Mẹo cải thiện chụp chân dung ngoài trời

Mẹo cải thiện chụp chân dung ngoài trời

Mẹo cải thiện chụp chân dung ngoài trời

Việc chụp chân dung ngoài trời đặt ra cho nhiếp ảnh gia chân dung nhiều thử thách và cơ hội. Hôm nay, James Pickett đến từ America the Lost nêu ra 13 bước giúp bạn cải thiện việc chụp chân dung ngoài trời.
Bằng chính máy kỹ thuật số SLR đầu tiên này, tôi đã thở phào vì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều và tôi không còn phải bận tâm lắm. Bạn chỉ cần  nắm kịch bản; bạn lấy máy ra, cắm sạc pin, đi một vòng quanh nhà và xuống phố chụp vài kiểu mỗi khi có được một chiếc máy mới. “Mọi thứ thật tuyệt vời nếu tôi tự quyết với máy của tôi  ”  Tôi đã sai… Thật sự là tôi hoàn toàn sai.
 

1) Đừng chọn tất cả các tiêu điểm trong chân dung, chỉ nên chọn một

Khi bạn chọn chế độ tự động điều chỉnh trọng tâm cho phép máy ảnh chọn trọng tâm, bạn đang làm cho bức ảnh chân dung của bạn trở nên tồi tệ. Một máy ảnh thường được thiết kế chọn mọi thứ gần ống kính nhất và tập trung vào đó. Trong vài trường hợp, giống như máy 1DS Mark III của tôi, máy sẽ chọn một chùm các trọng tâm và đưa ra “lựa chọn tốt nhất” căn cứ trên bình quân khoảng cách giữa các điểm được chọn. Sử dụng một điểm tập trung thôi sẽ giúp bạn, một nhiếp ảnh gia, kiểm soát được hoàn toàn khung hình.
 

2) Hãy luôn tập trung vào đôi mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đôi mắt cũng chính là tiêu điểm của bất kỳ bức ảnh chân dung nào đạt chuẩn. Đôi mắt không những là yếu tố quan trọng nhất của một bức chân dung mà còn là yếu tố rõ rệt nhất trên khuôn mặt. Khi bạn chụp ảnh khung hình rộng, bạn hãy tập trung vào đôi mắt, bokeh của ống kính sẽ giúp bạn làm mềm đi phần da bên ngoài.
 

CHAN-DUNG-NGOAI-TROI-2
chân dung ngoài trời

 

3) Chụp mở rộng để lấy độ sâu hẹp của dải ảnh

Có những lý do để bạn đầu tư vào một ống kính phụ có khả năng mở rộng khẩu độ; điều phổ biến nhất khi gặp trường ảnh có độ sâu hẹp. Bây giờ, bạn có thể chụp với f2.8 hay f4. Hầu hết các bức ảnh chân dung đẹp, chụp với ánh sáng tự nhiên được chụp từ khẩu độ rộng và có nền đẹp, phẳng, mờ. Chúng tôi gọi là “bokeh”.
 

4) Đừng bao giờ chụp một chân dung dưới 50 mm; hay chụp 70 mm hoặc hơn

Điều mà bạn không muốn nghe khách phàn nàn chính là “Sao đầu tôi lại méo thế này?” Bất kỳ tiêu cự nào dưới 70 mm đều có thể khiến hình ảnh bị méo. Tuy nhiên, điều đó không nghiêm trọng bằng khi bạn chụp dưới 50 mm. Hiệu ứng nén của ống kính chụp xa sẽ khiến cho độ mờ bokeh tăng lên. Hầu hết ảnh chân dung của tôi được chụp với tiêu cự từ 120 mm đến 200 mm.
 

5) Hãy luôn chụp ở chế độ RAW

Tôi sẽ nói đến câu này rất nhiều lần . RAW là chế độ chưa điều chỉnh thông tin của thiết bị cảm ứng trong thời gian chụp. Đó chính là âm bản kỹ thuật số. Khi bạn chụp ở định dạng JPG, tất cả mọi thứ trừ bộ phận xử lý ảnh cần có một định dạng hình ảnh bên ngoài mà bạn muốn chụp sẽ bị tháo ra. Đối với mọi điều chỉnh của bạn đối với một JPG, bạn sẽ bị mất dữ liệu. Với RAW, bạn có thể điều chỉnh rộng hơn trước khi tạo JPG. Sao điều này lại khiến chân dung đẹp hơn? Bạn nghĩ xem mức cân bằng trắng của bạn lần gần nhất có thể đã được cài đặt chưa chính xác, và bạn đã cố gắng hàng giờ để bỏ màu ra chỉ để hủy ảnh đó. RAW sẽ giúp bạn giải quyết bằng cách cho bạn cố định màu trước khi mở hình ra chỉnh lại.
 

6) Hãy nhớ mang theo tấm bìa xám để cân bằng trắng

Bạn hãy nhớ, các tấm bìa xám khoảng 5.95 USD cho một tấm bìa xám hiệu Kodak là vừa. Để tránh bị nhầm, tôi sẽ giải thích điều này. Khi mở Abode Camera Raw hay bất kỳ chương trình chỉnh sửa  hình ảnh RAW nào khác, bạn luôn phải chọn một chế độ cân bằng trắng cho mình. Thông thường, đó là một ống nhỏ mắt để bạn sử dụng nhắp vào những gì mà bạn thấy có màu xám trung tính trên ảnh. Bạn thử tưởng tượng một bức ảnh của bạn có 4 vị trí và tổng cộng 800 hình ảnh.
 
Cả ngày, máy ảnh luôn đặt ở chế độ Cân Bằng trắng Tự Động. Đó là 800 giá trị cân bằng trắng khác nhau, quả là một ác mộng hậu kỳ. Nếu như, ở mỗi vị trí, bạn bảo đối tượng chụp ảnh cầm tấm bìa xám ngay kiểu đầu, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian. Khi bạn mở vị trí thứ nhất (200 hình ảnh) trong chương trình hậu kỳ ưa thích, bạn chỉ cần nhắp ống nhỏ vào tấm bìa xám, chọn tất cả và tổng hợp những thứ còn lại. Bạn sẽ đỡ mất thời gian. (Nếu bạn dự định tiết kiệm thời gian, bạn nên lặp lại mỗi 30 phút để cân bằng sự thay đổi ánh sáng tự nhiên).
 

7) Chụp ảnh trong bóng râm (Tránh ánh nắng trực tiếp)

Ánh nắng trực tiếp rất gắt, có thể khiến cho đối tượng phải nheo mắt, và tạo ra những bóng râm và các điều kiện cân bằng trắng khó lường trước. Khi chụp trong bóng râm, không có bóng râm quá tối mà chỉ có bóng râm yếu và nhẹ do chủ thể tạo ra. Với ánh sáng thích hợp và mức cân bằng trắng thích hợp, bạn có thể làm cho bức ảnh thú vị hơn.
 

8) Nên chụp cẩn thận trong những ngày u ám

Bầu trời như một chiếc chăn mây khổng lồ. Một chiếc chăn mây dày và hữu dụng có thể giúp bạn làm phong phú thêm màu sắc và làm cho các bóng râm mượt hơn và dễ chịu hơn.
 

9) Trong trường hợp phải đối mặt với ánh sáng nóng, gay gắt, chói chang…

Bạn phải luôn kiểm soát được phương hướng, nhớ sử dụng vật phản xạ, có thể bắt chước như ánh sáng trong phòng chụp. Để mặt trời chiếu thẳng sau lưng chủ thể là không nên, trừ khi bạn muốn tạo một bức ảnh có bóng. Khi mặt trời ở sau lưng tôi, tôi có một vật dụng lái máy ảnh (ra xa mặt trời) để thu được hình ảnh rất đẹp. Một thủ thuật khác là chờ mây kéo ngang che mặt trời. Tuy nhiên việc này sẽ tạo ra một phong cách tương phản rất sắc sảo.
 

10) Dùng gương phản chiếu

Thí dụ, tôi đoán rằng khoảng 75% các xe chở hàng trên hành tinh này là màu trắng. Những chiếc xe tải khổng lồ màu trắng có thể đóng vai trò các gương phản chiếu nếu như chúng không có màu sơn trắng nhạt. (Màu vàng nhạt có thể thay đổi mức cân bằng trắng trong bóng râm). Các cửa hàng làm khung ảnh và các cửa hàng lưu niệm luôn có các khung từ cỡ vừa đến cỡ lớn bằng lõi nhựa viền quanh và có thể tháo rời. Điều này thường khiến ta cảm thấy dễ chịu khi tách chúng ra, nếu không, rất có khả năng chúng sẽ bị bỏ vào thùng rác.
 

11) Ghi nhớ quy tắc nắng f16

Tại sao? Để bạn có một mức chuẩn về ánh sáng phù hợp trong đầu nếu bạn không có dụng cụ nào khác. Quy tắc nắng f16 nói rằng vào ngày nắng, nếu khẩu độ đặt ở f16, tốc độ chụp của bạn sẽ nghịch đảo tốc độ hiện tại ISO. Thí dụ, nếu máy của bạn đặt ở ISO 100, và khẩu độ của bạn là f16, thì tốc độ chụp của bạn sẽ là 1/100 giây. Vào ngày nhiều mây (hoặc trong bóng râm), bạn chỉ cần để ở f8. Nếu bạn có máy đo độ ánh sáng, hay bìa xám cũng có thể cho biết mức độ ánh sáng chính xác nhất. (Lưu ý: cách đo ánh sáng bằng bìa xám không giống như trong mức cân bằng trắng mà bạn chọn).
 

12) Bạn nhớ mang theo một tấm bạt và vài cái kẹp

Bạn có biết tấm bạt cũ kỹ rẻ tiền mà bạn nhét ở góc tủ để che bụi khi sơn? Mang nó theo. (Một lựa chọn khác là mua những tấm bạt rẻ tiền). Một tấm bạt cỡ lớn chính là dụng cụ khuếch tán rẻ tiền và hiệu quả. Chuẩn bị một cái hộp mềm đặt dưới chân cho khỏi nóng. Cuốn bìa tấm bạt quanh một nhánh cây hoặc móc áo và kẹp lại để che nắng. (Tấn chặt các góc dưới bằng đá để tấm bạt không bị thổi bay vào khung hình). Kẹp các góc vào bất cứ vật gì có thể để ổn định ánh sáng trên đầu chủ thể.
 

13) Nhớ mang theo dây điện và ký nhận!

Chúng tôi đã đề cập việc bạn giữ máy ảnh tập trung vào mắt; tập trung tinh thần vào toàn bộ bức ảnh. Dây điện, bảng hiệu, dao cắt cỏ, thùng rác nhỏ, có khi cả cây cối có khi cũng làm mất tập trung vào ảnh… Con người mà bạn đang chụp ảnh.
Cuối cùng, và quan trọng nhất, khi muốn có một buổi chụp ảnh đạt, là bạn hãy thưởng thức công việc của bạn và điều đó cần thể hiện trong lúc làm việc, và thái độ tình cảm của đối tượng được chụp ảnh.
 

Một vài kỹ năng chụp trong ngày nhiều mây

Mây rất tuyệt. Chúng tạo ra một tấm màn khổng lồ khuếch tán ánh mặt trời khiến ảnh của bạn sắc sảo hơn, ấn tượng hơn. Mây cũng có thể phá hỏng dự định của bạn theo những cách mà bạn không ngờ tới. Bạn nên điều chỉnh mức cân bằng trắng tự nhiên thường xuyên trong ngày.
Khi bạn chụp trong một ngày u ám, mức cân bằng trắng của bạn đặc biệt quan trọng. Mỗi ngày sẽ cho màu sắc khác nhau, và màu sắc tùy thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, thời gian trong ngày, như mọi người đều biết là mức cân bằng trắng và thay đổi của nó trong ngày. Thứ hai, bạn phải quan tâm đến tất cả các yếu tố khác mà ánh sáng đi qua trước khi nó đến đối tượng đang được chụp ảnh.
 
Tình trạng ô nhiễm cũng làm thay đổi màu ánh sáng từng phút một. Thậm chí khi mắt ta không nhận ra thì máy ảnh cũng nhận ra. Vào ngày nhiều mây, các phần tử ô nhiễm được đưa vòng quanh bầu trời theo những hình lăng trụ nhỏ; giọt nước. Và ánh sáng mặt trời của bạn xuyên qua các hình lăng trụ thiên nhiên đó và phản chiếu ra các vật thể ô nhiễm theo các phương hướng không thể xác định.
 
Bạn đừng quên mức cân bằng trắng với những thói quen, dụng cụ, sáu đô la mua bìa xám, bìa xám máy Kodak.
Một yếu tố quyết định nữa trong ngày mây là la bàn. (Hoặc bạn buộc lên trán như một con Chihuahua hay như trong lễ hội). Tôi là một nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm, đã phát hành sách ra quốc tế, và hiếm khi tôi thấy trong ngày mây nhiều mà mặt trời ló ra. Ánh sáng không phải lúc nào cũng có; nó bị phân tán, làm mềm và rải rác.
 
Ánh nắng mặt trời trong ngày mây cũng có định hướng, và đối tượng chụp ảnh cũng có một bên bị tối. Bạn dùng la bàn tìm hướng mặt trời, đặt nó lên lưng và chụp liên tục. Bạn sẽ chẳng bao giờ xem một bức ảnh sau đó và tự hỏi tại sao trời nhiều gió khi nhiều mây, hoặc tại sao mây quá lớn và đối tượng chụp ảnh thì bị tối quá.
 

Visited 919 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...