Tham khảo khi mua ống kính FOR

Tham khảo khi mua  ống kính FOR

Tham khảo khi mua ống kính FOR

Bạn đang ưu tư với một ống kính chính hãng quá đắt tiền? Bạn đang cân nhắc sử dụng các ống kính không chính hãng giá mềm hơn nhưng vẫn còn đang đắn đo về chất lượng? Bạn nghe người ta bàn tán, chê bai nhiều nhiều về các ống “for”? Đừng ngại ngùng nếu phải sử dụng các ống kính này vì điều quan trọng vẫn là con mắt và tay máy của bạn, chứ ống kính không thể tự nó làm nên một bức ảnh đẹp.

Khái niệm   về thuật ngữ FOR

Trong giới chơi ảnh luôn có phần coi thường các ống “for” (đọc là pho) – một từ tiếng Anh mà giới chơi ảnh Việt Nam sử dụng để gọi các ống kính của nhà sản xuất “ăn theo” sản phẩm chính hãng, thường không sản xuất máy ảnh và ống kính đi kèm mà chủ yếu chuyên sản xuất ống kính và phụ kiện phục vụ cho các hãng lớn, từ “for” xuất phát từ việc trên các sản phẩm không chính hãng này thường đề “made for” (sản xuất dành cho), ví dụ “made for Nikon” hay “made for Canon, hay đơn giản hơn là “for Nikon”, “for Canon”, v.v…
Trong tiếng Anh, các ống kính không chính hãng như của Sigma, Tamron, Tokina được gọi là “third-party lens”, có nghĩa là “ống kính của bên thứ 3″. Tại sao lại là thứ ba? Thứ nhất và thứ hai là ai? Theo tìm hiểu của VinaCamera.com, giữa người mua và người bán (hay ở đây là nhà sản xuất) hình thành một mối quan hệ 2 bên, trong đó người mua (ở đây là các bạn, người chơi ảnh, sử dụng máy ảnh và ống kính chính hãng của Canon, Nikon, Pentax, v.v…) là bên thứ nhất; bên thứ hai là các hãng sản xuất chính hãng như nêu trên. Các sản phẩm chính hãng (máy ảnh, ống kính, phụ kiện) sẽ được các hãng này bảo đảm về nhiều mặt như chất lượng, tính tương thích, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành, v.v… Khi sử dụng sản phẩm chính hãng với một sản phẩm không chính hãng, mối quan hệ 2 bên bị phá vỡ với sự xuất hiện của bên thứ 3, ở đây là các hãng sản xuất ống kính và phụ kiện dành cho các máy ảnh của chính hãng. Do đó, các ống kính và phụ kiện như vậy được gọi là của “bên thứ 3″ hay “nhà sản xuất thứ 3″
Người chơi ảnh ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thường có ý coi thường sản phẩm của các hãng thứ ba như vậy. Đây là điều dễ hiểu vì nhiều sản phẩm này không đảm bảo chất lượng hoặc chất lượng không thể theo kịp các sản phẩm chính hãng. Các ống kính “for” thường cho hình ảnh kém hơn về màu sắc, độ cầu sai, sắc sai, cũng như có cấu trúc ống không vững chắc như ống kính chính hãng và độ bền thường kém hơn. Tuy vậy, qua một thời gian dài đầu tư sản xuất, hình thành thị trường ổn định cộng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và việc phổ biến công nghệ nhanh hơn, các hãng bị coi là “thứ ba” này như Sigma, Tamron hay Tonkina gần đây đã tung ra thị trường nhiều ống kính có chất lượng không thua kém các đàn anh chính hãng, có nhiều sản phẩm còn vượt trội hơn, và điều đáng nói nhất đối với người chơi ảnh là các sản phẩm của họ có giá bán rẻ hơn nhiều so với chính hãng, phù hợp túi tiền của nhiều người chưa có đủ đầu tư cho sản phẩm chính hãng hay đơn giản là chưa thực sự có nhu cầu quá cầu kỳ về chất lượng, mục đích chính là chơi ảnh, không hành nghề chuyên nghiệp.

Lý do sử dụng ống kính không chính hãng

Rất đơn giản và ngắn gọn: Giá rẻ với chất lượng không quá tồi, đôi khi ngang ngửa ống chính hãng.

Một số ống kính không chính hãng có chất lượng ngang ngửa ống kính chính hãng

SIGMA

Sigma AF 24-70mm f/2.8 EX DG macro

  • Ống dành cho thân máy toàn khổ, tương thích máy ảnh KTS SLR, cho ảnh đẹp trên thân cúp nhỏ APS-C
  • Tầm tiêu cự phổ biến nhất và hữu dụng nhất, phù hợp chụp chân dung
  • Khẩu độ mở lớn, chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu rất tốt
  • Căn nét tương đối nhanh và cho hình ảnh sắc hết sức sắc nét
  • Đánh giá trung bình: 4.3/5 điểm

Sigma AF 70-200mm f/2.8 EX HSM APO DG macro

  • Ống dành cho thân máy toàn khổ, phù hợp với máy ảnh kỹ thuật số SLR
  • Tầm tiêu cự trung bình rất phù hợp với chụp chân dung, cúp hình trong điều kiện không thể tiến gần chủ thể
  • Khẩu độ mở lớn, phù hợp cho môi trường ánh sáng yếu
  • Căn nét tự động chính xác và tương đối nhanh với mô-tơ siêu êm, cho hình ảnh sắc nét
  • Đánh giá trung bình: 4/5 điểm

Sigma 50-500mm f/4-6.3 EX DG APO HSM

  • Ống dành cho thân máy toàn khổ, tương thích máy ảnh KTS SLR
  • Tầm tiêu cự xa, phù hợp chụp ảnh thể thao, động vật hoang dã. Cấu trúc ống rất chắc chắn.
  • Khẩu độ mở thay đổi, lớn nhất là f/4 ở 50mm và khép dần tới f/6.3 là lớn nhất ở 500mm
  • Căn nét tự động chính xác với mô tơ siêu êm
  • Đánh giá trung bình: 3.7/5 điểm

Sigma AF 50mm f/2.8 EX macro DG

  • Ống tiêu cự cố định tiêu chuẩn
  • Khẩu độ mở rộng phù hợp chụp ảnh trong môi trường ánh sáng yếu
  • Cho hình ảnh siêu sắc nét
  • Đánh giá trung bình: 4/5 điểm

Sigma AF 105mm f/2.8 EX DG macro (APS-C DSLR)

  • Ống dành cho thân toàn khổ, tương thích máy KTS SLR, sử dụng tốt trên thân cúp nhỏ APS-C
  • Tầm tiêu cự thích hợp chụp chân dung khuôn mặt và nửa người trên thân toàn khổ (với thân APS-C tầm tiêu cự này chụp chân dung hơi dài)
  • Có chức năng chụp vi vật phóng to (macro) và tầm tiêu cự chụp ảnh thể loại này
  • Căn nét chính xác, hình ảnh sắc nét
  • Đánh giá trung bình: 4.3/5 điểm

TAMRON

Tamron AF 17-50mm f/2.8 SP XR Di II LD Aspherical [IF]

  • Ống kính dành cho  thân máy cảm biến cúp nhỏ APS-C
  • Tầm tiêu cự khá rộng tới tiêu chuẩn phù hợp chụp ảnh du lịch, chân dung nửa người, khuôn mặt
  • Khẩu độ mở lớn phù hợp chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu
  • Tự động căn nét nhanh
  • Đánh giá trung bình: 4/5 điểm

Tamron AF 90mm f/2.8 Di SP macro

  • Ống chụp vi vật thu nhỏ nổi tiếng của Tamron, tỷ lệ 1:1
  • Tầm tiêu cự phù hợp với chụp chân dung nửa người và khuôn mặt.
  • Khẩu độ mở lớn
  • Căn nét tự động tương đối nhanh, cho hình ảnh rất sắc nét
  • Đánh giá trung bình: 4/5 điểm

Tamron AF 180mm f/3.5 SP Di LD [IF] macro

  • Ống kính chup vi vật dành cho máy ảnh kỹ thuật số toàn khổ và APS-C
  • Tầm tiêu cự phù hợp với chụp vi vật phóng to, đặc biệt ong bướm
  • Căn nét chính xác với độ sắc nét rất cao
  • Đánh giá trung bình: 4/5 điểm

TOKINA

Tokina AT-X 11-16mm f/2.8 Pro DX

  • Ống kính góc siêu rộng, tạo khái niệm mới cho ống kính thân cúp nhỏ APS-C
  • Khẩu độ mở lớn
  • Độ sắc nét rất cao. Căn nét tự động nhanh (mặc dù phần lớn người dùng ống góc rộng chụp phong cảnh đều có xu hướng căn nét thủ công)
  • Đánh giá trung bình: 4.3/5 điểm


Sử dụng ống “for” đôi khi làm cho bạn trở nên tự tin hơn, nhất là mới cầm máy bởi lẽ nếu ảnh chưa đẹp thì còn có cái ống kính mà đổ hết tội lỗi. Cầm mấy cái ống chính hãng hàng khủng, giá khủng mà ảnh chụp không ra gì, nhiều bạn chụp xong không dám cho ai xem, mất hết cơ hội nhận được những lời bình luận hữu ích của bạn bè. Mà lỡ có để người khác ngó vào màn LCD thấy được thì cũng chỉ còn nước chui xuống đất cho khỏi xấu hổ cái ống! 

Visited 567 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...