 mới bằng kim loại.
Trên X-T10 có flash cóc, nhiều bạn không thích vì nó kém pro nhưng cá nhân mình rất thích vì flash này rất hữu dụng khi chụp fill sáng. Mình ít khi dùng flash cóc để làm nguồn sáng chính nhưng fill nhẹ 1 chút với chế độ slow sync rear shuttle curtain sẽ làm cho bức ảnh đẹp hơn rất nhiều.
Cảm biến X-Trans CMOS II & chip xử lý hình ảnh EXR Processor II là cái mà mình kết nhất, tạo nên chất màu xanh và vàng độc đáo của Fujifilm. Vì cái màu này mà mình đã chia tay Sony… 😉
X-T10 khi gắn với lens XF 14mm f/2.8 so với combo nhỏ xinh X-M1 và XF 27mm f/2.8
Còn đây là với lens to khủng XF 90mm f/2.0 R
Và khi so với người xưa Nikon S2
Với trọng lượng 381g (đã tính luôn cả pin và thẻ nhớ), X-T10 nhẹ hơn 1 chút so với người anh X-T1 có trọng lượng 440g, trọng lượng này không quá nặng nếu không muốn nói là gọn nhẹ so với các dòng máy ảnh khác.
Nguồn apham – vnphoto.net