Làm chủ kĩ thuật chụp ảnh đen trắng

Làm chủ kĩ thuật chụp ảnh đen trắng

Làm chủ kĩ thuật chụp ảnh đen trắng

Trong chụp ảnh trắng đen, bạn phải xem xét phối cảnh cũng như hình thể của đối tượng được chụp rất kĩ, thậm chí là kĩ hơn nhiều lần so với chụp ảnh màu. Bạn phải nhận ra được sự chuyển đổi màu sắc từ đen sang trắng của vật thể thật tinh tế, ánh sáng sẽ chuyển đổi thế nào khi mắt bạn không bị phân tán bởi thế giới màu sắc sống động.

Có thể nói chụp ảnh trắng đen là một trong những thể loại chụp ảnh khó nhất, thuần khiết nhất, bởi nếu thành công, bạn sẽ có thể lột tả một cách chính xác linh hồn của bức ảnh ngay cả khi không có sự giúp đỡ của màu sắc.
Đối tượng chụp

Bởi vì nhiều người cho rằng chụp ảnh trắng đen là cấp độ nghệ thuật chụp ảnh cao nhất, nên việc xem xét đối tượng chụp là rất quan trọng. Họ cho rằng độ tương phản sẽ giúp bạn và vì đây là “nghệ thuật cao cấp”, tất cả những thứ còn lại sẽ không quan trọng gì. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Phối cảnh của bức ảnh cũng như việc đóng khung “phần” đối tượng được cho vào bức ảnh cũng quan trọng không kém, bởi sự thay đổi giữa các khối, bóng cũng như tone màu sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt giữa hai bức ảnh đen trắng. Bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần chụp một bức ảnh màu bình thường rồi chuyển nó sang trắng đen là được. Điều này cũng hoàn toàn sai, vì cảm biến của máy ảnh cảm nhận sự chuyển đổi của ánh sáng, màu sắc hoàn toàn khác với một ứng dụng chỉnh sửa ảnh. Đối với những tay ảnh thật sự hiểu nghệ thuật chụp ảnh, thì mỗi bức ảnh trắng đen đều cần được xem xét kĩ lưỡng và đóng khung cũng như phối cảnh kĩ càng như khi chụp ảnh màu.

 
Hãy xem xét mối quan hệ giữa nền và cảnh cũng như sự gia tăng độ tương phản ở các đường chéo, đồng thời chú ý sự cân bằng đen trắng và điểm rơi của nó trên không gian bức ảnh.

Cả trắng và đen đều quan trọng

Đây dường như là một khẳng định quá rõ ràng đối với dân chụp ảnh trắng đen, nhưng đôi lúc nó hay bị bỏ qua. Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ để màu xám chiếm quá nhiều chỗ trên bức ảnh, vì nó sẽ khiến cho bức ảnh không có chiều sâu và trở nên phẳng lì và thiếu sức sống. Đây hầu như là vấn đề của việc đo sáng sai, vì vậy hãy luôn chắc chắn rằng bạn đã đo sáng đúng với ý định chụp ảnh của bạn. Sắc đen trắng có mặt trong mỗi bức ảnh, bạn chỉ cần bắt đúng ánh sáng cần thiết để lột tả được đúng sắc thái của nó. Đồng thời, hãy xem xét việc cân bằng màu sắc giữa đen và trắng. Điều này không có nghĩa là bạn phải đo tỉ lệ hai sắc trắng và đen phải bằng nhau trong ảnh, mà là tạo ra sự cân bằng tổng thể giữa các đối tượng, ngay cả đối với một bức ảnh được chụp trong một hoàn cảnh ánh sáng cao độ hay trong một không gian rất tối. Bạn phải hiểu rõ khả năng đo sáng của máy ảnh. Đừng cố gắng cân bằng máy móc bằng cách này hay cách khác. Một bức ảnh “toàn” đen hay “toàn” trắng cũng có ý nghĩa riêng của nó.

 
©Elizabeth Anderson, 2010 www.design-flip.com

Các sắc xám

Có cả trắng và đen trong một bức ảnh là quan trọng, nhưng nó chỉ quan trọng khi trong bức ảnh có một khoảng rộng các độ chuyển tiếp của nhiều độ xám khác nhau. Điều này sẽ tạo nên độ sâu và làm tăng sức sống cho bức ảnh. Bắt được những màu xám này, một lần nữa là do việc bạn đo sáng có đúng hay không. Hãy chú ý và đảm bảo rằng bạn không làm mất đi hết màu xám vì bức ảnh bị dư sáng. Bầu trời thường là nơi tuyệt vời để tạo ra những độ chuyển tiếp này, và khi chúng có những áng màu chuyển dần từ nhạt sang đậmchính là lúc bạn nên lợi dụng chúng để đóng khung bức ảnh đen trắng của mình. Hãy tìm kiếm những sắc xám trung gian có thể và sau đó, đo sáng những đối tượng xung quanh dựa trên sắc xám đó. (Nếu có thể, hãy dùng đến chức năng cân bằng trắng của máy ảnh kĩ thuật số). Màu xám đặc biệt quan trọng khi nắmbắt tone màu da cũng như định hình hình dáng cơ thể và gương mặt của mẫu trong chụp ảnh chân dung trắng đen.

 
©Elizabeth Anderson, 2010 www.design-flip.com

Đo sáng chuẩn

Như đã đề cập trước đó, đo sáng chuẩn là chìa khóa để tạo ra những bức ảnh tuyệt vời. Mỗi bức ảnh bạn tạo ra nên có màu trắng và đen thuần khiết. Mỗi bức ảnh nên khác biệt ở độ chuyển tiếp của tone màu, chúng không nên ở cùng một cấp độ trắng, hay đen. Một vài tấm có thể tối hơn, một vài tấm có thể sáng hơn. Đo sáng chuẩn chính là chìa khóa để tạo cho mỗi bức ảnh độ chính xác và độc nhất khi chúng được chụp trong từng hoàn cảnh. Hãy quen với việc càiđặt ISO phù hợp với sự thay đổi ánh sáng để có được dụng cụ đo sáng tốt nhất có thể. Đo vùng sáng trung gian để bạn có thể hiểu được các sắc độ đậm nhạt của trắng và đen trong khung cảnh. Đồng thời, hãy học thêm để hiểu được mối liên hệ giữa khẩu độ và tốc độ màn trập để bạn không chụp sai làm bức ảnh bị thiếu hay dư sáng nữa. Trong chụp ảnh trắng đen, bạn cần phải trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng để có thể bắt được những vùng chuyển đổi sáng tối nhỏ nhất có thể.

 
©Elizabeth Anderson, 2010 www.design-flip.com

Đừng chuyển ảnh màu sang ảnh đen trắng bằng Photoshop

Đây có thể được xem là cách đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất để chuyển một bức ảnh bạn muốn thành ảnh đen trắng. Đối với nhiều nhiếp ảnh gia, điều này có thể dẫn đến sai lầm và làm cho ảnh trở nên nhợt nhạt hơn, với ít độ tương phản và ít sinh động hơn. Cảm biến trong máy ảnh có thể cảm nhận được ánh sáng và phân chia các màu sắc thành những dãy có thể của các sắc độ đen trắng khác nhau. Photoshop không đủ tinh vi nên chỉ hiểu được nhữngphạm vi màu này thông qua một công cụ chuyển đổi màu đơn giản mà nó có, vì vậy nó sẽ làm phẵng rất nhiều đối tượng làm cho bức ảnh của bạn bị mất đi độ sâu của nó. Đừng nênsử dụng máy tính như công cụ để tạo ra bức ảnh của bạn. Điều này sẽ khiến cho ảnh của bạn không thể đạt được độ “tinh khiết” như khi chụp trắng đen với thiết bị chụp ảnh chuyên nghiệp.

 
©Elizabeth Anderson, 2010 www.design-flip.com

Visited 615 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...