99 ĐIỀU CẦN NHỚ KHI CHƠI NHIẾP ẢNH
99 ĐIỀU CẦN NHỚ KHI CHƠI NHIẾP ẢNH
Với 99 điều cần cho nhiếp ảnh giúp bạn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
1. Đừng bao giờ dùng nhiếp ảnh để trở thành người nổi tiếng
2. Thưởng thức những gì bạn đã chụp
3. Chuẩn bị tốt cho buổi chụp, đừng để máy ảnh hết pin khi bạn đang thiết lập chụp cảnh mặt trời mọc
4. Luôn mang theo áo ấm, đừng đợi đến lúc thực sự cần thiết
5. Hãy chú ý đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn khi chụp
6. Thiết lập mục tiêu bạn muốn đạt được
7. Liệt kê các thủ thuật chụp ảnh, đó cũng là một cách học hỏi
8. Không bao giờ đi chụp mà không đem theo chân máy
9. Hãy hài lòng với từng tiến bộ nhỏ
10. Xây dựng các mối quan hệ với những nhà nhiếp ảnh tài năng
11. Quan sát địa điểm bạn muốn chụp bằng trái tim mình, sau đó mới đến máy ảnh
12. Luôn giữ bình tĩnh
13. Cố gắng nhận biết nếu bạn có xu hướng đánh giá quá cao bản thân
14. Xoáy vào mục tiêu điểm nhìn
15. Cống hiến hết mình cho nhiếp ảnh, nhưng đừng hành hạ bản thân
16. Tham gia vào cộng đồng nhiếp ảnh
17. Giữ máy ảnh luôn sạch sẽ
18. Đừng so sánh bản thân với người khác trong cùng một bối cảnh
19. Tìm phong cách riêng của bạn trong nhiếp ảnh
20. Cố gắng tìm kiếm bố cục hơn là chụp nhiều ảnh
21. Học cách chấp nhận lời phê bình về những bức ảnh mà bạn chụp
22. Làm một cái gì đó khác lạ để phục hồi sự sáng tạo
23. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhiếp ảnh gia khác
24. Phê phán chân thành và tôn trọng
25. Tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn bè
26. Đừng bắt chước phong cách của nhiếp ảnh gia khác
27. Hãy thể hiện chính mình
28. Chú ý tỷ lệ vàng
29. Chụp ảnh với cảm xúc của bạn
30. Chụp chân dung chính bạn
31. Đọc nhiều sách về nhiếp ảnh
32. Để bức ảnh phong cảnh thêm sinh động, kết hợp một người nào đó vào bức ảnh (có thể là chính bạn)
33. Mỗi tình huống chụp đều khác nhau
34. Hãy chú ý đến bố cục
35. Luôn chụp ở định dạng RAW
36. Giữ bộ cảm biến sạch sẽ, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa ảnh
37. Khám phá những điều bạn nghĩ là đẹp
38. Cần có thời gian để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi
39. Các thiết bị tốt nhất là những gì bạn đang có
40. Không nên chụp ảnh tất cả mọi thứ
41. Thử phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh
42. Chú ý đến ánh sáng khác nhau chiếu rọi các khu vực khác nhau của khung cảnh
43. Di chuyển mắt tới điểm tương phản
44. Đám mây làm tăng bầu không khí cho cảnh quan
45. Tạo blog cá nhân trên mạng
46. Tiếp nhận lời khen và nói “cảm ơn”
47. “Đẹp” không phải là nhận xét hữu ích
48. “Tuyệt vời” cũng không phải là nhận xét hữu ích. Hãy thử mô tả cụ thể những gì bạn thích hoặc không thích về bức ảnh
49. Bạn không phải là máy ảnh
50. Để lại bình luận của bạn vào một bức ảnh để khơi gợi cuộc trò chuyện với các nhiếp ảnh gia
51. Thường xuyênánh giá kết quả bạn đạt được – càng chụp ảnh, bạn càng khám phá được tiềm năng của bản thân
52. Luôn xác định rõ tiêu điểm sẽ xuất hiện trong bức ảnh
53. Không có bức ảnh nào xấu
54. Mọi người nên bắt đầu từ từ
55. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh rất quan trọng
56. Để lại một bình luận hài hước nhưng đầy ý nghĩa
57. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn với bạn bè
58. Giới hạn nội dung của bức ảnh
59. Tham gia các cuộc thi ảnh
60. Hậu xử lý hình ảnh = Tối ưu hóa hình ảnh cho kết quả tốt nhất
61. Phơi sáng từng khu vực càng nhiều càng tốt
62. Thỉnh thoảng sử dụng HDR sẽ đem lại sự khác lạ
63. Luôn ghi nhớ điều gì đã đưa bạn đến nhiếp ảnh
64. Đừng chụp người mà họ không muốn được chụp
65. Luôn quan sát xung quanh , đôi khi bức ảnh sẽ tốt hơn nếu chụp từ phía sau
66. Yếu tố quyết định là chính bạn, không phải máy ảnh
67. Chấp nhận sai sót! Càng phạm nhiều lỗi, bạn càng tìm hiểu được nhiều!
68. Nếu bạn có một ý tưởng và ngay lập tức bạn nghĩ rằng: Điều này không hiệu quả – Hãy thực hiện ngay. Khi do dự – Hãy chụp ảnh.
69. Tìm hiểu và xem lại biểu đồ tần số trong khi chụp. Nó cung cấp thông tin rất quan trọng về bức ảnh mà bạn chụp.
70. Nắm rõ cách sử dụng máy ảnh nếu bạn không muốn lãng phí thời gian tìm kiếm nút menu khi chụp vào ban đêm
71. Chụp ảnh thường xuyên
72. Tin vào chính mình
73. Đừng sợ bẩn
74. Hãy chú ý đến chất lượng hình ảnh
75. Bức ảnh là bản đồ tâm hồn của chính bạn
76. Kiểm tra lại thiết lập ISO để phát hiện các thiết lập sai trên màn hình
77. Hãy cảm ơn những ý kiến đóng góp về hình ảnh mà bạn chụp
78. Đừng tin vào màn hình LCD. Nó thường sáng và sắc nét hơn bức ảnh gốc
79. Đảm bảo thẻ nhớ đủ dung lượng
80. Tận hưởng thời gian khi bạn không chụp ảnh
81. Đến địa điểm chụp trước ít nhất nửa giờ trước khi mặt trời mọc/lặn, sáng tác vội vàng sẽ không đem lại kết quả tốt
82. Rèn luyện nâng cao thể chất và tinh thần. Cố gắng chụp thêm một số bức ảnh khi bạn nghĩ rằng “đã đủ”
83. Hãy chú ý đến bố cục của bầu trời và chờ cho đến khi phù hợp với bố cục của tiền cảnh
84. Đến địa điểm chụp nhiều lần. Ánh sáng ở đó luôn luôn khác nhau
85. In ảnh với kích thước lớn. Bạn sẽ thích nó
86. Hiệu chỉnh màn hình máy tính. Làm việc với màn hình sẽ không chính xác, cũng giống như làm việc với một người mà bạn không tin tưởng
87. Đừng nghĩ về những gì người khác nói về ảnh của bạn. Nếu bạn thích nó, nó có giá trị xuất bản
88. Học hỏi từ những sai lầm và tiến lên phía trước, đừng lùi bước
89. Đấu tranh với sự lười biếng! Sự sáng tạo chỉ đến khi bạn làm việc đúng kỷ luật
90. Hãy tự hỏi: Bạn muốn thể hiện gì trong bức ảnh?
91. Luôn suy nghĩ tích cực, thu thập ý tưởng mới về những bức ảnh bạn chụp và tự hỏi: Tại sao không?
92. Tìm một người cố vấn
93. Nhiếp ảnh không bao giờ là sự lãng phí thời gian
94. Mỗi cộng đồng nhiếp ảnh đều có nhược điểm. Đừng để nó
ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn
95. Sẽ luôn có người không thích những gì bạn làm
96. Henri Cartier-Bresson đã đúng khi ông nói rằng ” Bức ảnh đầu tiên trong số 10.000 bức ảnh là bức xấu nhất.”
97. Máy ảnh tốt không đảm bảo hình ảnh tốt
98. Luôn nghĩ về bản in khi bạn hậu xử lý hình ảnh
99. Nhiếp ảnh thì công bằng: Bạn được công nhận với chất lượng hình ảnh mà bạn chụp. Trừ khi hình ảnh bị mất cắp, không có cách nào để làm giả.