10 điểm máy ảnh du lịch “ăn đứt” điện thoại chụp ảnh

10 điểm máy ảnh du lịch “ăn đứt” điện thoại chụp ảnh

10 điểm máy ảnh du lịch “ăn đứt” điện thoại chụp ảnh

Việc rời nhà hàng ngày cùng điện thoại di động không đồng nghĩa với việc máy ảnh du lịch (point-and-shoots) đã chết. Trong số những máy ảnh được đánh giá cao nhất về tính hiệu quả và năng động, có rất nhiều là máy ảnh thuộc phân khúc này. Bạn có được rất nhiều lợi thế khi lựa chọn máy ảnh du lịch thay vì dùng điện thoại trang bị máy ảnh: ống kính tốt hơn, điều khiển tốt hơn, quay phim slow-motion, chụp ảnh liên tiếp hay xử lí hình ảnh ngay “tại trận”. Về cơ bản, nếu bạn nghĩ chế độ khung cảnh và chất lượng hình ảnh là tất cả những gì một máy ảnh du lịch mang lại, có lẽ đã tới lúc thay đổi quan điểm này


1. Zoom quang

Canon_PowerShot_SX260_HS_8071_620x465.jpg
Với nhiều người, zoom quang là tính năng khiếm khuyết lớn nhất trên smartphone. Ngoài vài ngoại lệ, phần lớn tùy chọn trên điện thoại di động chỉ là zoom số, làm hỏng ảnh rất cao. Một ống kính zoom tốt tất nhiên sẽ giúp mang những chủ thể ở xa lại gần hơn, và còn liên quan tới nhiều thứ khác như thay đổi tỉ lệ kích cỡ chủ thể hoặc thu hẹp khoảng cách giữa các chủ thể với nhau, hoặc trong trường hợp ảnh trên, tạo ra phông nền mờ ảo mà không cần tới máy ảnh ống rời chuyên nghiệp hay phần mềm nào.

2. Macro

Nikon_Coolpix_S8200_macro_620x465.jpg
Ngay cả những mẫu máy ảnh hơn 2 triệu đồng cũng có thể chụp các bức ảnh macro tốt hơn smartphone. Nhiều mẫu máy có thể lấy nét chủ thể trong khoảng cách chưa tới 1 inch (2,54cm), dựa vào chất lượng của các tấm ảnh độ phân giải cao, bạn còn có thể phóng to và ngắm nhìn các chi tiết sắc nét. Ngoài ra, với cảm biến lớn hơn một chút, bạn thực sự tạo ra độ sâu trường ảnh đẹp mắt.

3. Hiệu suất chụp ảnh

Canon_PowerShot_ELPH_520_HS_shooting_perf_1.jpg
Bất cứ ai muốn chụp một đứa trẻ hay thú cưng hiếu động với smartphone đều biết việc này khó khăn tới mức nào. Ngay cả khi bạn nghĩ đã chụp được, bức ảnh cuối nhiều khả năng vẫn bị nhiễu, mờ, rung. Các nhà sản xuất máy ảnh cải thiện mọi khía cạnh của khả năng chụp ảnh như thời gian khởi động, độ trễ khi chụp, thời gian chụp liên tiếp. Ngoài ra, người dùng còn có thể giữ nút bấm chụp ảnh để lấy nét theo đúng ý muốn trước khi chụp.

4. Chụp liên tiếp

34547260_Sony_Cyber-shot_DSC-HX9V_burst_620x414.jpg
Một trong những ứng dụng máy ảnh Android được ưa thích là Fast Burst Camera, cho phép chụp tới 30 khung hình/giây. Tuy nhiên, ứng dụng cho bức ảnh độ phân giải rất kém, trong khi máy ảnh như Sony Cyber-shot DSC-HX9V chụp 10 khung hình/giây ở độ phân giải đầy đủ 16MP. Panasonic Lumix DMC-ZS20 còn tốt hơn, chụp tới 60 khung hình/giây ở độ phân giải không đầy đủ; 10 khung hình/giây ở độ phân giải đầy đủ và 5 khung hình/giây với chế độ lấy nét tự động.

5. Pin

battery.jpg
Nếu chỉ chụp một vài tấm ảnh hay quan đoạn phim ngắn 30 giây, pin điện thoại chắc chắn không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu thời gian kéo dài cả một sự kiện, một ngày, máy ảnh trên điện thoại sẽ làm hao pin khủng khiếp.

6. Lưu trữ

cards_12.jpg
Ứng dụng, âm nhạc, phim ảnh, tất cả đều ngốn bộ nhớ lưu trữ trên điện thoại di động. Cũng như dung lượng pin, bộ nhớ là một trong những thứ mọi người thường không để ý khi chụp ảnh hay quay phim bằng điện thoại. Tuy nhiên, nếu smartphone trở thành máy ảnh duy nhất, bộ nhớ trở thành điều đáng bạn. Với máy ảnh, bạn có thể chụp nhiều như ý muốn mà không phải lo ngại tới hết bộ nhớ. Còn với những người muốn tải ảnh ngay lập tức từ máy, Eye-Fi Mobile X2 cho phép tải ảnh trực tiếp từ máy ảnh sang thiết bị iOS hay Android.

7. Chống rung hình ảnh quang học/ trên ống kính

Canon_PowerShot_SX260_HS_35137864_10_620x465.jpg
Smartphone chỉ có chế độ chống rung kĩ thuật số, cũng như zoom kĩ thuật số, sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh. Trừ các dòng máy giá rẻ, máy ảnh sẽ có hệ thống chống rung quang học hoặc ống kính có tính năng chống rung mà không làm ảnh hưởng tới hình ảnh và hiệu quả hơn nhiều.

8. Bộ lọc và hiệu ứng chất lượng cao

Canon_PowerShot_ELPH_110_HS_7101_minature_effect.jpg
Canon_PowerShot_Elph_310_HS_color_accent.jpg
Theo xu hướng bùng nổ các loại ứng dụng bộ lọc hình ảnh, các nhà sản xuất bắt đầu thêm vào hiệu ứng và bộ lọc vào máy ảnh. Hai ví dụ kể trên là một phần trong các tùy chọn của Canon: hiệu ứng thu nhỏ Miniature Effect (tilt-shift) và Color Acent, cho phép đánh dấu một màu và chuyển toàn bộ màu sắc còn lại sang đơn sắc. Những hiệu ứng này cũng nhiều loại khác có thể tìm thấy ở nhiều loại máy ảnh, từ cao cấp tới bình dân, và kết quả cũng tốt hơn nhiều so với dùng ứng dụng.

9. Chỉnh sửa ngay trên máy ảnh

35004525_Nikon_Coolpix_S6200_dlighting.jpg
Nhiều máy ảnh mới cho phép bạn cắt cụp, thay đổi kích thước, làm mịn da, điều chỉnh ánh sáng (như tính năng D-Lighting của Nikon trong ảnh trên), xóa mắt đỏ, làm nét hình ảnh. Ngoài ra còn nhiều tùy chọn khác như thêm hiệu ứng, bộ lọc màu, thêm khung hình hay viền ảnh, thậm chí còn có thể vẽ lên ảnh với vài mẫu màn hình cảm ứng. Về cơ bản, bạn có nhiều cách để chỉnh sửa ảnh ngay trên máy mà không cần tới máy tính trước khi tải lên và in ra.

10. Quay phim

Sony_Cyber-shot_DSC-HX10V_8897_video_stills_620x350.jpg
Quay phim bằng máy ảnh tận dụng được nhiều lợi thế ở trên như ống kính zoom, bộ ổn định quang học, và cả khả năng chụp hình tĩnh trong khi quay. Tấm ảnh ở trên được chụp bằng Sony HX10V trong khi đang quay phim HD. Nhiều máy ảnh cho phép quay video sử dụng bộ lọc hay chế độ quay slow-motion.

 


Visited 922 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...