10 điều rất quan trọng cần lưu ý trong nhiếp ảnh chân dung

10 điều rất quan trọng cần lưu ý trong nhiếp ảnh chân dung | Có rất nhiều điều cần làm để tạo nên được 1 bức ảnh chân dung và điều này thực sự là không dễ. Bạn phải chú ý đến những vấn đề về kỹ thuật như độ phơi sáng và điểm lấy nét, cũng như các vấn đề ngoài kỹ thuật như việc bố cục và cách chụp những đối tượng di động. Sẽ hơi khó khăn cho những bạn lần đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh chân dung vì thế bài viết này sẽ chia ra nhiều phần để bạn tham khảo từng cái một, sau khi thành thục hãy kết hợp tất cả những yếu tố này lại, bạn sẽ có những tấm ảnh chân dung tuyệt vời.

Sau đây là 10 yếu tố rất quan trọng bạn cần lưu ý:
1. Họa tiết ánh sáng
2. Tỷ lệ chiếu sáng
3. Chất lượng ánh sáng
4. Lựa chọn ống kính
5. Nền của bức ảnh
6. Độ phơi sáng/đo sáng
7. Độ nét
8. Tạo dáng đối tượng
9. Góc máy
10. Biểu đạt của bức ảnh

I. Vấn đề kỹ thuật
1 Họa tiết ánh sáng

Ở đây là cách mà ánh sáng phủ lên khuôn mặt của mẫu. Cách bạn thiết lập ánh sáng sẽ quyết định sắc thái của bức ảnh và độ nổi bật của đối tượng. Họa tiết ánh sáng là một phần tối quan trọng để có một bức ảnh ưng ý. Có 4 loại họa tiết và 2 phong cách chính là:

* Ánh sáng phân kỳ
* Ánh sáng lặp
* Ánh sáng theo phong cách Rembrandt
* Ánh sáng hình cánh bướm
* Ánh sáng ngắn
* Ánh sáng tỏa

2 Tỷ lệ ánh sáng

Trong nhiếp ảnh, tỷ lệ ánh sáng dùng để so sánh mảng tối và sáng trên khuôn mặt mẫu, cũng như so sánh sự chênh lệch ánh sáng từ phần bóng đổ đến phần có nhiều ánh sáng nhất là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng lớn, độ tương phản của bức hình càng cao và sắc thái của bức ảnh sẽ càng được biểu đạt tốt hơn. Ngược lại, tỷ lệ ánh sáng càng ít thì tương phản sẽ càng thấp và bức ảnh sẽ cho cảm giác nhẹ nhàng, tươi sáng hơn.

Lấy ví dụ ở ảnh bên cạnh nhé. Tấm ngoài cùng bên trái có tỷ lệ ánh sáng rất cao, khoảng 16:1, tấm ở giữa có tỷ lệ khoảng 4:1, còn tấm còn lại có tỷ lệ 1:1. Điểm khác nhau duy nhất giữa các tấm là cách đặt tấm phản quang. Sắc thái của bức ảnh thay đổi khi độ tương phản được điều chỉnh.

I. Vấn đề kỹ thuật
3 Chất lượng ánh sáng

Có một khía cạnh nữa về ánh sáng là bạn cần lựa chọn liệu mình cần sử dụng ánh sáng mạnh hay dịu nhẹ.

Ánh sáng mạnh được sinh ra từ những nguồn sáng tỏa hẹp, có đặc tính là độ tương phản cao, làm nổi bật hình khối của mẫu, tăng độ biểu cảm, bóng đổ cũng được thể hiện rõ rệt và nổi bật. Có thể kể ra một vài nguồn sáng mạnh như:
• Mặt trời
• Bóng đèn sợi đốt
• Đèn flash tích hợp trên máy ảnh

Ánh sáng dịu được sinh ra từ những nguồn sáng tỏa rộng, có đặc tính là độ tương phản thấp, ít chi tiết hình khối hơn và tạo độ hài hòa hơn cho bức chân dung. Có thể kể ra một vài ví dụ như:
• Bầu trời vào ngày nhiều mây
• Hộp tản sáng trong studio
• Ô hắt sáng cỡ lớn (42 inch hoặc 52 inch)
• Đèn flash đánh hắt lên trần hoặc tường

Cùng với tỷ lệ ánh sáng, chất lượng của nguồn sáng sẽ đem lại hiệu ứng rất lớn đến độ biểu đạt của bức ảnh chân dung. Bạn có thể chọn ánh sáng dịu để tạo độ hài hòa của bức ảnh và chọn ánh sáng mạnh để làm nổi bật chủ thể trên nền bức ảnh, khiến bức ảnh thêm biểu cảm và kịch tính.

 

#4 Sử dụng ống kính

Việc lựa chọn ống kính cũng là một điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng không chỉ đến mẫu mà còn đến cả khung cảnh nữa.

Sử dụng ống kính góc rộng sẽ làm ảnh hơi cong và làm khuôn mặt của mẫu trông bất thường, hơi bị dãn ra nhưng nó sẽ cho ta thấy được khung cảnh trải rộng phía sau mẫu.
Trong một số trường hợp như ảnh chân dung hài hước, ảnh trẻ em hoặc ảnh chân dung cho một bài báo cần có một cái nhìn bao quát thì bạn có thể sử dụng ống kính loại này.

Với những ống kính tiêu cự xa thì thu hẹp góc nhìn hơn – nó làm được hai việc. Thứ nhất, nó làm cho bức ảnh khá hài hòa, khuôn mặt của mẫu sẽ không bị biến dạng. Thứ hai là làm đơn giản được khung cảnh phía sau bằng việc làm mờ nó đi và tập trung điểm nét vào mẫu. Khi đó, ta sẽ có được một nền ảnh rất mềm mại và làm nổi bật mẫu lên.

 

Nguồn facebook.com/vietnam.go.shooting

Tác giả: Darlene Hildebrandt
Nguồn: Digital Photography School

Visited 1,882 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...