Cách chụp ảnh mùa thu đẹp

Cách chụp ảnh mùa thu đẹp

Cách chụp ảnh mùa thu đẹp


Để chụp ảnh thu, dù chỉ bước chân ra ngoài công viên hay đi đến một nơi nào đó xa xôi, bạn cũng cần chuẩn bị thật tốt. Hãy xem trước về địa điểm cần chụp, dự báo thời tiết, mang đồ đủ cần thiết đi trong ngày. Hãy đến thật sớm và về thật muộn.

 
Những bức ảnh chụp tốc độ chậm sẽ làm dòng nước chuyển động trở nên mờ ảo. Ảnh: Bobatkins.

1. Chụp những kiểu kinh điển.


Một con đường đầy gió với hàng cây thẳng hàng hai bên, một chóp nhọn mái nhà chĩa lên trời xanh… đều là những bức ảnh dù rất khuôn mẫu cổ điển nhưng vẫn luôn được nhiều người ưa thích. Vì vậy, đừng có bỏ lỡ những cảnh như vậy chỉ vì mong muốn tìm kiếm những gì mới lạ, ra ngoài khuôn mẫu. Ánh sáng của buổi sớm mai hay hoàng hôn luôn là thời điểm lý tưởng cho những bức ảnh như vậy.

2. Thêm cảnh nước.


Những bức ảnh chụp tốc độ chậm, tốt nhất là với chân máy, sẽ làm dòng nước chuyển động trở nên mờ ảo như những dải lụa. Màu vàng, đỏ của lá cây phản chiếu trên đó sẽ làm cho bức ảnh trở nên sâu và rực rỡ hơn. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy ánh sáng quá sáng cho kiểu chụp tốc độ chậm dù đã đặt ISO thấp hết cỡ. Để xử lý, hãy sử dụng một kính lọc Singh-Ray Vari-ND (neutral-density) nhằm giảm sáng xuống từ 2 đến 8-stop. Nếu những kính này quá đắt (thường từ 340 USD trở lên, tùy kích thước), có thể sử dụng kết hợp kính lọc ND đơn (3-4 stop) cùng với một kính lọc phân cực.

3. Tận dụng điều kiện thời tiết.


Đừng đợi điều kiện thời tiết thật thuận lợi. Những ngày trời mây u ám, hãy đi chụp những bức ảnh trong rừng hay nơi có nhiều bóng cây to, vì bóng mây sẽ loại đi những vùng bóng râm không cần thiết. Còn nếu có mặt trời chiếu sáng, sử dụng ánh sáng mặt trời sớm hoặc muộn để chiếu sáng nền các cây và tạo các hiệu ứng bóng đổ thú vị. Nhớ đừng bao giờ quên kính phân cực vì nó luôn hữu dụng với mọi loại thời tiết.

 
Sử dụng ánh sáng mặt trời sớm để tạo hiệu ứng. Ảnh: JMG.

4. Tạo góc nhìn hẹp.


Không cần cứ phải sử dụng các ống góc rộng cho các cảnh mùa thu. Đôi khi các ống siêu tele tiêu cự 400 mm hay 500 mm có thể cô lập được những phông nền, hình dáng hay màu sắc của một khoảng rừng (các máy ảnh DSLR cảm biến APS-C thì chỉ cần sử dụng các ống 250 – 350 mm để có tiêu cự tương tự). Nếu như để chụp ảnh thiên nhiên hoang dã kết hợp với cảnh màu sắc cây cối mùa thu thì các ống kính tiêu cự lớn sẽ là vật không thể thiếu được. Ống tele zoom cũng rất hữu dụng nhất là khi bạn cần chụp cả loài động vật nào đó.

5. Nhìn thấp xuống.


Bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều đối tượng chụp ảnh mà có khi chúng ở ngay dưới chân bạn. Một số chân máy ngày nay cho phép bạn thấp máy ảnh xuống gần tới đất để có thể chụp được nhiều điều thú vị từ góc nhìn này. Vào một buổi sáng nhiều mây, với những hạt sương bám trên đám cỏ hay bề mặt, hãy chụp lấy khoảnh khắc này và bức ảnh của bạn sẽ thật sự gây bất ngờ. Nhớ đặt chế độ cân bằng trắng về mức Cloudy để tránh màu bị quá lạnh.

 
Bạn có thể vượt ra ngoài khuôn mẫu chụp ảnh thông thường. Ảnh: Hankislawrenceimage.

6. Chụp thật gần.


Sau khi đã nhìn thấp xuống, có thể bạn sẽ cần một thiết bị nữa như ống kính macro. Các chân máy mini sẽ rất hữu dụng cho việc chụp ảnh ở tầm sát đất. Không cần phải quá tốn tiền cho một ống macro. Canon chẳng hạn, có những kính cận cảnh có thể lắp phía trước ống kính, biến tất cả những ống zoom thông thường thành một ống macro.

7. Trừu tượng hóa.


Đây chính là lĩnh vực bạn có thể vượt ra ngoài những khuôn mẫu chụp cảnh thông thường. Tìm một cái cây trụi lá trong một nền đầy lá, hay những phản chiếu của một bóng cây lên mặt nước… Hãy sử dụng kỹ xảo vừa chụp vừa zoom hay chụp nhiều kiểu phơi sáng của cùng khuôn hình, hoặc sử dụng kỹ xảo nét mờ (soft focus) hoặc chụp tốc độ chậm những chiếc lá xoay tròn trong xoáy nước… Bất kể cảnh tượng gì, nhưng nhớ hãy tránh đừng để màu sắc ảnh thu trở nên quá lòa loẹt khi xử lý ảnh hậu kỳ.

Visited 1,109 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...