Cách chụp ảnh phong cảnh hoàn hảo

Cách chụp ảnh phong cảnh hoàn hảo

Cách chụp ảnh phong cảnh hoàn hảo

Dưới đây là những chuẩn bị cần thiết để có thể ghi nhận được bức ảnh phong cảnh làm say đắm lòng người.

Bước 1: Tìm điểm nhấn hoàn hảo

Hạn chế công sức, cũng như phí tổn hành trình, hãy có những chuẩn bị chu đáo trước khi lên đường. Tìm thông tin về nơi định đến, có thể qua sách báo, trên mạng, trong thư viện, hay tại văn phòng du lịch, để biết được những gì người ta đã làm, và những gì "sẽ được tốt hơn" nếu ta xuất hiện tại đó. Đừng mắc cỡ khi phải tham khảo hình ảnh của những nhà nhiếp ảnh đi trước, thậm chí họ có thể chỉ cho ta rất nhiều điều trước lúc khởi hành, với những ý nghĩa về giá trị không gì sánh được.
 
Một số thông tin bổ sung cũng hết sức cần thiết, như những dịch vụ kèm theo ở nơi đến tốt đến mức nào, phải lượng định trước những tình huống dã ngoại có thể gặp. Nói chuyện với các nhà nhiếp ảnh, trực tiếp hoặc trên mạng, để có được nhiều lời khuyên hữu ích về những nơi nên đến, cũng như tránh phí sức với những vùng không hấp dẫn. Và khi đã lên được một danh sách những vùng nên đến, thì những chuyến đi sẽ ít phải hối tiếc hơn.

Ảnh: Harold Hoyer

Bước 2: Chọn những điều kiện ánh sáng tốt nhất

Một cảnh đẹp có thể được chuyển tải với nguồn sáng tối ưu và tùy thuộc vào độ rộng lớn của cảnh mà bạn muốn ghi hình, nên một điều hết sức hiển nhiên phải quan tâm, đó là: mặt trời. Rất nhiều nhà nhiếp ảnh phong cảnh tin rằng những điều kiện sáng tốt nhất thường đến vào lúc sáng sớm, đó là khoảng một giờ trước và sau khi mặt trời mọc. Nhiều người khác lại cho rằng, chính lúc chiều tà, lại dễ tạo ra được những bức tranh đầy màu sắc. Đôi khi, ai đó lại cho rằng trong điều kiện mặt trời mùa đông, thì khoảng giữa ngày lại lý tưởng hơn… Tùy ý thích của mỗi người. 
Ngoài ra, vẫn rất cần tìm kiếm những vị trí tốt nhất, thiết lập những cài đặt tương thích và chờ "sự khởi động của thiên nhiên". Tùy vào điều kiện nơi chụp, cũng cần nhớ mang theo những vật dụng phụ như chiếc ghế xếp nhỏ, thức ăn nhẹ, nước uống, trang phục giữ ấm cơ thể… để có thể đủ sức chờ đợi. 



 Ảnh: Brent Danley

Bước 3: Bố cục sáng tạo

Một bối cảnh trơ trụi, trống vắng thường là những cảnh nhàm chán, vì vậy, hãy cố gắng tìm cách sắp xếp các yếu tố tạo bố cục cho ảnh phong cảnh của mình thật kỹ lưỡng. Hãy nghĩ về "chủ điểm hấp dẫn", cái gì sẽ khiến người xem phải lưu luyến. Hãy dạo bước quanh nơi chụp, để có thể may ra tìm được vị trí tối ưu, để có thể khớp được với những quy luật bố cục nhiếp ảnh truyền thống như: quy tắc phần ba, tính nhịp điệu, hay tỷ lệ vàng… 
Cần lưu tâm đến những yếu tố mang tính biểu trưng hình họa. Ví dụ như, đường chân trời, dáng núi hay hồ, xem nó chiếm bao nhiêu không gian trong bức hình, cũng như nó tương tác với những phần tử khác thế nào, và từ đó, tìm cách phối trí, để sao cho có được vị trí tối ưu trong khuôn hình
Những bóng đổ, ánh phản chiếu, có thể được đưa vào như những đường nét chính của bố cục chăng? Cần quan tâm đến các tiền cảnh, liệu có lôi kéo tầm nhìn của người xem vào được hay không, hay có tạo mối hỗ tương với các đường nét chính, như con đường, dòng sông hay đường rầy, để dẫn tầm mắt người xem "đi vào trong khuôn hình"
Trước mỗi cú bấm máy, hãy luôn tự hỏi: "trong khuôn hình này, chủ điểm hấp dẫn nhất là gì?", "cái bố cục này có nói lên được điều gì không?", "liệu ta đã đặt cái chủ điểm hấp dẫn đó vào nơi tốt nhất rồi hay chưa?" Hãy thật khách quan với chính mình, liệu cái mình cho là hấp dẫn, thì nó có khiến người khác cảm nhận đúng như thế hay không? Và sau hết, chỉ vì mình đang chụp một cảnh vật, hãy đừng bị bất kỳ ý thức về định hướng nào tác động đến mình, nhưng hãy tiếp nhận nó như những trải nghiệm tức thì.

Ảnh: Garry Schlatter

Bước 4: Thiết lập trong điều kiện lý tưởng nhất

Đặt độ cao của chân máy ở ngưỡng phù hợp nhất, để có được phối cảnh tối ưu. Nếu đặt quá thấp, sẽ khiến cảnh vật bị dẹp lại, còn khi đặt quá cao có thể khiến những tiền cảnh trở thành nghiêng lệch. Gắn bịch đá hay giỏ máy, hoặc vật nặng nào đó vào trụ giữa của chân máy, để làm tăng độ vững chắc của máy, tránh những cơn gió bất thường nơi hiện trường, nhất là ở những nơi trống. Cố gắng tìm được điểm "ngang" thật chuẩn, đừng để phải sửa lại đường chân trời nơi hậu kỳ, đôi khi rất khó khăn. 

Hãy tắt chức năng chống rung của ống kính, hay thân máy, một khi đã đặt lên chân ba, và chọn ngưỡng ISO tốt nhất trong máy, để có được chất lượng hình ảnh cao nhất. Khi phải dùng những trị số thời chụp thật dài, cần có những kinh nghiệm nhất định, nhất là khi phải chụp trong những điều kiện ánh sáng âm u của lúc bình minh, hay chạng vạng. Với những thời chụp dài thế này, nó sẽ khiến những biến thiên của thủy triều biển thành những mảng mờ ảo như sương khói, hay những đám mây bay ngang trời thành những dạng hình vô định, dễ tạo ra ấn tượng siêu thực hay một trạng thái biểu cảm nào đó. Trong một số điều kiện, mà ánh sáng vẫn còn khá mạnh trong ngày, thì việc dùng những kính lọc trung tính (ND), để làm giảm cường độ sáng, được xem như là tùy chọn lý tưởng, để có thể đạt được những thời chụp dài như mong muốn.
 Ảnh: midlander1231 

Dùng mode A (hay Av – Aperture Priority) để luôn kiểm soát được vùng ảnh rõ như ý muốn, và để có thể có được một khoảng rõ thật tốt cho hầu hết các trường hợp phong cảnh, thì người ta thường chọn trị số khẩu độ từ f11 đến f22. Chẳng ai cấm bạn sáng tạo, với những biến dụng ở khẩu độ mở lớn hơn, để có vùng ảnh rõ hẹp hơn, tập trung vào những chi tiết hấp dẫn nhất mà thôi. 
Nên vận dụng chức năng xem lại (Playback) để kiểm tra độ nét, cũng như chi tiết của hình ảnh xem có đạt yêu cầu chưa, cũng như độ chính xác của màu sắc, và đừng quên xem bảng histogram để biết độ chính xác về thời chụp của hình ảnh.

 

RAW là định dạng tối ưu để có thể chuyển tải được thông tin hình ảnh tốt nhất, trong hầu hết các tình huống, nếu như thiết bị cho phép, cùng bộ nhớ thẻ dồi dào. Chính nó sẽ giúp bạn có được hậu kỳ xử lý thật rộng rãi, về độ tương phản, màu sắc, thậm chí trị số thời chụp hoàn hảo, để từ đó, bạn có được những bức ảnh phong cảnh tuyệt vời.

Visited 665 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...