Kỹ thuật chụp ảnh sao băng

Kỹ thuật chụp ảnh sao băng

Kỹ thuật chụp ảnh sao băng

Mưa sao băng sẽ có rất nhiều bạn muốn chụp lại được khoảnh khắc sao băng xuất hiện. Còn gì thú vị hơn khi bắt được khoảnh khắc một vệt sao băng sáng rực trên bầu trời đêm và có thể chia sẻ với bạn bè về khoảnh khắc ấy. Tuy nhiên, chụp sao băng cũng không phải là dễ, bạn phải biết khoảng thời gian nào sao băng hay xuất hiện (thường là vào những ngày có mưa sao băng), địa điểm phù hợp, có thiết bị phù hợp và thêm một ít kiên nhẫn. Nào, chúng ta cùng bắt đầu kiểm tra xem cần chuẩn bị những gì để chụp sao băng nhé.

1. Thời điểm phù hợp:

Thời điểm dễ cho bạn bắt gặp sao băng nhất là vào những ngày cực điểm của mưa sao băng, gần thời điểm này nhất là mưa sao băng leonids vào ngày 14/12/2011, thời gian cực điểm dự kiến khoảng 20h tối, tuy nhiên, sau nửa đêm, khi chòm Geminids lên cao thì xem sẽ thuận lợi hơn. Đa số các trận mưa sao băng nếu muốn quan sát và chụp phải thức khuya sau nửa đêm.

Hằng năm ở VN xem cũng được khoảng 3 trận mưa sao băng, tùy tình hình, có thể tham khảo lịch mưa sao băng hằng năm.

2. Địa điểm phù hợp

Chụp ảnh quang cảnh bầu trời đêm thì bắt buộc phải phơi sáng lâu nên việc địa điểm bạn chụp ảnh rất quan trọng. Địa điểm lý tưởng là nơi có tầm quan sát tốt (không bị nhà, cây hoặc có vật cản làm giảm tầm nhìn), tối, không bị ô nhiễm ánh sáng và đương nhiên là phải thời tiết tốt (không mưa, mây, có đèn sáng).

3. Thiết bị phù hợp:

Ở đây mình đề cập sử dụng thiết bị là máy ảnh có thể chỉnh tốc độ chụp "T" hoặc "B". Có một số bạn có máy ảnh có thể chỉnh thời gian phơi sáng tối đa 1phút (loại dùng phần mềm crack), hoặc chủ yếu là 30s (với sony) hay 15s đối với các loại máy ảnh PnS khác vẫn có thế chụp nhưng đừng thất vọng quá nếu bạn bỏ lỡ không chụp được tấm nào, hên xui thôi.

[​IMG]
một máy ảnh có thể chụp tốc độ "B"

Chuyển sang chế độ chỉnh tay M, tự set khẩu độ và tốc độ, tốc độ chuyển sang "B". Việc lấy nét phải lấy nét M do các sao khá tối và nhỏ nên lấy nét tự động hầu như không được. 

Ống kính sử dụng là ống kính wide, góc nhìn càng rộng càng tốt. Bạn càng bao quát được bầu trời càng nhiều thì xác suất bắt được sao băng càng cao, ống fisheye 180 độ thì càng tuyệt, tuy nhiên, cũng tùy vào cảm nhận của từng người (mình chưa chụp ống fisheye bao giờ nhưng đang cố gắng tậu một em về để chụp dải ngân hà và sao băng thử).

Có thể, bạn phải nhờ đến dây bấm mềm hoặc remote để hỗ trợ trong việc chụp hoặc nếu không thì phải có máy tính kết nối với máy ảnh để chụp.

[​IMG]
dây bấm mềm

Bạn cần một chân đế để máy có thể đứng yên trong lúc chụp. Nói về chân đế, có thể sử dụng chân đế máy ảnh bình thường hoặc chân đế có motor nhật động. Do thời gian phơi sáng lâu, với ống kính wide, khoảng 20s là sao đã bị chạy rồi, để 1 phút thì hơi chạy thành vệt nhưng nếu để hình nhỏ thì vẫn có thể chấp nhận được, tuy nhiên, nếu bạn pro hơn hoặc muốn bức ảnh thật tự nhiên với hình ảnh các ngôi sao không bị kéo thành vệt mà muốn phơi sáng lâu khoảng 1 vài phút thì chân đế motor là cần thiết.

[​IMG]
chân đế máy ảnh bình thường

[​IMG]
Hình ảnh sao băng chụp với chân đế bình thường, sao chạy thành vệt khi phơi sáng lâu

[​IMG]
Chân đế có thể gắn motor, dạng EQ

[​IMG]
Hình ảnh chân đế có motor do bạn Dũng trong CLB HAAC tự chế (chân đế dạng EQ – Chân đế tọa độ chân trời)

Bạn có thể cần áo ấm, lều, chiếu du lịch, kem chống muỗi để có thể chịu đựng sương lạnh khi ngồi chụp ảnh

Nào, chúng ta bắt tay vào việc chụp ảnh nhé.
– Gắn máy ảnh vào tripod
– Gắn dây bấm mềm
– Xoay ống kính wide lên vùng trời hướng đông và thiên đỉnh, lấy nét cho các sao rõ 

Về dụng cụ và cách set thông số (dựa vào kinh nghiệm mấy lần rình chụp sao băng):

– Luna làm là mở hết khẩu, sử dụng ống kính wide, càng wide càng tốt, ISO càng cao càng tốt. Tất nhiên, vấn đề ISO mới là vấn đề đáng để bàn cãi. ISO cao thì đương nhiên ảnh bị nhiễu, càng cao càng nhiễu. Thế nên, bạn nên cân nhắc. Nếu như gặp fireball thì chắc ISO 800 cũng là ngon ăn rồi nhưng mà có lẽ bạn phải trả giá cho cả đêm vì fireball rất hiếm xuất hiện, mà có xuất hiện thì có ở trường ống kính của mình hay ko lại là vấn đề khác. Lần trước luna chụp, sao băng thường nhỏ và không sáng lắm (đặc trưng của mưa sao băng geminids), có một số sao băng sáng thì nó lại không vào trường ống kính của mình. Thế nên luna mạo hiểm sử dụng ISO 1600 và chất lượng ảnh vẫn có thể chấp nhận được. Thật may mắn là quyết định tăng ISO của luna là hoàn toàn đúng, 1 vệt sao băng đã bắt kịp (trong hình sao băng khá mờ và ngắn nhưng thực tế ngay vùng luna chụp có nhiều sao băng xẹt qua nhưng chỉ có mỗi tấm đấy bắt được nghĩa là sao băng đấy cũng thuộc dạng tương đối sáng). Thời gian phơi sáng luna set là 30s, các bạn có thể set 15s hay 1 phút, 2 phút tùy vào điều kiện nơi quan sát và bầu trời tuy nhiên luna không khuyến khích set thời gian phơi sáng quá 1 phút. Phơi sáng lâu, bầu trời sẽ sáng hơn dẫn đến việc nó có thể át đi ánh sáng sao băng mờ ở trong hình và kết quả là những ngôi sao lung linh nhưng chả có sao băng nào.

luna nói thêm 1 tí với các máy PnS: với một số máy có thể phơi sáng đến 20-30s thì bạn có thể set sẵn thông số phơi sáng với thời gian lâu nhất có thể và chụp liên tục (có chương trình hỗ trợ chụp liên tục nhiều tấm phơi sáng lâu). Bạn nên cân nhắc giữa việc tăng iso để bắt được ảnh sao băng và nhiễu của hình khi để iso cao, chỉnh theo cách bạn thấy phù hợp nhất (các máy PnS nhiễu rất nhiều)

Tuy nhiên, chụp ảnh thiên văn, cụ thể là ảnh sao băng thì các bạn cần chuẩn bị tinh thần kiên nhẫn. Bạn cần phải biết là có thể bạn thấy rất nhiều sao băng nhưng có thể bạn sẽ chẳng có được 1 tấm nào cho ra hồn. Rất rất nhiều người lỡ việc chụp được sao băng nên nếu bạn không may mắn lần này thì đừng quá thất vọng, chờ đến dịp khác thử lại. Năm ngoái, Luna sau lần Leonids thất vọng quá nên mới quyết tâm lên Bảo Lộc chụp geminids và dù đã chuẩn bị trước nhưng vẫn không tránh khỏi việc chán nản và thất vọng kèm theo sự hoang man không biết mình đã làm sai ở điểm nào. Đến sáng hôm sau mới kiểm tra lại mớ hình và gần như hét lên khi thấy 1 tấm có dính vệt sao băng nhưng mà do nó mờ quá nên cũng hơi thắc mắc. Sau đấy, về lại tp và dạo quanh xem tình hình các bạn thế giới chụp như thế nào và luna biết mình đã làm đúng, chỉ có điều ko may mắn lắm khi không chụp được sao băng lớn

Trên đây chỉ là một số điểm mà mình nghĩ cần thiết đối với việc chụp ảnh sao băng, tuy nhiên, đây mình cũng chỉ mới chụp ảnh sao băng vài lần và chỉ có 1 – 2 lần thành công nên có gì sơ suất mong các bạn thông cảm, các bạn có kinh nghiệm chụp ảnh sao băng có gì chia sẻ thêm nhé.

 


Visited 547 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...