NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Chọn thẻ nhớ (P2)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Chọn thẻ nhớ (P2)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Chọn thẻ nhớ (P2)

Bạn đã nghe khá nhiều thông tin đại loại như không nên dùng thẻ nhớ trên nhiều máy ảnh khác nhau vì sẽ bị…hỏng. Điều này là không chính xác. Nếu bạn tháo lắp thẻ nhớ đúng cách thì cấu trúc của nó không hề bị thay đổi cho dù nó được dùng với nhiều loại máy ảnh khác nhau

Phần 1: Mục lục

Phần 2: Overture 

Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 


3.1Chọn máy ảnh 
3.2 Có những gì trong một dCam? 
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn 
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography 
3.6 Kính lọc 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 

4.1 Kỹ thuật căn bản 
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh 
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh 
4.4 Tốc độ chụp ảnh 
4.5 Các chế độ đo sáng 
4.6 Các hiệu chỉnh khác 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 
5.13 Chụp close up và ảnh hoa 
5.14 Chụp ảnh báo chí 

Phần 6: Xử lý ảnh 

6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 
6.2 RAW vs JPEG 
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng 
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối 
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site 
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif 
6.7 Khắc phục Out nét 
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ 
6.9 In ảnh tại Labs 

Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp 

7.1 Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu 
7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc 
7.3 Hiệu ứng zoom 
7.4 Mẹo đo sáng thay thế 
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm 
7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính: 
7.7 Nghệ thuật xem ảnh 
7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) 
7.9 Bù trừ sáng (EV) 
7.10 Kinh nghiệm đo sáng 
7.11 Đặt tên cho ảnh 
7.12 Bóng đổ – bóng ngả – bóng đối xứng – bóng khối 
7.13 Tone màu? 
7.14 Chế độ chụp 
7.15 Lấy nét – chế độ màu 
7.16 AEB 
7.17 Chụp cảnh hoàng hôn 
7.18 Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm 
7.19 Chụp ảnh lưu niệm 
7.20 Chụp ảnh khi trời mưa 
7.21 Chụp ảnh khi trời gió 
7.22 Mưa đêm và những tia chớp 
7.23 Chụp ảnh trong sương mù 
7.24 Chụp ảnh khi tuyết rơi 
7.25 Chụp ảnh biển 
7.26 Chụp ảnh chân dung 
7.27 Chụp pháo hoa 
7.28 Bảy lời khuyên cho chụp ảnh nội thất 
7.29 Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn 
7.30 So sánh Canon và Nikon 
7.31 Noise – vỡ hạt ảnh 
7.32 Xử lý bụi bám trên sensor 
7.33 Khẩu độ sáng 
7.34 Nghệ thuật và sự dung tục 
7.35 Hệ số nhân tiêu cự 
7.36 Ảnh đen trắng trong thời đại số 
7.37 Bố cục – hội họa và nhiếp ảnh? 

Phần cuối: Thông tin về sách


Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 


3.2 Có những gì trong một dCam?

Mới chỉ vài năm trước đây thôi việc sở hữu một chiếc máy ảnh số còn là cả một vấn đề trong khi chất lượng hình ảnh chưa thật là cao. Khi đó kỹ thuật số mới đang trong thời kỳ thử nghiệm. Nhưng ta cũng chưa thể nói ngày hôm này vấn đề này đã được giải quyết. Câu hỏi thường gặp của nhiều người sử dụng máy dCam là tại sao mình chụp ảnh không đẹp mặc dù máy mua rất đắt tiền hay đây là một trong những loại máy tốt nhất rồi? Giống như đối với máy ảnh cơ, bạn có một chiếc máy tốt nhưng còn cần phải biết khai thác tối đa khả năng của chúng nữa. Có một người bạn đã hỏi tôi rằng máy ảnh Leica dạo trước khuôn ngắm lệch tâm, tiêu cự không tự động mà sao giá đắt thế? Ở đây người bạn ấy chỉ nhìn thấy mỗi sự khác biệt của hình thức mà chưa nhận ra giá trị của chất lượng ống kính cũng như hệ thống cơ học tuyệt hảo đã đưa Leica lên vị trí số 1 của thế giới. Và bạn đã bao giờ tự hỏi rằng chiếc máy ảnh dCam mới mua của mình có thể làm được những gì chưa?


Bạn lật từng trang cuốn "Manual Guide" và tìm ra cách làm tối ưu hoá hình ảnh kỹ thuật số của bạn nhé. Điều đầu tiên là cần hiểu thật đúng tất cả các thông số kỹ thuật và các ký hiệu trên máy. 


TYPE OF CAMERA – Kiểu máy ảnh 
Compact digital still camera with built-in flash – Trong cả câu này thì bạn hoàn toàn có thể an tâm mà bỏ qua từ "still" vì nó đơn giản chỉ là một cách viết để phân biệt chính xác giữa kỹ thuật số hình ảnh động và tĩnh (Still) mà thôi. 


IMAGE CAPTURE DEVICE – Mạch điện tử cảm quang. Có 3 loại tất cả: CCD, CMOS, LBCAST. 
Total Pixels Approx. – Đây là tổng số điểm ảnh (tính tương đối) của máy ảnh 


LENS – Ống kính 
Focal Length – Tiêu cự 
35mm film equivalent: – Tính tương đương với máy ảnh cơ. 
Digital Zoom – Zoom kỹ thuật số, một khả năng mới nhưng chất lượng hình ảnh thường rất…xấu. 
Focusing Range Normal AF – Khả năng đo nét với tiêu cự tự động ở chế độ bình thường. Bạn sẽ thấy một khoảng cách tối thiểu và vô cực. 
Macro AF – chụp ảnh cận cảnh với tiêu cự tự động. Thường sẽ có hai khoảng cách, một dành cho vị trí ống kính góc rộng (thường sẽ chụp được sát hơn) và một cho vị trí télé. 
Autofocus 1-point AF – Đây là số lượng điểm tiêu cự tự động dùng để canh nét. Thường thì với loại máy Compact dCam thì sẽ có 1 điểm. 


VIEWFINDERS – Khuôn ngắm 
Optical Viewfinder – khuôn ngắm bằng quang học 
LCD Monitor – Màn hình tinh thể lỏng để quản lý chụp và xem lại hình ảnh. 
LCD Pixels Approx. Độ phân giải của màn hình LCD càng cao thì chất lượng càng đẹp. 
LCD Coverage – Phần trăm (%) góc "nhìn" trường ảnh thực. 


APERTURE AND SHUTTER – Khẩu độ sáng và Tốc độ chụp 
Maximum Aperture – Bạn sẽ có 2 giá trị tối đa, một cho vị trí ống kính góc rộng (W) và một cho vị trí télé (T) 
Shutter Speed – Tốc độ chụp 
Slow shutter – Tốc độ chụp chậm, thời gian phơi sáng lâu. 


EXPOSURE CONTROL – Đo sáng 
Sensitivity -Các độ nhạy của máy tính bằng ISO 
Light Metering Method – Các phương pháp đo sáng: Evaluation (Đo sáng tổng hoà)/ Center-weighted average (Đo sáng trung tâm)/ Spot (Đo sáng điểm);
Exposure Control Method – Các chương trình đo sáng tự động được lập trình sẵn: Program AE (Tự động hoàn toàn), Shutter-Priority AE (ưu tiên Tốc độ chụp), Aperture-Priority AE (ưu tiên khẩu độ ánh sáng), Manual (chụp bằng kỹ thuật cá nhân) 
AE Lock – Đây là tính năng giúp bạn ghi nhớ chỉ số đo sáng của một điểm đặc biệt ưu tiên. 
ND Filter – Kính lọc trung tính, có thể được gắn luôn trong máy rồi. 

WHITE BALANCE – Cân bằng trắng 
White Balance Control Auto (Chế độ tự động), Pre-set chương trình đặt sẵn:(Daylight (ánh sáng ban ngày), Cloudy (trời nhiều mây), Tungsten (ánh sáng vàng của đèn dây tóc), Fluorescent (đèn nê-ông), Fluorescent H (đèn nê-ông mầu), or Flash), or Custom (thường đây là các vị trí bạn có thể cá nhân hoá cân bằng trắng theo ý mình) 

FLASH 
Built-in Flash Operation Modes – Các chế độ hoạt động của đèn gắn sẵn trong máy: Auto, Red-Eye Reduction On/ Off – chống mắt đỏ. 
Flash Range: Cự ly hoạt động hiệu quả của đèn sẽ được tính theo ống kính góc rộng (WIDE) và Télé, thường tính theo độ nhạy 100 ISO. 
Recycling Time Approx. – thời gian để đèn nạp điện và hoạt động bình thường giữa hai lần chụp. 
Terminals for External Flash – Đây là chỗ để gắn thêm đèn Flash bên ngoài.
Automatic E-TTL: Đèn flash hoạt động bằng chế độ đo sáng qua ống kính (TTL = through-the-lens) 
Flash Exposure Compensation – Đây là khả năng hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn flash, tăng hay giảm tính bằng khẩu độ sáng +/-EV (exposure value) 

SHOOTING SPECIFICATIONS – Các chế độ chụp ảnh 
Shooting Modes Auto, Creative (P (tự động hoàn toàn), Av (Ưu tiên khẩu độ sáng), Tv (ưu tiên tốc độ chụp), M (chỉnh theo kỹ thuật cá nhân), Custom 1, Custom 2 (cá nhân hoá)), Image – Các chế độ chụp đặt sẵn trong máy(Portrait (chân dung), Landscape (phong cảnh), Night Scene (chụp buổi tối), Stitch Assist (chụp ảnh quang cảnh rộng với chức năng ghép nhiều hình ảnh để tạo nên một ảnh duy nhất), Movie (quay phim)) 
Self-Timer – Chụp ảnh tự động 
Wireless Control – Điều khiển không dây từ xa. 
Continuous Shooting High Speed:Chụp ảnh liên thanh, thường thì sẽ có thông tin về số lượng hình ảnh có thể chụp được trên 1 giây. 
Photo Effects – Hiệu quả đặc biệt: Vivid (mầu sắc sống động), Neutral (màu trung tính), Low Sharpening (đường nét mềm mại), Sepia (màu giống như ảnh cũ)and Black & White (đen trắng) 


IMAGE STORAGE – Thiết bị lưu trữ ảnh 
Storage Media – Ở đây bạn sẽ có thông tin đầy đủ về loại "card" tương thích, kích thước ảnh, trọng lượng ảnh… 


Các thông tin kỹ thuật trên đây được lấy dựa theo máy ảnh Canon PowerShot G5, trên máy của bạn có thể sẽ không có một số tính năng đã nêu trên đây. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ ràng chiếc máy mà mình đang sử dụng. 
Và chúng mình lại tiếp tục nhé…

 

3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn


Bạn đang dùng một chiếc máy ảnh kỹ thuật số và thay vào vị trí của cuộn phim quen thuộc là một chiếc thẻ nhớ ("Memory Card" hay "Digital Film" như một số người ưa dùng…) – một miếng nhựa nhỏ bé và mỏng manh với những mạch điện tử ẩn giấu bên trong. Cô bán hàng dễ mến không ngớt lời khuyên bạn nên dùng loại thẻ 128 Mo hay 512 Mo thậm chí hàng GB…thêm vào đó là những từ "chuyên môn" như tốc độ x40…làm bạn bối rối. Chọn loại thẻ nào và…như thế nào?
 

Như bạn đã biết mỗi một nhà chế tạo máy ảnh có một chủ trương khác biệt trong kỹ thuật ứng dụng, điều này dẫn tới việc các mác máy ảnh khác nhau sử dụng những loại thẻ nhớ khác nhau. Trên thị trường hiện tại có các loại thẻ nhớ phổ thông sau: 

CompactFlash I (CF) 
CompactFlash II / Microdrive 

Secure Digital (SD) 

Mini SD 

Memory Stick (Format đặc biệt của hãng Sony – MS) 

Memory Stick Duo 

xD Picture Card (xD) 

SmartMedia (Format đặc biệt của hãng Toshiba – SM) 

MultiMediaCard (MMC) 

Reduced Size MultiMediaCard 

Tất nhiên bên cạnh đó còn có các loại thiết bị lưu trữ hình ảnh khác như "PCMCIA card", CD-RW kích thước nhỏ…Nhưng thông dụng nhất là loại thẻ nhớ CompactFlash mà bạn có thể thấy đa số các máy ảnh dSLR PRO vẫn dùng. Xếp hạng thứ 2 về sự thông dụng phải kể đến thẻ SD và MS. Những loại thẻ còn lại ít nhiều được sử dụng trong nhiều loại máy ảnh khác nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy trên thị trường các loại máy ảnh có thể sử dụng cùng một lúc nhiều loại thẻ như CF+MS (với Sony DSC-V3) hay CF+SD…khả năng này giúp bạn có được một sự lựa chọn rộng hơn về dung lượng lưu trữ ảnh cũng như giá cả. 

Trước tiên chúng minh sẽ tìm hiểu những khái niệm căn bản về thẻ nhớ nhé. 

"CompactFlash Association (CFA) » là một tổ chức công nghiệp phi lợi nhuận, mục đích của nó là nhằm phát triển và khuyến khích việc sử dụng loại thẻ CF trên thế giới. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây: 


Trên thị trường hiện tại thì thẻ CF có dung lượng từ 16 Mb đến 6 Gb, tuy nhiên cấu trúc của CF cho phép nó đạt tới 137 Gb. Thẻ CF chấp nhận điện năng sử dụng từ 3,3 V đến 5V. Các chân tiếp xúc của thẻ CF tương tự như cấu trúc của "PCMCIA Card" nhưng có tới 50 "pins". 

Môi trường sử dụng và độ bền:

Nhiệt độ cho phép CF hoạt động từ -40°C đến +85°C. Độ bền của thẻ CF cũng rất đáng khâm phục: nó có thể chịu được chấn động rơi từ độ cao 2,5 m và tuổi thọ trung bình trong điều kiện sử dụng bình thường là 100 năm! Các hệ điều hành của máy tính có thể dung được với thẻ CF: Windows 3.x, Windows 95, Windows 98, Windows CE, Windows 2000, Windows ME, Windows XP, OS/2, Apple System 7, 8, 9 & OS X, Linux và đa số các UNIX. Các dữ liệu (Data) của thẻ nhớ CF được bảo vệ bởi "built-in dynamic defect management and error correction technologies" đảm bảo độ an toàn cao nhất. 

Tốc độ của thẻ nhớ.

Với mỗi một "x1" thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế số lượng "x" càng lớn thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tham khảo bảng tốc độ ghi dưới đây: 

4X = 600KB/sec. 
12X = 1.8MB/sec. 
16X = 2.4MB/sec. 
32X = 4.8MB/sec. 
40X = 6.0MB/sec. 

Loại thẻ nhớ mới nhất của CF với cấu trúc "Ultra II" cho phép bạn ghi thông tin với tốc độ x60 (9 Mb/s) và đọc thông tin trên thẻ với tốc độ x66 (10 Mb/s). Đây là cấu trúc được xếp hạng 1 trên thế giới hiện tại. 

Tuy nhiên tốc độ đọc hay ghi thông tin trên thẻ nhớ còn phụ thuộc vào khả năng của máy ảnh nữa. Nếu bạn có một chiếc CF Ultra II mà dùng một chiếc dCam đời 2002 chẳng hạn thì sẽ không phát huy được hết tốc độ của thẻ đâu nhé. Ngược lại cho trường hợp dùng dSLR với loại thẻ CF tốc độ chậm, bạn sẽ mất thời gian chờ đợi giữa hai kiểu ảnh đấy (nhất là với độ phân giải lớn cỡ 6 Mpix) 

Số lượng ảnh có thể lưu trên một thẻ nhớ :

Dưới đây là các thông tin của Sandisk về số lượng ảnh mà bạn có thể chụp (không bị nén và chịu nén) với từng loại thẻ nhớ có dung lượng khác nhau. 

Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể về trọng lượng và kích thước ảnh trong Manuel của máy ảnh.

Những yếu tố làm ảnh hưởng tới trọng lượng ảnh của bạn: 
– Độ phân giải: số lượng "pixel" càng lớn thì ảnh càng nặng 
– Kích thước ảnh: tương quan với độ phân giải bạn có các kích thước L, M, S 
– Chất lượng của ảnh: Fine, Normal, Standard. 
– Mức độ chi tiết của ảnh: ảnh càng nhiều chi tiết thì trọng lượng càng nặng. 

Lưu ý: không phải máy ảnh nào cũng có khả năng dùng được các loại thẻ nhớ có dung lượng lớn trên 2 Gb, bạn cần xem kỹ Manuel và làm Update cho máy trước khi mua thẻ. Tuy độ tin cậy của CF rất cao nhưng Người Thăng Long khuyên bạn nên dùng nhiều thẻ 512 Mb hơn là dùng 1 chiếc thẻ 4 Gb. 
* Uncompressed image = ảnh không chịu nén 
* Compressed image = ảnh đã bị nén để giảm trọng lượng 

Chuyển giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính: 

Sau khi chụp ảnh thì bạn có nhiều cách để làm "copy" ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính hay ghi lên đía CD-ROM, DVD-ROM…Cách phổ biến nhất là dùng ngay chiếc máy ảnh của bạn với dây cáp kèm theo và phần mềm chuyên dụng của máy. Ưu điểm của phương pháp này là bạn không cần đầu tư thêm thiết bị và giao diện cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm của nó lại nằm ở tốc độ chuyển giao thông tin, đa phần các máy dCam, BCam và một số dSLR hiện tại chỉ có giao diện USB 1.1 với tốc độ 12 Mb/giây trên lý thuyết. Nếu bạn có một chiếc thẻ 512 Mb đầy ảnh thì thời gian chuyển giao ảnh sẽ khá lâu đấy.

Giải pháp thứ 2 là mua một chiếc "8 in 1 Card Reader" (hay thỉnh thoảng vẫn thấy đề là "9 in 1" nhưng thật ra cũng đều là loại đầu đọc được nhiều loại thẻ mà thôi) với đường truyền USB 2.0. Ở đây Người Thăng Long muốn nhấn mạnh tới yếu tố kỹ thuật USB 2.0 vì nhiều loại "Card Reader" cũ chỉ có USB 1.1 mà thôi. Tốc độ chuyển giao thông tin của USB 2.0 là 480 Mb/giây! Kết quả thì bạn đã có thể tự rút ra được rồi. 

Nếu bạn dùng máy tính xách tay và không muốn phải mang theo đủ mọi thứ dây cáp nối thì bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc "PCMCIA 6-in-1 PC Card Adapter". 

Sử dụng đúng cách và bảo quản:

Bạn đã nghe khá nhiều thông tin đại loại như không nên dùng thẻ nhớ trên nhiều máy ảnh khác nhau vì sẽ bị…hỏng. Điều này là không chính xác. Nếu bạn tháo lắp thẻ nhớ đúng cách thì cấu trúc của nó không hề bị thay đổi cho dù nó được dùng với nhiều loại máy ảnh khác nhau. Khi lắp thẻ nhớ vào máy ảnh bạn lưu ý để cho các khe trượt của thẻ CF khớp với các gờ của máy ảnh nhé và sau đó nhẹ nhàng ấn thẻ nhớ vào trong. Tương tự cho lúc tháo thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh, bạn cần bấm nút đẩy thẻ nhớ ra một cách dứt khoát và nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý với các loại đầu đọc thẻ của Tầu nhé, giá rẻ nhưng thiết kế không chính xác sẽ làm hỏng các chân thẻ (pins) đấy. 

Nếu bạn không sử dụng máy ảnh lâu ngày thì nên tháo thẻ nhớ ra khỏi máy, cất vào trong hộp nhựa của thẻ và để nơi khô ráo. Thẻ nhớ tuyệt đối phải được tránh bụi và độ ẩm cao. 

Với một vài hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hy vọng bạn đã đượcgiải đáp  phần nào những thắc mắc của các bạn về dùng thẻ nhớ khi chụp ảnh. 
Thân, 
(Hình ảnh minh hoạ của hãng Sandisk)

Cùng với việc phát triển rầm rộ của kỹ thuật số và các phương pháp lưu trữ khác nhau thì có một vấn đề mới cũng đã nảy sinh, đó chính là vấn đề bảo mật cho các dữ liệu thông tin trên thẻ nhớ. Có lẽ đối với người sử dụng máy ảnh số nghiệp dư thì nó lại không thật quan trọng nhưng đối với các PRO thì nó lại vô cùng cần thiết nhất là khi các hợp đồng được ký dưới sự bảo trợ của pháp luật và bảo hiểm. 

Hãng Lexar vừa cho ra một loại thẻ nhớ nhà nghề có khả năng bảo mật cao là "Professional Series Memory Cards" cùng với kỹ thuật mã hoá "Encryption Technology" để đáp ứng như cầu này. Một phần mềm đơn giản và dễ sử dụng cho phép bạn cài đặt mức độ bảo mật trên thẻ nhớ và máy ảnh. Như thế các hình ảnh lưu trũ trên thẻ nhớ chỉ có thể đọc được bằng một chiếc máy ảnh có cài đặt bảo mật tương đương hay đọc bằng máy tính với tên người sử dụng và mã khoá. Cho đến thời điểm này thì đây là hệ thông bảo mật duy nhất cho thẻ nhớ trên thế giới. Chiếc dSLR đầu tiên áp dụng công nghệ này là chiếc Nikon D2X. 

Kỹ thuật bảo mật mới của Lexar này có kỹ thuật mã hoá 160 bit (một trong những kỹ thuật bảo mật hiệu quả nhất và được ứng dụng rộng rãi hiện hành) cùng với SHA-1 (Secure Hash Algorithm), một chuẩn đã được NIST (National Institute of Standards and Technology) thông qua.

Kỹ thuật số bây giờ thay đổi như chong chóng, chỉ cần vài tháng là các thông số kỹ thuật đã thay đổi. Để bổ sung cho bài viết "Thẻ nhớ: không còn bí ẩn" Người Thăng Long xin được cung cấp thêm cho các bạn những thông tin mới nhất từ hội chợ trang thiết bị nhiếp ảnh Photokina đang diễn ra tại Cologne – Đức. 

SanDisk Extreme ™ III là loại thẻ nhớ nhanh nhất trên TG hiện tại với tốc độ đọc và ghi (hai thao tác này được tiến hành song song nhờ vào kỹ thuật mới ESP-Enhanced Super-Parallel Processing) là 20Mb/s! với thẻ CF và 18 Mb/s với MS. Với mục tiêu nhằm vào các nhiếp ảnh gia PRO và nghiệp dư nhiều kinh nghiệm, gam thẻ nhớ SanDisk Extreme ™ III có dung lượng từ 1Gb đến 4Gb. Môi trường hoạt động của nó từ -25°C đến 85°C. Loại thẻ mới này có bảo hành 10 năm tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, các vùng còn lại thời gian sẽ ngắn hơn. Mỗi chiếc thẻ nhớ này sẽ có kèm theo phần mềm RescuePRO ™ giúp bạn khôi phục lại dữ liệu ảnh trong trường hợp bạn đã xoá nhầm ảnh.

 
Visited 424 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...