Ảnh đen trắng, ảnh đơn sắc & Vài lưu ý khi chụp ảnh đen trắng
Chúng ta chuẩn bị có một cuộc thi ảnh đen trắng. Mình tranh thủ trước khi nó diễn ra, chia sẻ với anh em về loại ảnh đen trắng là thế nào. Mình chỉ chia sẻ một điều mà bản thân thấy nhiều người dễ nhầm nhất đó là ảnh đen trắng (b&w photography) và ảnh đơn sắc (monochrome photography). Sau đó là một vài lưu ý khi chụp đen trắng hoặc chuyển qua đen trắng từ ảnh màu.
1. Đen trắng hay đơn sắc?
Quan sát các tấm ảnh sau đây:
- Bức ảnh bên trái là đơn sắc xanh
- ức ảnh ở giữa là đơn sắc Sapia
- Bức ảnh bên áp phải là đen trắng
- Và bức ảnh màu gốc
Mon·o·chrome ˈmänəˌkrōm/ nguyên ngữ là một bức ảnh hay bức tranh được tạo thành bởi màu trắng và đen, hoặc chỉ bằng một màu nào đó khác. Quá trình thay đổi tông (toning) màu cho một bức ảnh đen trắng như kiểu tông nâu đỏ (sapia) cho bức ảnh hoàng hôn ấm áp hoặc mùa thu trong khi tông xanh cho bức ảnh diễn tả không gian lạnh lẽo, và nó không còn là bức ảnh đen trắng nữa, chúng là ảnh đơn sắc. Còn ảnh đen trắng, có thể “đậm nhạt”, như kiểu bạn đem một bức ảnh màu cho vào máy photocopy trắng đen, bản sao kết quả là một bức ảnh chỉ có hai màu đen và trắng, những chỗ màu đen nhạt đi do máy photocopy giảm mực vùng ảnh đó thì nó vẫn là đen.
2. Sắc độ xám
Chúng ta từng nghe nói đến Zone System do nhiếp ảnh gia Ansel Adams lập ra khi ông rất quan tâm đến chi tiết hình ảnh thể hiện từ vùng tối nhất đến vùng sáng nhất hoặc từ màu đen sang vùng trắng trên tấm phim của ông chụp. Ông luôn nghĩ về Zone Systems và với nó, ông đã có những bức ảnh vượt trội so với các nhiếp ảnh gia khác vào thời điểm đó. Chúng ta có thể tạm chia làm 3 vùng sắc độ cho dễ:
- “Shadows” là vùng tối của một cảnh vật.
- “Highlight” là vùng sáng của một cảnh vật.
- “Mid-tone” là mức độ khác nhau của màu xám giữa vùng tối nhất và vùng sáng nhất.
Zone System nguyên là 10 vùng sắc độ chuyển từ đen (0%) đến trắng 100%. Một bức ảnh có các vùng sáng tái hiện sự phản chiếu ánh sáng của vật thể tại mỗi vùng khác nhau, chênh lệch nhau từ 0% – 100%, tức là từ vùng tối nhất đến vùng sáng trắng. Nếu bức ảnh có dải sắc độ càng rộng, chi tiết ảnh còn càng nhiều, độ chuyển biên từ vùng này đến vùng khác càng mềm mại nhẹ nhàng thì ảnh càng thành công.
Không phải cứ tương phản gắt mạnh là bức ảnh đen trắng thành công!
Một bức ảnh đen trắng tốt đầy “biểu cảm” không phải cứ dùng phần mềm để tăng độ tương phản chênh lệch mạnh ba vùng của sắc độ xám là thành công. Rất nhiều bức ảnh đen trắng được người chụp làm cho tương phản quá lớn, mặt đối tượng hoặc mẫu vùng trắng vùng đen nổi gò nổi cục như bị bôi bẩn lên vậy. Nhiều bức đen trắng tương phản cao đến mức vùng trắng mất hết chi tiết, vùng đen mất hết chi tiết, kiểu như một vệt mực đắp vào một tờ giấy trắng để tạo hình gì đó. Như tấm dưới đây của mình thử:
Một bức ảnh đen trắng có dải màu rộng, sắc độ chuyển mềm mại từ trắng sang đen mới khó và nhiều biểu cảm hơn. Dù là ảnh chụp bằng phim hay số hoặc hâu kỳ bằng phần mềm… thì ảnh đen trắng, nhất là chân dung, phải đảm bảo được độ dịu dàng mềm mại trong chuyển sắc, các bước của sắc độ xám phải êm nhẹ, không gắt từ đen sang trắng. Thiệt khó nói, như trong nhạc giữa các nốt có dấu lặng ngắt quãng, syncope mà khi đàn dứt điểm từng tiếng là như độ chuyển âm gắt dứt quãng; êm dịu mềm mại là có dấu luyến giữa cụm nốt với nhau, chuyển dần âm nốt này âm vang qua nốt kế… Đại khái vậy.
Mình cố gắng rảnh sẽ thử so sánh nhiều cách chuyển bằng các phần mềm khác nhau, trên máy tính lẫn điện thoại, ảnh màu qua trắng đen. Giới hạn bài này, chúng ta thử xem xét hiển thị của Zone System trên phần mềm Silver Efex Pro 2 là phần mềm hoàn toàn miễn phí chuyên dùng chuyển hoặc xử lý ảnh trắng đen. Tải ở Link này.
Các bạn xem hiển thị từng zone trong bức ảnh dưới đây: đen (0) – trắng (10)
3. Ứng dụng Silver Efex Pro 2 miễn phí
Tải miễn phí tại ĐÂY
Hướng dẫn sử dụng tại ĐÂY
38 preset đen trắng gợi ý để bạn lựa chọn và chỉnh sửa thêm. Nhưng dẫu là phần mềm chỉnh thủ công hay preset… thì luôn lưu tâm đến dải sắc độ xám như nói bên trên.
4. Một số lưu ý khi chụp ảnh đen trắng
Ngay khi chụp, chúng ta phải cân nhắc là quyết định chụp đen trắng hay màu, vì mỗi thứ đều có những đặc điểm riêng. Sự lựa chọn đen trắng hay màu căn cứ theo bối cảnh chụp, tính chất của chủ đề và mục đích của bức ảnh. Không nên chụp đại rồi về không biết phải chỉnh sửa thế nào, hoặc ảnh không nét, thôi thì chuyển qua đen trắng
Nếu so sánh hai bức ảnh chụp cùng một chủ đề trong cùng một điều kiện – một bức đen trắng và một bức màu – thì sự khác biệt lớn nhất giữa hai bức ảnh là bức ảnh màu cho ta ấn tượng “tự nhiên” và “hiện thực” nhiều hơn là bức đen trắng. Do đó, muốn diễn đạt càng hiện thực càng tốt thì nên chọn ảnh màu, còn muốn chọn cách diễn đạt trừu tượng gì gì đó hơn thì chọn đen trắng. Còn nếu bức ảnh hoàn toàn phụ thuộc vào ý niệm của người chụp, không còn phụ thuộc chủ đề chụp, thì ảnh gì cũng được, đen trắng hay màu không còn quan trọng, khi đó quan trọng là cái nào giúp diễn tả tốt nhất ý niệm của người chụp mà thôi. Tính hiện thực không còn cần nữa.
Nhưng, nếu chọn chụp ảnh đen trắng, có mấy lưu ý sau:
- Chụp ảnh RAW
Nhiều máy ảnh cho phép chụp monochrome file ảnh JPG ngay khi chụp. Không phải tất cả các cảm biến đều làm tốt việc này khi chụp ảnh màu rồi chuyển sang trắng đen luôn. Nên, an toàn nhất và để hậu kỳ chuyển từng kênh màu sang sắc độ xám đúng ý nhất, nên chụp RAW. - Chụp ảnh màu
Nếu máy ảnh không cho phép chụp RAW, thì nên chụp ảnh màu rồi về chuyển đen trắng. Bởi vì nếu bạn chụp ảnh màu thì file ảnh chứa nhiều thông tin về sắc hơn là chọn chụp chế độ ảnh đơn sắc (monochrome) trên máy ảnh. Điều này giúp rất nhiều khi hậu kỳ chuyển qua đen trắng theo mỗi kênh màu, đúng ý hơn - Chụp ISO thấp
Từng thấy nhiều người tăng ISO để ảnh đen trắng lấm tấm hạt nhiễu (noise) cho giống ảnh phim. Thực tế là hạt nhiễu kỹ thuật số do ISO cao rất khác với hạt “grain” của phim. Cái này ai chụp phim rất dễ hiểu. Tốt nhất là bạn cứ chụp ISO thấp nhất có thể, ảnh mềm mịn nhẹ nhàng, nếu thích hạt thì hậu kỳ thả hạt vào. - Chụp khi nào?
Kinh nghiệm chụp đen trắng là có độ tương phản thấp. Những ngày tiết trời u ám thiếu sáng lại là những ngày rất tốt để chụp đen trắng. Dải sắc độ chuyển từ trắng sang đen càng rộng thì bức ảnh đen trắng đó càng thành công. Nếu bấy lâu bạn hay chán vì “trời âm u quá thôi ở nhà!” thì nay bạn hãy xách máy ra khỏi nhà chụp đen trắng thử. - Cấu trúc bố cục
Gần giống như ảnh màu, chỉ có khác là không còn kiểu bố cục bằng màu sắc để dẫn dắt người xem nữa. Bạn phải chú ý các yếu tố như: đường nét sáng tối, cấu trúc bức ảnh, độ chuyển tông màu (sắc độ xám), chú ý vùng tối & vùng sáng… chúng là điểm thu hút người xem một bức đen trắng.
Theo : tuanlionsg / tinhte.n