NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Tương phản trong nhiếp ảnh (P7)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Tương phản trong nhiếp ảnh (P7)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Tương phản trong nhiếp ảnh (P7)

Ngoài tiếng nói, chữ viết chúng ta đang "nói" với nhau hàng ngày. Chúng ta có thể coi những bức ảnh là những bài văn, bài thơ của "ngôn ngữ thị giác". Trong loại hình nào cũng vậy, nếu chúng ta biết nhiều từ vựng, cách diễn đạt cũng dễ hơn chút xíu, đồng thời cách cảm nhận cũng "phê" hơn. Ngày bé tôi rất thích môn mật mã và tự nghĩ ra những quy luật riêng để bạn bè viết thư cho nhau, cách để phá mật mã là nghiên cứu những chữ cái, từ vựng hay dùng để dò ngược lại. Như tiếng anh là chữ E hay được sử dụng, trong nhiếp ảnh tương phản cũng rất hay dùng. Một ví dụ chỉ mang tính giải thích, các bác đừng đi theo em mà lại hỏng thì chết.

Phần 1: Mục lục

Phần 2: Overture 

Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 


3.1Chọn máy ảnh 
3.2 Có những gì trong một dCam? 
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn 
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography 
3.6 Kính lọc 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 

4.1 Kỹ thuật căn bản 
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh 
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh 
4.4 Tốc độ chụp ảnh 
4.5 Các chế độ đo sáng 
4.6 Các hiệu chỉnh khác 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 
5.13 Chụp close up và ảnh hoa 
5.14 Chụp ảnh báo chí 

Phần 6: Xử lý ảnh 

6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 
6.2 RAW vs JPEG 
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng 
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối 
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site 
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif 
6.7 Khắc phục Out nét 
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ 
6.9 In ảnh tại Labs 

Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp 

7.1 Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu 
7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc 
7.3 Hiệu ứng zoom 
7.4 Mẹo đo sáng thay thế 
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm 
7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính: 
7.7 Nghệ thuật xem ảnh 
7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) 
7.9 Bù trừ sáng (EV) 
7.10 Kinh nghiệm đo sáng 
7.11 Đặt tên cho ảnh 
7.12 Bóng đổ – bóng ngả – bóng đối xứng – bóng khối 
7.13 Tone màu? 
7.14 Chế độ chụp 
7.15 Lấy nét – chế độ màu 
7.16 AEB 
7.17 Chụp cảnh hoàng hôn 
7.18 Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm 
7.19 Chụp ảnh lưu niệm 
7.20 Chụp ảnh khi trời mưa 
7.21 Chụp ảnh khi trời gió 
7.22 Mưa đêm và những tia chớp 
7.23 Chụp ảnh trong sương mù 
7.24 Chụp ảnh khi tuyết rơi 
7.25 Chụp ảnh biển 
7.26 Chụp ảnh chân dung 
7.27 Chụp pháo hoa 
7.28 Bảy lời khuyên cho chụp ảnh nội thất 
7.29 Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn 
7.30 So sánh Canon và Nikon 
7.31 Noise – vỡ hạt ảnh 
7.32 Xử lý bụi bám trên sensor 
7.33 Khẩu độ sáng 
7.34 Nghệ thuật và sự dung tục 
7.35 Hệ số nhân tiêu cự 
7.36 Ảnh đen trắng trong thời đại số 
7.37 Bố cục – hội họa và nhiếp ảnh? 

Phần cuối: Thông tin về sách

 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 

5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh

Vậy có những loại tương phản gì, chính xác là tính tương phản gì chúng ta hay sử dụng?

1. Tương phản giữa rõ và mờ:


Cái này phải kể đầu tiên vì chúng ta chưa có khái niệm nhưng nó vẫn cứ xuất hiện trong ảnh. Nhờ đặc tính quang học, kỹ thuật của ống kính, chúng ta cứ "giã" khẩu độ mở lớn mà dí sát mặt "nạn nhân" thì thể nào chả mặt rõ, hậu cảnh mờ tịt, hay chót "tay to" quen cầm 200mm-400mm mà "bắn tỉa" các em thì cũng dễ làm nổi chủ thể trong một hậu cảnh mờ (nhưng lưu ý lấy nét sai một ly là đi cả dặm nhé, ca sĩ hát mà bắn vào cái míc thôi mặt đã mờ rồi).

Loại này thường được sử dụng trong những "áng văn thơ" tả về chân dung một thực thể tồn tại trên thế gian này: Đó là ảnh chân dung, các loại động vật (thú, con trùng…), sinh vật, cận cảnh…

Lưu ý: Cũng có thể làm mờ hậu cảnh nhờ tính năng của P/S

2. Tương phản giữa động và tĩnh:


Chắc cũng có bác quen tư duy lật lại vấn đề như mấy cái topic vừa tranh luận, sẽ lại đặt câu hỏi là tương phản để làm gì, tôi chẳng cần tương phản chẳng hạn. Cái này thì em "pó tay", chỉ biết rằng một bức ảnh tốt phải là một bức ảnh có "lực hút", như đôi mắt "hút hồn" của thiếu nữ vậy. Đôi mắt đẹp thì hút bác ngắm lâu, mắt chưa đẹp (không có mắt không đẹp đâu nhé ) thì hút ít. Và tương phản góp phần tạo ra cái lực hút ấy.Vậy thôi!

Bây giờ chúng ta lại đi tiếp nhé, cái loại tương phản này để cho chúng ta diễn tả một hành động, nổi bật trong khung ảnh. Tránh cho những động tác trở nên "đông lạnh". Đây là cách vận dụng tốc độ và một số kỹ thuật chụp (cũng như sử dụng dof trong tương phản mờ tỏ, xin được trình bày tốc độ trong Hãy nhìn theo con mắt của máy ảnh mục Kỹ thuật số). 

Chúng ta có thể để tốc độ chậm làm cho những làn xe chạy đêm, nghệ sĩ đang biểu diễn (múa, vũ balê)… mờ trong một hậu cảnh rõ. Hoặc dùng cách lia máy kết hợp hiệu ứng zoom để làm điều ngược lại: Chủ thể rõ trong một hậu cảnh mờ (vận động viên chạy về đích…).

Lưu ý: 
– Tuy cũng là mờ và rõ nhưng nó khác hẳn tính chất Tương phản giữa động và tĩnh, đen và trắng…


3. Tương phản về sắc độ:


Hay còn gọi là tương phản về độ đậm nhạt, một chấm đên nổi bật giữa nền trắng, trong đêm tối mênh mông có một ánh lửa hồng… Nói chung là có chủ thể và các yếu tố xung quanh tương phản về sắc độ đậm hay nhạt, chủ thể "nhạt" thì xung quanh "đậm" và ngược lại.

4. Tương phản về ý nghĩa:


Trong cuộc sống nếu bạn không có lúc buồn (vì vậy mà tôi cũng phải cảm ơn cho ai mang cho tôi nỗi buồn chứ và cũng phải tạo ra nỗi buồn "giả vờ" cho người khác: bạn đã bao giờ giả vờ lỡ hẹn với "người ấy" chưa? )bạn chẳng hiểu hết ý nghĩa của niềm vui, bạn chưa đói nghèo chưa chắc bạn đã thấu hiểu sự hạnh phúc khi no ấm, bạn đã gặp những người lương thiện, đôi lúc cũng phải gặp người không lương thiện. Mặc dù người không lương thiện chỉ là người có cái thiện nhưng ít hơn cái ác theo quan niệm của bạn mà thôi Nhiều người đang hạnh phúc bên "người đằng sau" mà không biết chỉ khi mất đi, lúc gặp nhiều "người đằng sau" nữa chúng ta mới biết được: "Có khi nào trên đường đời tấp nập; Ta vô tình đi lướt qua nhau…"…

Đời là thế, ảnh là thế!

Chính vì vậy mà già bên trẻ, giàu sang bên nghèo hèn, buồn bên vui, thô kệch bên dịu dàng, trong sáng thơ ngây bên con cáo cụ… luôn được các nhiếp ảnh gia sử dụng. Vì thế những bức ảnh chụp người già bên trẻ chúng ta có thể hiểu là một thủ pháp nghệ thuật hơn là sự trùng lặp

Nói thêm là già với trẻ thường được các nhiếp ảnh gia sử dụng phương pháp đặc tả (về phương pháp thể hiện xin trao đổi riêng), nên thường chỉ cần bàn tay, bàn chân của người già và trẻ em là được, nếu bác nào tóm được khoảnh khắc Quốc Vượng, Văn Quyến buồn đằng sau nụ cười chiến của các cầu thủ Thái Lan hoặc gần nhất là "kết hợp được" với nụ cười bước đầu hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ công an trong "Nghi án bán độ" chẳng hạn… cũng độc chứ nhỉ 

5. Tương phản về màu sắc:


Bác Khoiyte nhà ta nếu vẽ chắc sẽ rất chủ động về màu sắc, nhưng chụp ảnh thì ít chủ động hơn nhưng ngược lại màu sắc lại phong phú hơn rất nhiều. Như màu tím của cái Hoa súng tôi chụp vừa rồi bác có nói là chưa thể pha được? Nói về màu sắc thì các bạn chỉ cần nhớ rằng những màu hài hòa với nhau, hợp nhau chính là những đồng chí nằm cạnh nhau trong dãi quang phổ (như vàng với cam…), còn những đồng chí nằm đối xứng nhau ở dãi quang phổ, được coi là những màu "đập nhau", hay tương phản nhau. (Cái này các nhiếp ảnh nữ nắm kỹ lắm vì nó ảnh hưởng đến cách ăn mặc mà ) chẳng hạn như xanh và đỏ, vàng và tím, xanh lục và cam… Người ta còn phân chia làm hai loại màu nóng và lạnh, một nễn lạnh có một điểm nhấn nóng, hay một nền nóng có chấm lạnh, thường giúp cho ảnh có "lực hút" hơn. 

Ráta mong các bác họa sĩ có gì trao đổi hay tập hợp các màu nóng và lạnh thì cho vào đây nhé!

Lưu ý: Độ phản quang của màu cũng rất cần lưu tâm tới.

Màu nóng thì như đỏ, cam, vàng nghệ… Màu lạnh có xanh, lục sẫm, tím… Màu nóng (thiên về đỏ) kích thích chúng ta hoạt động trong khi màu lạnh (thiên về xanh) khiến chúng ta trở nên thụ động, muốn nghỉ ngơi. 

Màu đen không phải là một màu vì từ nó không phát ra một tia sáng nào. Màu trắng cũng không phải là một màu vì nó là một tập hợp của nhiều màu.

6. Tương phản âm thanh:


Cái tương phản này là rất "đắt" lắm đó, nhất là nó lại kết hợp với các loại tương phản khác, bởi âm thanh trong một bức ảnh "tĩnh" là một điều thật tuyệt khi mà ta "nghe qua mắt". Một thứ kiểu nghe riêng của nhiếp ảnh: Đó là sự ồn ào bên lặng lẽ, sự tĩnh lặng bị đánh thức bởi một tiếng động, sự du dương của tiếng đàn trong một khung cảnh lãng mạn, im ắng…

7. Tương phản tỷ lệ:


Không có người lùn sao định nghĩa được người cao, mà cũng không có người cao làm sao chúng ta mới biết mình đang lùn.Tương phản tỷ lệ "ý tứ" nó là vậy, một đứa trẻ bao quanh là nhưng người lớn (lớn về hình thể thôi nhé, hay về "lượng" ), một ngôi nhà cao lớn bao quanh là những nhà tránh bão lùn tịt… luôn làm cho bức ảnh tăng thêm sự chú ý của người xem.

8. Tương phản giữa những thứ tương phản 


Cái mục này tôi viết để muốn nói rằng chúng ta học, chúng ta phân biệt, rồi chúng ta sẽ quên đi để khi nào chụp nó lại hiện về. Giống như học võ học được ý tứ, tinh hoa của miếng đánh rồi khi gặp nó sẽ "tự phát" mà thôi… Đại ý là thế này: Nói tóm lại thì cái tương phản là là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, nó là sự giao hưởng giữa cái "Mơ" cái "Thực", giữa những những điều ổn định, chắc chắn… với biến đổi, hay mong manh dễ vỡ kiểu bác Tiny…. Và từ đó chúng ta có thể so sánh đủ thứ:

– Giữa trong và đục 
– Giữa mịn màng và gai góc 
– Giữa thanh và thô giáp 
– Cái hợp lý trong vẻ lôn xộn 
– Cái khéo léo trong vẻ vụng về. 
– Giữa sắc gọn và hoen nhoè 
– Cả cái không gian nằm trên cái mặt phẳng… 

Visited 483 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...