20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 3)

20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 3)

20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 3)

Phần lớn những kỹ thuật này là dành cho nhiếp ảnh số (digital photography), tuy nhiên nó vẫn dựa trên nhiếp ảnh kinh điển. Kỹ thuật 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light.

Quan điểm nhiếp ảnh của tôi gồm có 3 phần: 

1. Thu nhập dữ liệu tốt (capturing good data): Phần này liên quan đến kỹ thuật chụp (ánh sáng, posing, bố cục, góc chụp, timing).

2. Biến dữ liệu thành thông tin (post-processing): Phần này liên quan đến kỹ thuật phòng tối. Những kỹ thuật cần thiết trong Photoshop để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, và độ tương phản. 

3. Trình bày thông tin: Phần này liên quan đến in ấn, online, framing, special effect…

 

KỸ THUẬT 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light.


Đây là 2 chủ đề mà người ta có thể viết thành 2 cuốn sách nên  chỉ xin mạn phép trình bày những điểm cơ bản nhất 

I. Basic Studio Lighting:


Studio Lighting là tái tạo lại (hay bắt chước) ánh sáng tự nhiên nên nguồn sáng chính LUÔN LUÔN được đặt ít nhất là ngang tầm mắt của chủ đề hay là cao hơn. (Bởi vậy mấy phim kinh dị hay chiếu đèn mấy con quỹ từ phía dưới lên 😆 ).

Có 4 loại đèn chính trong studio: Key light, fill light, background light  hair light.

Sự thay đổi trong sắp xếp của các nguồn sáng này tạo nên tính đa dạng của kỹ thuật studio lighting. Ví dụ như: Loop Lighting, Paramount Lighting, Rembrand Lighting, Profile Lighting, Split Lighting.

Không có một chỉ số nhất định về cường độ ánh sáng và camera setting vì nhũng thồng số này phụ thuộc vào diện tích của studio, ví trí đặt của đèn flash, loại đèn flash được dùng, và ngay cả màu sắc của background.
a. Key light: Là nguồn ánh sáng chính quyết định phần nào của chủ đề được "chiếu sáng" (illuminate). Đây là nguồn sáng chính quyết định sự khác nhau giữa các thể loại ánh sáng setting trong studio.


b. Fill light: Mục đích chính của Fill Light là làm nhẹ đi phần shadow tạo bởi Key Light. Vì vậy, Fill Light luôn luôn "nhẹ" hơn (less powerful) Key light, còn nhẹ hơn như thế nào quyết định cái "mood" của ảnh.

Tỉ lệ thông thường giữa Key và Fill là 3:1. Tỉ lệ càng lớn (4:1, 5:1, và ngay cả no fill light) thì nhìn kịch tính hơn (more dramatic). Những tỉ lệ này thuộc về nhóm "high contrast" (chênh lệch cao giữa highlight và shadow).

Tỉ lệ càng nhỏ thì nhìn "dịu" hơn (pleasing). Ví dụ như: 3:2.


c. Hair Light: Đúng theo tên gọi của nó, Ánh sáng này "illuminate" phần tóc của chủ đề. Đèn nay thường được đặt hơi chếch ra phía sau để ánh sáng không "lọt" vào mặt chủ đề và làm cho tóc nổi bật lên nền background.

d. Background Light: Là loại ánh sáng rọi thẳng vào trung tâm của background để tạo thành "Vignette effect" (trung tâm sáng trong khi 4 góc tối đi) nhằm mục đích hướng mắt người nhìn vào chủ đề.


e. Kicker: Ngoài 4 loại chính kể trên, kicker là loại ánh sáng mạnh tương đương Key Light và đặt đối lại Key Light đề làm nởi bật cái "contour" và "roundness" (tạm dịch là "Đường viền không gian 3 chiều own: ).

Tính đa dạng của Studio Lighting là do sự kết hợp của các loại ánh sáng trên. Ngoại trừ Key Light bắt buộc phải có, những nguồn sáng còn lại thì tùy theo sự sáng tạo và sở thích của người chụp có thể dùng hết hoặc dùng vài loại hoăc không dùng củng được (chụp với một nguồn sáng).


Phần trên nói về các loại đèn dùng trong studio: Key light (phải có), fill light, hair light, background light, kicker (optional), đôi khi reflector củng được dùng như key light.

 

II.Trong studio có 5 loại setting chính: Paramount, Loop, Rembrandt, Split, và Profile.


Để dễ hiểu cho bài viết, các bạn cứ tưởng tượng studio setting giống như cái mặt đồng hồ (xin đừng xài đồng hồ digital 😆 ). Chủ để được ngồi ở trung tâm đồng hồ, camera được đặt ở vị trí 6 giờ, và tùy theo thể loại ánh sáng được dùng mà các đèn được thay đổi cho phù hợp.

1. Paramount Lighting: Ánh sáng này tái tạo ánh sáng gần giữa trưa khi mà mặt trời gần như trên đỉnh đầu. Key light được đặt ngay trên đầu và chính diện với chủ đề. Ánh sáng này làm nổi bật phần mặt (frontal) của chủ đề và "de- emphasize" phần hông (sides) của đầu. Vì key light được đặt đối diện và phía trên của chủ đề nên ánh sáng này tạo nên 2 cái shadows trên hốc mắt và một cái shadow ngay dưới mũi (đôi khi nó tạo nên dạng hình con bướm nên Paramount Lighting còn được gọi là Butterfly Lighting). Để làm giảm nhẹ những cái shadows này, fill light (hay reflector) được đặt ngay dưới Key Light (trường hợp duy nhất mà 2 loại đèn này được đặt cùng phía và theo hàng dọc trên dưới).

Ảnh trên, chủ đề nhìn thẳng vào ống kính, tuy nhiên hướng ngồi quay về phía ví trí 8 giờ . Key light được đặt ở vị trí 8 giờ ngay phía trên đầu, reflector được đặt ngay phía dưới Key light. Vì mắt chủ đề không sâu nên ta không thấy cái shadow trên hốc mắt rõ lắm, tuy nhiên ta vẫn thấy shadow ngay dưới mũi. Loại ánh sáng này thích hợp cho nữ (vì mắt nam thường sâu hơn mắt nữ).


2. Loop Lighting: Loại setting này hơi khác với Paramount ở chỗ là Key light vẫn để ở trên cao nhưng hơi thấp xuống để làm mất đi cái shadow trên hốc mắt, và chếch về một bên để tạo nên cái shadow hình "loop" trên má của chủ đề. Ánh sáng này thích hợp để làm "ốm" đi (slim) mặt của chủ đề.


3. Rembrandt Lighting: Hay còn được gọi là 45-degree lighting. Đặc điểm của ánh sáng này là nó tạo nên một cái tam giác nhỏ trên má của chủ đề (ở bên phía ngược lại của Key light). Ánh sáng này bắt nguồn từ họa sĩ Rembrandt người Hà lan, ông ta thích vẽ chủ đề đứng cạnh cửa sổ. Ánh sáng này thường được coi là cổ điển, kịch tính (classic, dramatic look), thích hợp cho nam. 
Để tạo được tác dụng Rembrandt Lighting, Key light được đặt thấp xuống nữa gần như ngang tầm mắt của chủ đề (để tránh tác dụng loop-shadow) và gần như là tạo một góc 45 độ đối với chủ đề.

Ảnh trên ta có thể thấy dạng hình tam giác trên má trái của chủ đề (Key light được đặt ở vị trí khoãng giữa 7 và 8 giờ, và thấp ngang tầm mắt của chủ đề).


4. Split Lighting: Loại ánh sáng này chỉ "chiếu" (illuminate) đúng nữa mặt của chủ đề, nữa còn lại hoàn toàn trong vùng tối. Ánh sáng này dùng để làm "ốm" đi (slim) những người có khổ mặt hay mũi "rộng". Ánh sáng này ít được dùng trong nhiếp ảnh thương mại (commercial photography). Nếu dùng thì tỉ lệ Key và Fill thường là 3:2.

Ảnh trên Key light được đặt ở vị trí 9 giờ, tỉ lệ Key:Fill là 3:1 (hic, it's not commercial photography. Ảnh này "free" chứ không bán được).


5. Profile Lighting: Loại ánh sáng này thì hướng nhìn của chủ đề và camera tạo nên một góc 90 độ. Key light được đặt hơi chếch ra phía sau chủ đề để làm nổi bật đường viền trên sống mũi. Fill light (optional) được đặt đối diện với Key để làm nhẹ đi phần shadow. Loại ánh sáng này ít được dùng vì nó giới hạn về mặt hình thức (chủ đề bị bó buộc về hướng nhìn và "posing").

[

Ảnh trên, camera ở vị trí 6 giờ, chủ đề nhìn về hướng 3 giờ (tạo nên góc 90 độ với góc chụp), Key light ở vị trí khoãng giữa 1 và 2 giờ.ách xử dụng và set đèn flash trong studio (bài viết này lấy đèn Excalibur 3200 làm ví dụ)

Một đèn flash dùng trong studio thường có những nút (buttons, slider) cơ bản sau (xem ảnh dưới):

Phía sau:

Phía trước:

Cái slider trên cùng "control" lượng ánh sáng đánh ra từ "flash ring", bạn có thể set từ 1/8 đến F (full power). Đây là nguồn sáng thực quyết định lượng ánh sáng mà mình muốn "đánh" (illuminate) lên chủ đề.

Cái slider ngay kế phía dưới "control" lượng ánh sáng đánh ra từ "modeling light", bạn củng có thể set từ 1/8 đến "full power". Thực chất đây chỉ là bóng đèn vàng (light bulb), nên không mạnh lắm so với "flash ring" nên dù có set full power củng không "át" (over-power) được "flash ring". Mục đích của modeling light là cho ta "coi thử" (preview) ánh sáng sẽ "đánh" vào chỗ nào một khi ta bấm máy chụp.

Ngay vùng trung tâm, ta có nút "slave". Khi nút này "on" thì phần "sensor" hoạt động làm cho đèn "fire" khi có nguồn sáng "kích thích" nó. Mục đích để làm cho đèn "work" như là "fill light".

Kế bên là nút "sound". Sau khi flash "fire", thì nó cần thời gian để nạp điện lại, khi nó "ready" thì nó sẽ phát ra tiếng "bíp" (nếu ta để nó "on") báo cho ta biết là đèn có đủ power cho shot kế tiếp.

Nút "M.L." là nút "công tắc" của đèn "modeling light".

Nút Power là nút "công tắc" của flash ring.

Lỗ cắm "sync" là nơi cắm dây để nối flash với camera (trường hợp flash đóng vai trò Key light nguồn sáng chính).

 

Hai ảnh trên cho thấy, nguồn sáng được hướng hội tụ lại vùng trung tâm của cái dù bởi một cái phểu, rồi lại được phản ngược trở lại về phía ta muốn chụp.Sau khi nắm được các loại ánh sáng cơ bản thường dùng trong studio và cách xử dụng đèn flash, vấn đề kế tiếp là đo sáng và chỉnh các setting trên camera (tốc độ, khẩu độ, ISO…) để có được một exposure như ý.

Nếu có thể được thì bạn có thể dùng light metering để quyết định một exposure lý tưởng. Tuy nhiên, nếu biết "set up" ta vẫn có thể chụp được một tấm ảnh đủ sáng mà không cần dùng light-metering (well, this tip can save you 200 dollars from buying that device 😆 ). 

Có 2 loại yếu tố ảnh hưởng đến một tấm ảnh đúng sáng là: 

a. Những yếu tố liên quan đến studio setting (độ mạnh của đèn flash, ví trí đặt của đèn, diện tích studio, tone của background).

b. Những yếu tố setting trên máy ảnh (khẩu độ, tốc độ, ISO)

Hai loại yếu tố này ảnh hưởng qua lại và trực tiếp tới nhau. Vì ta không dùng light-metering nên ta sẽ giữ những thông số trên camera cố định (nhóm yếu tố 2) và điều chỉnh flashes (nhóm yếu tố 1) sao cho có được một exposure lý tưởng.

III.Những setting lý tưởng trên camera trong studio:


* ISO: Vì ta hoàn toàn làm chủ ánh sáng nên để tránh ảnh bị noise, luôn luôn set ở 100.

* Khẩu độ: Trong studio, thì background không còn là "problem", vì background thường là một màu trơn, kết hợp với background light (để tạo vignette effect) nên ta không phải lo lắng nhiều về những cái lỉnh kỉnh làm phân tâm người nhìn khi chụp tại "location". Vì thế, set khẩu độ nhỏ để ảnh có độ nét cao và "chiều sâu ảnh trường" (DOF) rộng.

* Tốc độ: Set tốc độ cao để tránh ảnh bị nhòe do rung tay.

Nhóm thông số sau được dùng để minh họa cho kỹ thuật set up ánh sáng này ISO:100, tốc độ: 1/125s, khẩu độ: f/8

Sau khi set những thông số này cố định trên camera, bước kế tiếp là set lượng ánh sáng đánh ra từ key light (ta không phải lo lắng về fill light vì khi key light mà đúng thì fill light phải đúng).

Vì có nhiều loại đèn flash khác nhau (với công suất khác nhau) nên ví dụ sau chỉ có tính cách tượng trưng.

Đầu tiên set key light "đánh" 3/4 công suất của đèn. 

Test Shot: Chụp thử một tấm, trên camera, bật histogram lên (xin coi tip 1 về cách đọc histogram). Nếu ảnh dư sáng thì ta có những cách điều chỉnh sau: giảm công suất đèn xuống, hoặc di chuyển key light xa ra, hoặc tăng tốc độ trên máy, hoặc đóng khẩu độ nhỏ lại.

Nếu ảnh thiếu sáng thì (bạn có thể đoán): tăng công suất đèn lên, hoặc di chuyển flash gần lại, hoặc giãm tốc độ trên máy (nhưng đừng giãm dưới 1/60s), hoặc mở khẩu độ lớn lên (nhưng đừng lớn hơn f/5.6).

Tới đây, hi vọng bạn đã có khái niệm về cách thực hiện một "test shot". Nói chung là cần phải linh động quyết định cần phải hiệu chỉnh những setting của "nhóm yếu tố 1" (flash), hoặc "nhóm yếu tố 2" (camera).Sau khi key light đã set được như ý rồi (ví dụ như 3/4 công suất của đèn) thì vấn đề còn lại là fill light, background light, hair light (những đèn này có tính cách "optional").

Tùy theo ý thích mà ta chọn tỉ lệ thích ứng giữa key light và fill light. Tỉ lệ 1:3 là thông dụng nhất. Vậy nếu key light là 3/4 thì fill light sẽ là 1/3 của 3/4 (bác nào có calculator thì tính giùm đi 😆 , nói vậy thôi, chứ ước lượng là được rồi)

Những tỉ lệ 1:4, 1:5, thì sẽ cho ảnh có độ tương phản cao, nên nhìn kịch tính (dramatic). Thích hợp cho phái nam.

Tỉ lệ 1:2 thì sẽ cho độ tương phản thấp nên nhìn "pleasing" hơn. Thích hợp cho phái nữ.

Nếu hair light và background light được dùng thì công suất của đèn chỉ nên set 1/2 của key light (1/2 của 3/4 là bao nhiêu hở các bác? )

Lưu ý quan trọng: Khi chụp trong studio nên tắt hết các đèn, chỉ để modeling light của key light thôi, và để đủ sáng để có thể thấy vùng highlight và shadow. Ánh sáng của model light (ánh sáng preview) phải đủ sáng để ta có thể lấy nét (lấy nét ở mắt).Kỹ thuật chụp Artificial Light: Artificial light là những loại đèn như neon, tungsten, spotlight… Những loại đèn này được xếp vào nhóm "low light". Thật vậy cho dù là bạn đến Las Vegas hay New York là những nơi có ánh sáng rực rỡ về đêm, nhưng ánh sáng của city light không thể so sáng với ánh sáng mặt trời được. Tùy theo yêu cầu mà ta cần biết những điểm cơ bản sau khi "đối phó" với loại ánh sáng này.

Trường hợp background không cần thiết: Ví dụ như bạn chụp một sự kiện mà sự kiện đó đặc biệt quan trọng hơn cả background nhiều thì chọn lấy "giải pháp an toàn" là chụp ở tốc độ mà đèn cho phép. Làm như vậy thì chủ đề sẽ thấy rõ và đủ sáng trong khi background hoàn toàn chìm trong bóng tối.

Trường hợp không thể dùng flash được thì tăng ISO, nếu vẫn thiếu sáng mở lớn khẩu độ hơn, hoặc chụp tốc độ chậm lại (nếu bạn chụp dưới 1/60s thì nên dùng monopod)

Ảnh sau, mặc dù ISO được set ở 1600 mà vẫn không đủ sáng nên tốc độ được set ở 1/45s, máy được "tì" trên bàn cho vững.

Trường hợp chụp kết hợp với Flash: Đây là trường hợp NÊN dùng nhất vì:

-Ta vừa thấy được chủ đề và vừa thu được background. Ví dụ như thân chủ của bạn bỏ ra cả ngàn để tổ chức đám cưới ở khách sạn sang trọng nhất mà nếu chụp theo tốc độ đèn flash, khi lên ảnh chỉ thấy cô dâu chú rể dancing còn thì đèn màu, khách khứa chìm trong màn đêm hết own: . Hoặc như bạn du lịch tới thành phố lớn như New York rực rỡ về đêm, bạn chụp một tấm chân dung với background là Times Square, nhưng lên ảnh thì giống như chụp trong "parking lot" thì buồn lắm.

-Phương pháp này ảnh không bị "noise" (do set ISO cao) và không bị "heavy color cast" (xem ảnh trên, khuôn mặt cậu bé bị tối và vàng do ánh đèn light-bulb).

Nguyên tắc chung của kỹ thuật chụp "low light" kết hợp với đèn Flash:

-Để máy theo chế độ TV (Tốc độ ưu tiên) và fill nhẹ với Flash. Có 2 vấn đề cần lưu ý khi dùng phương pháp này: Bạn muốn lấy bao nhiêu background và chủ đề đứng ở đâu trước ống kính.

Trong khoãng 1/15s tới 1/50s là khoãng thời gian đủ lâu để thu được "artificial light" của background vào trong ống kính. Nếu bạn muốn thu "nhiều background" thì set 1/15s. Nếu "ít background" thì set 1/50s. (Linh động xử dụng trong khoãng tốc độ này).
Trong khoãng tốc độ này thì nguy cơ máy bị rung rất cao. Tuy nhiên, vì đó chỉ là background nên hơi rung hay mờ tí củng không sao, và nếu bạn chịu khó tập tạ thì khoãng này nếu chụp quen có thể vẫn rõ được 😆
Còn nếu như bạn chụp ở tốc độ 1s (hay dưới) thì nên dùng monopod.

Vì ta set máy ở TV (chế độ auto) nên máy sẽ quyết định lượng ánh sáng trắng của đèn Flash tới chủ đề.

Sau khi bấm máy, thì Flash sẽ "đánh" trước. Sau khi "đánh rồi" ống kính vẫn mở để có đủ thời gian thu "ánh sáng tối" của background. Lúc này chủ đề nằm trong vùng tối nên nếu chủ đề nhúc nhích thì khi lên ảnh (tùy theo chủ đề đứng ở vị trí sáng tối cỡ nào) ta sẽ thấy ở phần "rìa" hơi blur. Nếu chủ đề đứng dưới ánh đèn vàng thì khi lên ảnh ta sẽ thấy ảnh sáng vàng "trộn" với ánh sáng trắng của đèn Flash. Vì vậy cần phải "ngóc" đèn Flash lên (ít nhất là 45 độ) để hạn chế lượng ánh sáng trắng lại, tránh không để chủ đề bị "over-lighting" (Ánh sáng trắng + ánh sáng tại hiện trường làm chủ đề bị dư sáng).

Nói chung phương pháp này, flash được dùng để làm chủ đề sáng, còn tốc độ chậm nhằm thu được ánh sáng tối của background.

Ảnh sau được chụp với tốc độ 1/25s, (vì background không xa lắm) bạn vẫn có thể thấy ánh sáng trắng của flash dội (bounce flash) từ trần nhà ám lên chú rể và cô dâu, đồng thời vẫn giữ nguyên ánh sáng của hiện trường nơi background.

Ảnh sau được chụp với tốc độ 1/4s, ta có thể thấy ánh sáng trắng của flash và viền màu chung quanh chủ đề (viền này thu vào máy SAU KHI flash đã đánh), vì background quá xa nên cần chụp tốc độ chậm này (chiếc xe hơi bên trái bị blur vì tốc độ chậm).

 

Visited 723 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...