[Chụp chim Phần 1] Chụp Chim Bay Lượn Trên Trời
Chụp ảnh động vật hoang dã là một việc khó khăn vì không thể dự đoán chúng sẽ di chuyển như thế nào và vào lúc nào. Trong số đó, chim muông đang bay lượn trên trời có thể là một trong những đối tượng khó chụp nhất. Trong loạt bài viết sau đây, tôi sẽ, với tư cách nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chuyên chụp động vật hoang dã, đề nghị những bài học về cách chụp chim muông trong các tình huống khác nhau. (Người trình bày: Gaku Tozuka)
Thiết lập là rất quan trọng trong chụp ảnh chim bay
Bất kỳ nhiếp ảnh gia nào có thể cũng sẽ muốn chụp được những tấm chim bay trên trời. Trở lại thời máy ảnh phim, những tấm ảnh chụp chim đang bay sẽ luôn thu hút những ánh mắt ghen tị. Tuy nhiên, cái ngưỡng để tạo được những tấm ảnh như thế đã được giảm thấp đáng kể với những đột phá trong công nghệ máy ảnh số. Cụ thể là EOS 7D Mark II tối ưu hóa các thiết lập để mang lại sự hỗ trợ đảm bảo để chụp được những cảnh như thế.
Điều kiện tốt nhất để chụp ảnh chim bay là với đối tượng được chiếu sáng bằng ánh sáng từ phía trước, và khi bầu trời có tông màu xanh đẹp. Cũng sẽ dễ dàng xác định mức phơi sáng ở điều kiện như thế. Nói chung, trong trường hợp đo sáng đánh giá, cài đặt bù phơi sáng thành EV+1.0 đối với chim màu nâu hoặc xám, và không cần bù đối với chim màu trắng. Đối với chế độ chọn vùng AF, Zone AF là lựa chọn tốt hơn so với dùng một điểm AF. Dĩ nhiên, AI Servo AF sẽ là lựa chọn cơ bản để đáp ứng những thay đổi ở đường bay của chim.
Ảnh A
Độ Khó: Trung bình
Ống kính: Siêu Tele
Ánh sáng: Ánh Sáng Trực Tiếp
Tốc Độ Cửa Trập: Nhanh
Khẩu độ: Mở
EOS 7D Mark II/ FL: 700mm (tương đương 1.120mm ở định dạng 35mm)/ EF500mm f/4L IS II USM + EXTENDER EF1.4xIII/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/2.500 giây, +1,0EV)/ ISO 800/ WB: Auto
Trong ảnh A, tôi có chụp một chú chim giẻ cùi trên trời đang ngậm hạt sồi. Nó đang bay tương đối gần tôi khi tôi chụp ảnh, do đó tôi theo dõi chuyển động của nó bằng [AF point expansion: Up, down, left, and right (Mở rộng điểm AF: Lên, xuống, trái và phải)] thay vì Zone AF, và chọn ảnh chụp biểu đạt của nó và hình dáng đôi cánh của nó đẹp nhất.
Các điểm AF được sử dụng để lấy nét
Mặc dù Zone AF sẽ là lựa chọn dành cho một cảnh ở các trường hợp bình thường, tôi đã sử dụng [AF point expansion: Up, down, left, and right (Mở rộng điểm AF: Lên, xuống, trái và phải)] thay vì kiểm tra hiệu quả khi chụp chuyển động nhanh của đôi cánh. Kết quả cho thấy rằng máy ảnh có thể duy trì nét trong thiết lập này.
Thiết lập
Thao tác AF: AI Servo AF
Chế độ truyền động: Chụp liên tục tốc độ cao
Chế độ chọn vùng AF: Mở rộng điểm AF (Chọn thủ công, 4 điểm: Lên, xuống, trái và phải)
Cấu Hình AF Công cụ: Tình huống 1
Chụp ảnh con cò bằng Zone AF
Trong B là ảnh chụp con cò. EOS 7D Mark II thể hiện độ chính xác AF đáng chú ý ở các điều kiện như thế. Tôi có thể lấy nét dùng bất kỳ chế độ chọn vùng AF nào. Ví dụ này được chụp dùng vùng trung tâm của Zone AF. Nếu đối tượng lớn và không chuyển động nhanh, bạn cũng có thể di chuyển điểm AF đến một ví trí bạn muốn chụp với sự nhấn mạnh hơn vào bố cục.
Ảnh B
EOS 7D Mark II/ FL: 700mm (tương đương 1.120mm ở định dạng 35mm)/ EF500mm f/4L IS II USM + EXTENDER EF1.4xIII/ Manual exposure (f/5.6, 1/3.200 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Các thiết lập liên quan đến các đặc điểm AI Servo AF
Khi chọn AI Servo AF trên EOS 7D Mark II, bạn có thể tùy chỉnh chuyển động và đặc điểm AF theo ưu tiên của mình. Bên dưới là các thiết lập tôi đã chọn để bạn tham khảo. Tôi đã điều chỉnh các tham số cho [Case 1: Versatile multi-purpose setting (Tình huống 1: Thiết lập đa dụng linh hoạt)] để đảm bảo nét được “khóa ở” đối tượng. “Độ nhạy theo dõi” được cài đặt thành [-2], “Tăng/giảm tốc theo dõi” thành [+2], và “Tự động thay đổi điểm AF” thành [+2].
Tác giả Gaku Tozuka – canon-asia.com