Kỹ Thuật Chụp Ảnh Một Cơn Bão Sắp Đến

Chúng ta nên sử dụng các thiết lập nào để chụp được những đám mây đen cho thấy sắp xuất hiện một cơn bão mà không làm mất chi tiết? Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu cách một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cố chụp tấm ảnh một cơn bão đang đến như thế nào. (Người trình bày: Rika Takemoto)

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/80 giây, EV+0,7)/ ISO 200/ WB: Daylight
Với ảnh này, tôi muốn thu hút sự chú ý vào những sự dịch chuyển và thay đổi ở các đám mây và cột mưa. Ngoài ra, tôi sử dụng một bố cục nằm ngang để khắc họa bầu trời rộng lớn nhằm cho thấy cơn bản tập trung như thế nào. Tôi cũng chú ý đến phơi sáng để đảm bảo rằng các chi tiết của những đám mây không bị mất.

 

Cảnh và phương án của tôi

Địa điểm chụp:
Một đài quan sát từ đó tôi có thể có cái nhìn không ảnh đối với thành phố.

Điều kiện thời tiết:
Thời tiết tốt. Có nhiều đám mây ở khu vực liền kề, nhưng có trời xanh ở hậu cảnh phía xa.

Những gì tôi muốn thể hiện:
Những điều kiện biến động của cơn bão. Có thể đạt được điều này bằng cách cho thấy rằng mưa đang rơi trong một khu vực tập trung, cơn bão xen lẫn với không gian yên bình xung quanh.

Bố cục:
Tôi quyết định sử dụng hướng nằm ngang để cho thấy những khu vực không bị ảnh hưởng bởi bão. Sử dụng bố cục quy tắc phần ba, tôi đặt thành phố ở phần ba bên dưới của màn hình, và bầu trời rộng lớn ở hai phần ba bên trên của màn hình. Để nhấn mạnh cơn mưa lớn và sự hiện diện của những đám mây vần vũ, tôi đặt những đám mây lớn mang mưa đến, cùng với cột mưa, vào giữa ảnh, và điều chỉnh tiêu điểm.

Ánh sáng và bố cục:
Vì ánh sáng từ trong đài quan sát có thể được phản chiếu lên kính, tôi đến sát kính cửa sổ và sử dụng một kính lọc phân cực (cũng được gọi là kính lọc PL) để loại bỏ hiện tượng lóa phản xạ, và để chụp cây cỏ trong thành phố và màu xanh của bầu trời một cách sống động hơn.
Khi tôi sử dụng mức phơi sáng thích hợp do máy ảnh quyết định, ảnh bị hơi tối và hơi kỳ lạ, do đó tôi điều chỉnh phơi sáng thành EV+0,7 để làm sáng ảnh.

 

Thủ Thuật 1: Để có được tốc độ cửa trập cao hơn, hãy sử dụng f/8

Với cảnh này, tôi cần một số f có độ sâu trường ảnh vì tôi muốn nhấn mạnh chi tiết và cảm giác ba chiều của những đám mây ở mức cao nhất có thể. Và vì tôi không thể sử dụng chân máy trong đài quan sát, số f tôi sử dụng cũng sẽ phải cho phép tôi chụp cầm tay ở tốc độ cửa trập cao mà không bị rung máy. f/8 đạt được sự cân bằng giữa cả hai yêu cầu này.

 

Thủ Thuật 2: Những điểm lấy nét làm cho đối tượng xuất hiện nổi bật – Những đám mây

Tôi lấy nét ở đối tượng chính – những đám mây khổng lồ mang mưa đến. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có độ tương phản thấp giữa sáng và tối, sẽ khó lấy nét bằng chức năng lấy nét tự động. Do đó, tôi lấy nét ở đường biên của những đám mây xám. Ngoài ra, một ý hay là hãy làm cho các rìa đám mây đúng nét. Điều này sẽ cho phép bạn chụp dễ dàng ngay cả khi điều kiện ánh sáng cũng như hình dáng của những đám mây không ngừng thay đổi.

 

Thủ Thuật 3: Tránh thiếu sáng bằng cách sử dụng bù phơi sáng – EV+0,7

Khi sử dụng mức phơi sáng do máy ảnh quyết định, màu trắng của những đám mây làm cho ảnh phần nào trông thiếu sáng. Do đó, tôi sử dụng bù phơi sáng để làm cho ảnh sáng hơn. Tuy nhiên, nếu ảnh quá sáng, kết cấu và tính ba chiều của những đám mây nặng nề sẽ bị mất, do đó với ảnh này, tôi cài đặt ở EV+0,7.

 

Thủ thuật bổ sung: Chụp từ một vị trí cao chẳng hạn như đài quan sát

Người ta nói rằng cơn mưa lớn tập trung ở các thành phố là do hiện tượng cô lập sức nóng xuất hiện ở những khu vực như thế. Nhiệt tỏa ra từ các thiết bị điều hòa không khí và xe cộ, cũng như từ nhựa đường, tăng cao hình thành nên những đám mây lớn dẫn đến những kiểu mưa bất thường chẳng hạn như mưa lớn tập trung. Vì hiện tượng này chỉ có ở những khu đô thị, khá khó chụp được những đám mây như thế trừ phi bạn có một điểm quan sát cao chẳng hạn như đài quan sát.

Visited 242 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...