Chọn đèn flash hợp túi tiền và nhu cầu
Tùy theo nhu cầu chụp ảnh do yêu thích hay công việc, người dùng có thể đầu tư một đèn flash có giá từ vài trăm đến hàng nghìn USD. Chọn và chơi đèn flash là một trong những "bước tiến" khó khăn nhất với những người chơi ảnh, cả để làm nghề lẫn vì niềm đam mê. Nhiều người cho rằng, một bức hình chụp bằng flash có thể làm giảm sự tự nhiên, mang nhiều ý nghĩa sắp đặt và ít giá trị hơn.
Chọn đèn flash
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, sử dụng đèn flash gần như là điều bắt buộc như trong studio, chụp điều kiện quá thiếu sáng hay chụp ảnh hội nghị… Ngoài ra, việc sử dụng đúng cách cộng thêm một chút sáng tạo, ánh đèn có thể tạo ra những hiệu quả bất ngờ, một thứ "ma thuật" cho những bức hình.
Nhiều người chơi có mặt để cùng trao đổi kinh nghiệm chọn và sử dụng đèn flash.
(Ảnh: Tuấn Hưng).
Trong một buổi chia sẻ nhỏ diễn ra cách đây ít ngày, nhiếp ảnh gia Trọng Tùng đã chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về loại thiết bị này. Gần 100 người bao gồm cả nhiếp ảnh gia, các bản trẻ yêu thích chụp ảnh và thích tìm hiểu về flash đã có mặt để cùng học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm quý giá.
Nhiếp ảnh gia Trọng Tùng là một người có tiếng trong làng nhiếp ảnh Hà Nội về sử dụng đèn flash. Anh đã có 5 năm liền nghiên cứu sâu và có dịp trải nhiệm, hiểu biết nhược điểm cũng như ưu điểm của một số series cũng như loại phù hợp nhất với từng nhu cầu.
Dưới đây là những chia sẻ của nhiếp ảnh gia Trọng Tùng.
Tìm hiểu về đèn nói chung
Profoto là một thương hiệu hạng sang trong thế giới đèn flash.
Dẫn đầu về công nghệ đèn trên thế giới và vẫn là niềm mơ ước của mọi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là thương hiệu hạng sang như Profoto, rồi đến các hãng như Elinechrome, Bowen…có giá từ vài trăm đến hàng nghìn USD. Riêng Profoto được yêu thích nhiều bởi sự thông minh trong hệ thống sản phẩm đèn và phụ kiện rất tiện lợi cho việc đầu tư dần. Tuy nhiên những hãng kiểu này thường vượt quá "túi tiền" của người dùng trong nước, một hệ thống đèn tương đối cũng có giá đến tiền hàng nghìn USD thường chỉ phù hợp cho những studio chuyên nghiệp có nguồn công việc lớn và dám đầu tư.
Đèn dùng batt của Photon.
Với nhiều nhiếp ảnh gia trong nước, lựa chọn thứ hai là những bộ đèn dùng ắc quy có xuất xứ Trung Quốc. Hiện nhiếp ảnh gia Trọng Tùng cũng đang dùng một chiếc đèn dùng batt của Photon công suất 400W (khoảng 60 GN) giống trong hình minh họa phía trên.
Sản phẩm này này có giá đâu như khoảng 4 đến 5 triệu đồng. Ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại là tất cả tập trung tại cục ắc quy, phần đèn (head) rất nhỏ gọn và thiết kế giống hệt Profoto nên việc đặt nó lên chân đèn hoặc nhờ người phụ cầm cũng rất nhẹ nhàng không như những kiểu khác toàn bộ phần điều khiển nằm trong đèn khiến đèn rất nặng. Đèn có sẵn chỗ cắm ô, lắp softbox hay grid cũng rất tiện. Nhược điểm là cục ắc quy cũng vẫn rất nặng, GN lớn nhưng đôi khi bị lớn quá vì dải công suất hơi hẹp từ 1/16 – 1/1 dẫn đến minpower vẫn rất mạnh.
Theo Trọng Tùng, 80% các buổi chụp với đèn của anh là dùng đèn speedlight, loại đèn được sản xuất để gắn trên hot-shoe của camera như chúng ta vẫn thường thấy. Điều kiện duy nhất là đèn có chế độ M hoặc can thiệp được về công suất. Những đèn chương trình kiểu như Canon 430EX hoặc series EZ thì chỉ có thể slave hoặc chế độ tự động thì lại thành vô dụng trong Strobist. Do chỉ dùng chế độ M nên người dùng chỉ cần quan tâm một điều là đèn có thể đưa ra các công suất công suất (GN) là bao nhiêu.
Từ trái qua là Nikon SB24, SB 28.
Các dòng đèn của Nikon như SB24, SB 28 cũng được ưa chuộng vì chúng rất bền, tốt và chúng luôn có cổng cho sync core nên dễ xoay sở hơn khi đột nhiên trigger của bạn có vấn đề. Đội này thì giá cũng mềm tầm khoảng loanh quanh 2 triệu cho một chiếc kha khá. Chỉ cần lướt một hồi trên diễn đàn như xomnhiepanh hoặc vnphoto hay chợ máy ảnh trên Facebook là bạn có thể tìm thấy một chiếc ưng.
Một hai năm về đây thì nổi lên hệ đèn Yongnuo của Hồng Kong, đèn mới, thiết kế đẹp có cái giống hệt EX580 của Canon trong khi giá cũng chỉ loanh quanh 2 triệu thậm chí cái rẻ nhất chưa đến một triệu. Tuy nhiên, phẩn hồi cho thấy chất lượng không đảm bảo, có thể dùng để chơi nhưng không nên sử dụng cho công việc.
Gần đây có hệ đèn Nissin của Nhật Bản tuy hơi đắt hơn Yongnuo nhưng chắc chắn, thiết kế cũng đẹp hơn. Cả hai đều có dải công suất tốt, thường từ 1/1 – 1/128 nên phù hợp với nhiều nhu cầu. Sản phẩm này cũng được phân phối và bảo hành tại Việt Nam nên không quá lo lắng về chất lượng và chế độ hậu mãi.Chọn và chơi đèn flash là một trong những "bước tiến" khó khăn nhất với những người chơi ảnh, cả để làm nghề lẫn vì niềm đam mê. Nhiều người cho rằng, một bức hình chụp bằng flash có thể làm giảm sự tự nhiên, mang nhiều ý nghĩa sắp đặt và ít giá trị hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, sử dụng đèn flash gần như là điều bắt buộc như trong studio, chụp điều kiện quá thiếu sáng hay chụp ảnh hội nghị… Ngoài ra, việc sử dụng đúng cách cộng thêm một chút sáng tạo, ánh đèn có thể tạo ra những hiệu quả bất ngờ, một thứ "ma thuật" cho những bức hình.
Nhiều người chơi có mặt để cùng trao đổi kinh nghiệm chọn và sử dụng đèn flash.
(Ảnh: Tuấn Hưng).
Trong một buổi chia sẻ nhỏ diễn ra cách đây ít ngày, nhiếp ảnh gia Trọng Tùng đã chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về loại thiết bị này. Gần 100 người bao gồm cả nhiếp ảnh gia, các bản trẻ yêu thích chụp ảnh và thích tìm hiểu về flash đã có mặt để cùng học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm quý giá.
Nhiếp ảnh gia Trọng Tùng là một người có tiếng trong làng nhiếp ảnh Hà Nội về sử dụng đèn flash. Anh đã có 5 năm liền nghiên cứu sâu và có dịp trải nhiệm, hiểu biết nhược điểm cũng như ưu điểm của một số series cũng như loại phù hợp nhất với từng nhu cầu.